Trà Hoa Cúc Hữu Cơ Thiên Lương – Tại sao lại được nhiều người yêu thích?

Trà hoa cúc hữu cơ Đông Y Thiên Lương

Trà hoa cúc hữu cơ Thiên Lương – Tại sao lại được nhiều người yêu thích?
Để tạo ra được những cánh hoa cúc màu sắc vàng tươi, trà hoa cúc có hương thơm quyến rũ thì phải trải qua rất nhiều công đoạn cẩn thận và tỉ mỉ: Chọn giống, chọn đất, trồng cây, chăm sóc cây, thu hái, chế biến, bảo quản …

Chọn giống

Có hàng nghìn loại hoa cúc khác nhau: cúc tổ ong, cúc vạn thọ, cúc cánh mai, cúc trắng, cúc đại đóa, cúc vàng, cúc bách nhật… Ngoài việc tạo cảnh quan, hoa cúc còn là một loại thảo dược tốt cho sức khỏe con người. Người ta thường dùng cúc khô và tươi để chế biến thành THoa Cúc. Hoa cúc còn có mặt rất nhiều các bài thuốc cổ phương và gia truyền. Tuy có nhiều giống như vậy nhưng quý nhất vẫn là giống cúc nhỏ trắng (cúc đinh hương, bạch cúc) hoặc vàng (hoàng cúc, kim cúc).

Cam cúc hoa hữu cơ - một trong hai loài quý mang dược tính tốt nhất (Nguyên liệu làm Trà Hoa Cúc)
Cam cúc hoa hữu cơ – cúc Tiến Vua (Nguyên liệu làm Trà Hoa Cúc)
Cúc đinh hương hữu cơ - một trong hai loài cúc quý nhất và mang dược tính tốt nhất.
Cúc đinh hương hữu cơ – một trong hai loài cúc quý nhất và mang dược tính tốt nhất.

 

Chọn cá thể giống đạt tiêu chuẩn

Các cây được chọn phải là những cây xanh tốt, khỏe mạnh, ít sâu bệnh và có bộ rễ phát triển. Nên chọn cây giống được thuần hóa qua nhiều thế hệ theo quy trình canh tác hữu cơ (tăng sức đề kháng với bệnh tật). Nếu đi mua cây con về trồng cần phải phân loại cây. Các cây có hình dáng, kích thước, bộ rễ, sức sống như nhau trồng thành 1 luống. Các cây yếu hơn trồng luống khác để tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch sau này.

Chọn đất trồng

Cúc là loài có bộ rễ chùm ăn ngang phát triển mạnh với độ sâu từ 5-20cm và có rất nhiều rễ phụ. Do vậy loại đất thích hợp cho hoa cúc là đất thịt nhẹ giàu mùn hoặc đất cát pha tơi xốp, đặc biệt là đất phù sa mới có bề mặt bằng phẳng, thoát nước tốt, có nguồn nước tưới không bị ô nhiễm. Độ pH phù hợp trên đất trồng là từ 6 đến 6,5.

Nếu trồng Cúc trên đất trũng, ẩm thấp, bí, đất chua, dẫn tới thiếu oxy và ảnh hưởng tới hoạt động của các vi sinh vậy trong đất, quá trình phân giải chất hữu cơ chậm thì bộ rễ kém phát triển. Điều này ảnh hưởng tới việc hút dinh dưỡng của cây, dẫn đến hiện tượng cây còi cọc, lá úa vàng, sức đề kháng giảm hay bị mắc nấm bệnh, không thích hợp với canh tác hoa cúc theo tiêu chuẩn hữu cơ. Muốn biết rễ có khỏe hay không ta nên bới đất quan sát rễ, nếu thấy rễ ra nhiều, đầu rễ mập trắng có nhiều lông tơ (lông hút) là bộ rễ khỏe.

Cần chọn vườn hữu cơ có đầy đủ ánh sáng, thông thoáng và có thể luân canh với lạc xuân hàng năm để cải tạo đất.

Chuẩn bị đất trước khi trồng

Phân bón lót cho một sào Bắc bộ bao gồm: 1 tấn phân vịt hoặc phân bò ủ hoai mục + 200 kg phân dê hoai mục + 100 kg trấu hun. Các loại phân trên trộn đều với đất sau đó dùng cỏ vetiver che phủ để tránh mưa rửa trôi và cỏ mọc, đợi đến khi trồng thì cào cỏ ra.

Đất cho trồng cúc hoa hữu cơ cần phải được cày sâu bừa kỹ, phơi ải để tăng cường sự hoạt động của vi sinh vật hiếu khí, tăng cường sự lưu thông khí trong đất, giúp đất giữ nước giữ phân tốt. Tùy theo kết cấu đất mà mức độ cày bừa khác nhau. Với đất phù sa chỉ cần cày, bừa qua rồi lên luống. Với đất thịt trung bình và thịt nặng phải phay đất nhiều lần. Tuy nhiên, không làm đất quá nhỏ, phá vỡ kết cấu của đất khiến cho đất dễ bị đóng váng khi mưa hoặc khi tưới đẫm, mất đi độ tơi xốp cần có.

Kỹ thuật trồng

Lên luống: Lên luống cao 20-40 cm tùy mức độ thoát nước, luống cách luống từ 80cm đến 1m (rãnh) để có đủ đất cho việc đè thân cúc và có đủ không gian để đưa máy phay vào phay đất.

Đánh rạch – rải phân rạch – trồng cúc hoa hữu cơ:

  • Chọn ngày râm mát hoặc trồng vào buổi chiều mát.
  • Đánh rạch với độ sâu thích hợp là 25-30 cm, rạch cách rạch 45-50cm.
  • Rải hỗn hợp trấu hun + phân trùn quế + phân dê vào rạch vừa đánh.
  • Cào đất trộn lẫn đất và hỗn hợp phân.
  • Đánh rạch phụ song song với rạch chính để lấy đất phủ lên bề mặt hỗn hợp phân + đất vừa trộn tránh tiếp xúc trực tiếp giữa cây con và phân.
  • Đặt cây giống mật độ mỗi cụm 2-3 cây, cụm cách cụm 6-7 cm.
  • Đánh rạch mới đồng thời lấy đất đó phủ lên thân cây.
  • Dùng tay ấn chặt vào gốc cây sau khi trồng.
  • Tiếp tục thực hiện quy trình cho đến hết luống.
  • Tưới nước.
  • Che phủ bằng cỏ vetiver hoặc thân cây đỗ lạc có tác dụng giữ ẩm cho cây, hạn chế sự đóng váng lớp đất mặt, làm cho nước tưới có thể xuống rễ một cách dễ dàng và là môi trường trú ngụ cho hệ vi sinh vật
  • Sau từ 3-5 ngày cây bén rễ thì vạch cỏ che phủ tạo không gian cho cây phát triển.
  • Tưới nước trong những ngày đầu cần hết sức nhẹ nhàng tránh lay gốc, trôi cây. Hạn chế để các lá ở dưới dính vào đất hoặc bùn đất bắn lên lá non làm bít các khí khổng, ảnh hưởng đến sự quang hợp, hô hấp và sự bốc hơi nước của bộ lá khi cây chưa hồi xanh trở lại.
Cúc hoa hữu cơ được che phủ bằng thân cây và vỏ đỗ lạc.
Cúc hoa hữu cơ được che phủ bằng thân cây và vỏ đỗ lạc.

Chăm sóc

Tưới nước: 10 – 15 ngày sau khi trồng, tưới nước ngày 2 lần (sáng, chiều). Sau khi cây đã bén rễ, hồi xanh tưới ngày 1 lần vào buổi sáng.

Bón phân (lượng dùng cho 1 sào Bắc bộ):

  • Bón thúc lần 1 (sau 20 ngày trồng) : 100kg phân dê pha loãng tưới, kết hợp phun bón lá vi sinh.
  • Bón thúc lần 2 (sau 30 ngày trồng): 200kg phân vịt ủ hoai mục + 100kg phân dê kết hợp xới rãnh luống vun đất đè giữa khóm cúc chia đều các cây ngả về 2 bên mặt luống.
  • Khi cây cúc phát triển dài 20 – 25 cm, tiếp tục xới đất rãnh luống vun đè kín thân cây để lộ phần ngọn 4 – 5 cm. Sau 2 – 3 ngày bấm bỏ triệt để các búp ngọn cây, kết hợp phun bón lá vi sinh đậu tương cho cây tăng trưởng nhanh, phát sinh nhiều cành mầm mới, giúp tăng năng suất cúc hoa hữu cơ.
  • Làm tương tự như vậy, sau 3 – 4 lần cây cúc đã phát triển kín luống vồng lên hình mui luyện khi nở hoa trông vô cùng đẹp mắt.
  • Lượng phân bón sau mỗi lần đè đất cho cây: 200 kg phân vịt ủ hoai mục + 100 kg phân dê, kết hợp phun bón lá vi sinh đậu tương khi mầm ngọn và lá non mới hình thành.
  • Bón thúc 100 kg phân dê khi ruộng cúc phân hóa mầm hoa.
  • Sau mỗi lần thu hái sản phẩm làm trà hoa cúc, rắc 100 kg phân chuồng hoai mục + đất mịn lên mặt luống, kết hợp tưới nước để rửa trôi đất và phân còn vương dính trên các cành hoa.
  • Luôn giữ ẩm ruộng cúc bằng cách dẫn nước vào rãnh cho thẩm thấu lên mặt luống rồi rút cạn. Cây cúc không chịu được ngập nước, nếu có mưa lớn cần  rút kiệt nước kịp thời.

 

Phòng trừ sâu bệnh

Hoa cúc là cây trồng khá ít sâu bệnh. Một số đối tượng có thể gây hại cúc là: Rệp muội đen, sâu xanh, sương mai…Phòng trừ sâu bệnh cho hoa cúc hữu cơ cần được tuân thủ theo quy trình chung của canh tác hữu cơ. Các biện pháp thường dùng:

  • Thiên địch: dùng các loại ong mắt đỏ, bọ dừa ăn thịt, nhện ăn thịt, bọ ngựa, kiến vàng, kiến ba khoang, bọ đuôi kìm, chim sâu, cóc nhái… để khắc chế các loại sâu hại.
Chú cóc hữu cơ - thiên địch diệt trừ sâu bệnh - người bạn tốt của cúc hoa hữu cơ
Vườn hữu cơ có rất nhiều cóc – thiên địch mũi nhọn của Hoa cúc hữu cơ.
Bọ rùa ăn thịt hữu cơ - thiên địch diệt trừ sâu bệnh - người bạn tốt của cúc hoa hữu cơ
Bọ rùa – thiên địch của sâu bệnh – người bạn tốt của hoa cúc hữu cơ
  • Bắt sâu, ổ trứng, loại bỏ cành lá, cây bị bệnh…
  • Dùng bẫy bả chua ngọt, đèn bắt bướm, côn trùng…
  • Phun các chế phẩm sinh học để trừ sâu bệnh như: dung dịch gừng, ớt, tỏi, rượu, thuốc lào, lá neem…
  • Sử dụng chế phẩm nấm bạch cương – nấm cương tàm tác động lên sâu bệnh nhờ độc tố beauvericin. Khi gặp cơ thể sâu, bào tử của loại nấm này sẽ nảy mầm mọc thành sợi nấm đâm xuyên qua tàng vỏ kitin của sâu và phát triển cực kỳ nhanh trong cơ thể của côn trùng và tiêu diệt chúng.
Ngoài tác dụng diệt sâu bọ Nấm cương tàm còn là một vị thuốc quý.
Ngoài tác dụng diệt sâu bọ, Bạch cương tàm còn là một vị thuốc quý.
  • Trồng các loại cây thu hút sâu bệnh như dâm bụt (rệp), sả, hương nhu, dã quỳ, cúc vạn thọ đuổi côn trùng.
  • Thực hiện luân canh: làm đất tăng độ phì nhiêu và điều hoà chất dinh dưỡng và xen canh: tận dụng đất, ánh sáng và giảm sâu bệnh…

Thu hái, chế biến, bảo quản

Thời điểm vàng để thu hái: lúc sáng sớm khi các bông hoa chớm nở là thời điểm hoa chứa nhiều tinh dầu nhất, mang dược tính tốt nhất và làm trà hoa cúc đạt chất lượng cao nhất.

Hoa được sấy bằng máy sấy lạnh từ 10 đến 35 độ C và đồng thời được khử khuẩn bằng tia UV nên giữ nguyên được màu sắc, hương vị, hoạt chất. Trà hoa cúc sẽ đặc biệt thơm ngon khi sử dụng cúc sấy lạnh.

Sau khi được sấy khô (thủy phần 5%), hoa cúc được hút chân không và bảo quản trong kho lạnh từ 5-10 độ C. 

Trà Hoa Cúc Hữu Cơ Thiên Lương là sản phẩm chứa đựng rất nhiều tâm huyết, trí tuệ, công sức của Đông Y Thiên Lương. Chúng tôi luôn mong muốn có thể lan tỏa giá trị tốt đẹp của nông nghiệp hữu cơ đối với môi trường, sức khỏe của cộng đồng!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975 04 03 06