Vị thuốc ngạnh mễ

1 Giới thiệu về vị thuốc ngạnh mễ

  • Vị thuốc ngạnh mễ hay còn gọi là Nhu mễ, gạo hạt tròn, gạo nếp,…
  • Ngạnh mễ được trồng phổ biến ở trong nước và các nước trong khu vực.
  • Tính vị: Có vị ngọt, tính ấm; vào ba kinh Vi, Tỳ và Phế.
  • Thành phần: Vitamin A, B, D và E, mỡ 20%, hydratcarbon, aloic, protein, adenin,lignoxeric, cholin, acid arachidic, palmitic, phytosterin.

Vị thuốc ngạnh mễ (nhu mễ)

2.Tác dụng

Tác dụng của bồi bổ khí huyết, cân bằng thể. Gạo lâu năm vị hơi mặn chua, tính ấm, ích khí kiện tỳ, thông huyết mạch, giải uất, hỗ trợ tiêu hóa. Gạo Nếp (nhu mễ) ngọt ngon, dẻo, tính ấm.

3. Công dụng

  • Có chứa rất nhiều năng lượng.
  • Là một thành phần quan trọng bữa ăn của chúng ta, nuôi dưỡng và cân bằng cơ thể. 
  • Có tác dụng chữa bệnh và giải độc.
  • Rất hiệu quả cho những người ăn uống kém tiêu, không muốn ăn, còn chữa các bệnh phù do thiếu vitamin.
  • Gạo nếp dùng chữa đau bụng, nôn mửa và tiểu tiện ra chất nhờn (dưỡng trấp).
  •  Rễ và thân của nhu mễ là thuốc lợi tiểu. Vỏ thóc dùng làm thuốc đắp cho dịu.

4. Phương thuốc ngạnh mễ chủ trị.

  • Chữa chứng ho ra máu, thuộc chứng Phế âm hư: A giao 60g,Chích thảo 10g, Nhu mễ 40g,Ngưu bàng tử 10g, Mã đậu linh 20g, Hạnh nhân 6g. Các vị tán mịn, mỗi lần uống 8g, hoặc sắc uống. Tác dụng: Dưỡng âm bổ Phế, chỉ khái huyết. (Bổ Phế A Giao Thang).
  • Chữa viêm loét dạ dày – tá tràng: Ngạnh mễ, Cam thảo, Mai mực, Mẫu lệ nung, Kê nội kim, Hoàng bá mỗi loại 50g, làm khô, xay bột mịn, ngày uống 20 – 30g với nước ấm.
  • Chữa xót ruột: Ngạnh mễ, đậu xanh vừa đủ dùng để nấu cháo ăn. 
  • Chữa phụ nữ sau sinh thiếu sữa: Ngạnh mễ và Móng giò heo 1 cái gia vị mắm muối để nấu cháo ăn.
  • Giải phiền nhiệt trong trường hợp sốt cao, ra nhiều mồ hôi, háo khát: Dùng Nhu mễ, lá Tre hay Cỏ lá tre vừa đủ sắc uống. Có thể thêm bột thạch cao 10-13g cùng uống. 
  • Nôn mửa hay ỉa chảy háo khát, rối loạn tiêu hoá: Dùng Nhu mễ sắc uống thay nước và thay ăn. 
  • Chữa nôn ói không dứt: Nhu mễ 20g, Gừng củ 3 lát, sắc uống (Nam dược thần hiệu). 
  • Giải nhiệt: Nhu mễ 100g  thêm 2 – 3 lít nước, đun kỹ. Để nguội, uống hằng ngày, nhất là ngày nóng bức, có tác dụng giải nhiệt, giải khát, chống say nắng. 

5. Lưu ý khi dùng.

  • Người đau dạ dày, huyết áp, tim mạch: Tinh bột trong gạo sẽ làm tăng axit dịch vụ nên dễ bị ợ chua. Bệnh nhân huyết áp, tim mạch cũng không nên dùng gạo nếp.
  • Người nóng máu: Đồ nếp làm tăng nhiệt độ cơ thể dẫn đến nổi mụn và dễ cáu giận.
  • Nhu mễ chứa nhiều amilopectin nên rất khó tiêu, cho nên trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy, người Tỳ Vị quá hư nhược không nên ăn nhiều nếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975 04 03 06