Chữa đau dạ dày bằng Đông y có hiệu quả không?

trao nguoc da day

Chữa đau dạ dày bằng Đông y là phương pháp hiện nay được nhiều người áp dụng. Nguyên nhân là bởi những bài thuốc này đều chứa các thành phần dược liệu tự nhiên an toàn, tốt cho sức khỏe, ít gây tác dụng phụ và có thể dùng lâu dài. Cùng Đông y Thiên Lương tìm hiểu kỹ hơn về những bài thuốc Đông y chữa dạ dày trong bài viết dưới đây nhé!

1. Bệnh đau dạ dày là gì?

Bệnh đau dạ dày trong Đông y có tên gọi là Vị quản thống, thường bao gồm các triệu chứng như đau vùng thượng vị kèm theo ợ chua, ợ hơi, nôn mửa, có khi nôn ra máu, đi ngoài ra phân có màu đen, cơ thể mệt mỏi kèm theo hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, nhanh sụt cân.

2. Tại sao nên chữa đau dạ dày bằng Đông y?

Hiện nay, điều trị viêm dạ dày bằng thuốc Tây y khá phổ biến do đặc tính dễ sử dụng,  phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, việc dùng thuốc Tây y kéo dài để trị bệnh có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn.

Một số tác dụng phụ thường gặp ở người bệnh sử dụng thuốc Tây y chữa đau dạ dày có thể kể đến là: rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón), rối loạn thần kinh trung ương (hoa mắt chóng mặt, nhức đầu) khi dùng kháng sinh điều trị vi khuẩn HP; các thuốc ức chế acid dạ dày làm tăng độ PH tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư dạ dày,…

Hầu hết các thuốc Tây y dùng điều trị đau dạ dày đều không dùng được cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

Chính vì những lý do nêu trên, ngày càng có nhiều người tìm đến cách điều trị dạ dày bằng đông y bởi sự hiệu quả cũng như an toàn khi dùng thuốc. Đa số các nguyên liệu trong các bài thuốc Đông y chữa bệnh dạ dày là các vị thuốc thảo dược tự nhiên, lành tính, dùng lâu dài không hại và cho hiệu quả không kém thuốc Tây y.

Thảo dược Thiên Lương chữa đau dạ dày bằng Đông y
                    Thảo dược Thiên Lương

3. Các nguyên nhân gây bệnh và bài thuốc chữa đau dạ dày bằng Đông y

 

STT NGUYÊN NHÂN TRIỆU CHỨNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BÀI THUỐC
1 Tỳ vị hư hàn Đau vùng thượng vị liên miên, nôn nhiều, mệt mỏi. Đỡ hơn khi xoa bóp và chườm nóng. Người bệnh còn có cảm giác đầy bụng, nôn ra nước trong, sợ lạnh, tay chân lạnh. Đi ngoài phân lỏng, nát, có lúc thì táo bón. Ở lưỡi có rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhợt, mạch hư tế. Ôn trung kiện tỳ Hoàng kỳ kiến trung thang

Hương sa lục quân tử thang

2 Can khí phạm vị Đau hai bên sườn và bụng chướng, đau. Bụng cồn cào, ợ chua, nôn mửa. Tâm lý người bệnh thay đổi, dễ nóng giận, hay khó chịu. Rêu lưỡi vàng, mạch huyền. Sơ can hoà vị Nhị trần thang gia

Tiêu dao tán

3 Vị âm hư Đau âm ỉ vùng thượng vị, táo bón. Người bệnh chán ăn, miệng khô, lưỡi đỏ khô, mạch tế sác. Tư âm dưỡng vị Sa sâm mạch đông thang 
4 Hàn tà phạm vị Vị quản đau từng cơn, sợ lạnh thích nóng, có nóng thì đau giảm, không khát, nếu uống thì nóng, rêu lưỡi trắng, mạch khẩn khi có cơn đau Ôn trung tán hành chỉ đau Lương phụ hoàn

Bán hạ hậu phác thang

5 Ứ huyết Đau dữ dội ở vị trí nhất định, cự án, ấn vào đau tăng thêm, ấn vào khó chịu, chia làm hai loại thực chứng và hư chứng Hoạt huyết thông lạc Thất tiếu tán

Cách hạ trục ứ thang

6 Nôn chua Chứng nhiệt: nôn chua, tâm phiền, họng khô, miệng đắng, mạch sác Tả can thanh hỏa Tả kim hoàn
Chứng hàn: nôn chua, ngực sườn trướng khó chịu, ợ hơi, mạch huyền, rêu lưỡi trắng Ôn trung lý khí Hương sa lục quân tử thang
7 Cồn cào trong dạ dày Vị nhiệt: cồn cào, khát, thích mát, mồm hôi, tâm phiền, rêu vàng, mạch sác Thanh nhiệt hòa trung Ôn đởm thang
Vị hư: cồn cào, miệng nhạt, ăn xong bụng căng trướng, mạch hư, lưỡi nhợt Kiện tỳ hòa vị Tứ quân tử thang
Huyết hư: cồn cào, tim đập, đầu váng, sắc mặt bệch, lưỡi nhợt, mạch tế Bổ ích tâm tỳ Qui tỳ thang
8 Vị khí hư Dạ dày đau âm ỉ, ấn vào thì giảm đau, không thiết ăn uống hoặc khó tiêu, ăn vào lại nôn ra, kèm các chứng hụt hơi, sắc mặt vàng bủng, chất lưỡi nhợt, mạch hư nhược Bổ ích vị khí Hoàng kỳ kiến trung thang
9 Vị hàn Vị quản đột ngột đau giữ dội, cự án, cảm thấy cục bộ giá lạnh, gặp lạnh thì đau tăng, gặp ấm thì đau giảm, hàn khí ngưng trệ, khí huyết không thông Ấm vị tán hàn Lương phụ hoàn
10 Khí trệ Thường gặp trong trường hợp vừa loét dạ dầy vừa loét hành tá tràng, đau vùng thượng vị lan ra sườn, xuyên ra sau lưng, bụng đầy trướng, cự án, ợ hơi, ợ chua, lưỡi đỏ, rêu trắng hoặc vàng mỏng, mạch huyền Hoà can, lý khí ,sơ gan giải uất sơ can hoà vị Gia vị tam hương thang
11 Hoả uất Vùng thượng vị đau nhiều, đau nóng rát cự án, miệng khô, ợ chua, đắng miệng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác Sơ can tiết nhiệt Hóa can tiễn phối hợp với Tả kim hoàn gia giảm
12 Thực tích Vị quản trướng khó chịu, nặng thì đau, ợ hôi, nuốt chua, nôn thức ăn chưa tiêu, nôn xong đau bụng giảm hẳn, hoặc đại tiện không thông khoái, rêu lưỡi dầy cáu Tiêu thực đạo trệ Tiêu thực thang

 

4. Thành phần các bài thuốc 

  • Bài thuốc Hoàng kỳ kiến trung thang 

Hoàng kỳ: 16g                                   Nhục quế: 8g

Sinh khương: 6g                               Bạch thược: 8g

Cao lương khương: 6g                     Hương phụ: 8g

Cam thảo: 6g                                    Đại táo: 12g

Cách dùng: bỏ tất cả các nguyên liệu trên vào ấm, thêm nước và sắc lấy nước uống hằng ngày.

Nếu người bệnh có triệu chứng đầy bụng, ợ hơi thì thêm chỉ xác, mộc hương mỗi loại 6g.

Nếu bụng nhiều nước, nôn ra nước trong thì thêm quế chi, bán hạ chế 8g, phục linh 8g.

  • Bài thuốc Hương sa lục quân tử thang 

Đảng sâm: 9g                  Bạch truật: 9g

Phục linh: 12g                 Cam thảo: 6g

Trần bì: 6g                       Bán hạ: 9g

Mộc hương: 6g               Sa nhân: 6g

Nếu người bệnh có khí hư nhiều thì thêm hoàng kỳ 12g vào và sắc chung, lấy nước uống.

  • Bài thuốc Nhị trần thang

Trần bì: 8g                     Bán hạ: 8g

Phục linh: 12g               Cam thảo: 8g

Hoàng liên: 8g               Ngô thù du: 8g

  • Bài thuốc Tiêu dao tán 

Sài hồ: 12g                   Bạch thược: 12g

Bạch linh: 12g             Bạch truật: 12g

Cam thảo: 8g              Đương quy: 12g

Sinh khương: 3g

Cách dùng: cho các nguyên liệu trên vào ấm, thêm nước và sắc lấy nước uống hằng ngày.

  • Bài thuốc Sa sâm mạch đông thang 

Sa sâm: 12g              Mạch môn đông: 12g

Ngọc trúc: 9g             Thạch hộc: 12g

Bạch nhược: 12g       Cam thảo: 6g

Cách dùng: bỏ tất cả các nguyên liệu vào ấm, thêm nước và sắc lấy nước uống hằng ngày.

  • Bài thuốc Lương phụ hoàn

Cao lương khương (củ riềng).

 Hương phụ đều bằng nhau.

Tán bột, làm hoàn, ngày uống 4-8 gam với nước chín, ngày 2-3 lần. Công dụng: Ôn trung tán hàn, chỉ vị thống.

  • Bài thuốc Bán hạ hậu phác thang

Bán hạ: 6g             Phục linh: 12g

Hậu phác: 8g        Tử tô diệp: 8g

Sinh khương: 3g

Cách dùng: sắc ngày 1 thang sắc làm 2 lần

  • Bài thuốc Thất tiếu tán

Ngũ linh chi: 20g                        Bồ hoàng: 20g

Cách dùng: Ngày một thang sắc uống, tùy chứng và thể trạng của bệnh   nhân mà dùng liều lượng, gia giảm cho thích hợp.

  • Bài thuốc Cách hạ trục ứ thang

Ngũ linh chi: 12g             Đương quy: 12g

Xuyên khung: 8g              Đào nhân: 12g

 Đan bì: 8g                         Xích thược: 8g

Ô dược: 8g                        Huyền hồ sách:  4g

Cam thảo: 12g                  Hương phụ: 6g

Hồng hoa: 12g                   Chỉ xác: 6g

Cách dùng: ngày dùng 1 thang, sắc nước, chia làm hai lần uống.

  • Bài thuốc Tả kim hoàn

Hoàng liên (sao nước Gừng): 120g

Ngô thù (ngâm nước muối): 20g

Cách dùng: tán bột làm viên, ngày uống 4-6g.

  • Bài thuốc Hương sa lục quân tử thang

Nhân sâm: 10g          Phục linh: 9g

Bạch truật: 9g            Cam thảo: 6g

Trần bì: 9g                 Bán hạ: 12g

Sa nhân: 6g               Mộc hương: 6g

Cách dùng: sắc nước uống.

  • Bài thuốc Ôn đởm thang

Bán hạ: 8 – 12g        Trần bì: 8 – 12g

Cam thảo: 4g            Phục linh: 12g

Trúc nhự: 8 – 12g     Chỉ thực: 8 – 12g

Sinh khương: 3 lát    Đại táo: 2 quả

Cách dùng: sắc nước uống.

  • Bài thuốc Qui tỳ thang

Nhân sâm: 12g            Long nhãn nhục: 8g

Hoàng kỳ sao: 12g      Bạch truật: 12g

 Đương quy: 8g              Phục thần: 12g

Toan táo nhân: 12g       Viễn chí: 4g

Mộc hương: 2g              Chích cam thảo: 2g

Cách dùng: sắc nước uống.

  • Bài thuốc Gia vị tam hương thang

Hương phụ: 25g              Mộc hương: 5g 

Hoắc hương: 15g             Trần Bì: 15g 

Phật thủ: 15g                    Tam tiên: 45g 

Lai phục tử: 40-50g          Binh lang: 10g 

Cam thảo: 10g

Cách dùng: sắc nước uống.

  • Bài thuốc Hóa can tiễn phối hợp với Tả kim hoàn gia giảm

Thanh bì: 08g                           Bạch thược: 12g

Chi tử: 08g                               Đan bì: 08g

Trần bì: 06g                              Hoàng liên: 08g

Bối mẫu: 08g                            Ngô thù: 04g

Trạch tả: 08g

Cách dùng: Sắc uống ngày một thang chia sáng, chiều.

  • Bài thuốc Tiêu thực thang

Vỏ vối: 20g          Vỏ quýt: 20g

Vỏ rụt: 30g           La bặc tử: 16g

Chỉ thực: 20g

Cách dùng: làm hoàn hồ, uống 2 lần, mỗi lần 8g với nước chè nóng.

Bên cạnh tác dụng điều trị bệnh đau dạ dày, các bài thuốc Đông y cũng giúp nâng cao hiệu quả chức năng gan thận, giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn, tăng sức đề kháng và nâng cao sức khỏe. Ngoài ra, sử dụng thuốc Đông y điều trị đau dạ dày tốn ít chi phí hơn so với các phương pháp điều trị khác (nhất là phương pháp phẫu thuật).

Để điều trị bệnh hiệu quả, người dùng cần chú ý sử dụng những nguyên liệu chất lượng, được cung cấp bởi các cơ sở uy tín. Đông y Thiên Lương tự hào là cơ sở cung cấp các sản phẩm đông y chất lượng và uy tín trên thị trường. Một số sản phẩm mà chúng tôi cung cấp có thể giúp ích cho việc điều trị bệnh đau dạ dày như: hoàng kỳ, đại táo, đảng sâm, đương quy,…

 

.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975 04 03 06