Bổ cốt chỉ là một loại dược liệu quý, đặc biệt có tác dụng bổ thận tráng dương và trị tiêu chảy rất hiệu quả.
1. GIỚI THIỆU VỀ BỔ CỐT CHỈ
Bổ cốt chỉ là một loại dược liệu có tác dụng tráng dương, ôn thận, chỉ tả, ổn thận, súc niệu, ôn tỳ. Do đó dược liệu thường dược sử dụng để điều trị liệt dương, di tinh, thận hư, đái dầm, hoạt tinh, tiểu nhiều, tiêu chảy do Tỳ hư.
Tên gọi khác: Phá cố chỉ, Bà cố chỉ, Thiên đậu, Hồ phi tử, Phản cố chỉ, Bồ cốt chi, Hồ cố tử, Hắc cố tử, Cát cố tử, Cố tử, Phá cố tử, Hạt đậu miêu.
Tên khoa học: Psoralea Corylifolia L.
Tên tiếng Trung thường được gọi là: 补骨脂
Bổ cốt chỉ thuộc họ: Cánh Bướm (danh pháp khoa học: Papilionaceae).
2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
- Bổ cốt chỉ là một loại cây thảo cứng, cây ít phân nhánh, chiều cao khoảng 0,3 – 1m phủ nhiều lông trắng.
- Lá của bổ cốt chỉ có hình trứng, đáy là tròn và đầu nhọn, mép lá có nhiều răng cưa, chiều dài khoảng 5 – 10cm, chiều rộng 6 – 8cm.
- Về phần cuống lá: dài từ 2 – 4cm, có lá kèm.
- Kẽ lá và đầu ngọn cành là nơi cụm hoa mọc thành bông dạng chùy, cuống dài, màu hồng hoặc vàng tím nhạt.
- Quả của loài dược liệu này hình trứng, sần sùi và hơi bị ép đen.
- Hạt của dược liệu bổ cốt chỉ có hình thân dẹt phẳng hoặc hình tròn. Vỏ ngoài sần sùi thường có màu nâu sẫm hoặc nâu đen, có vết teo nhăn nhỏ, chính giữa bị lõm vào. Hạt hơi cứng chứa nhiều chất dầu và mùi thơm nồng nặc.
- Cây ra hoa trong mùa mưa và hạt thường chín rơi vào tháng 11. Nếu được chăm sóc thích hợp, cây có thể tiếp tục phát triển trong 5 – 7 năm.
3. KHU VỰC PHÂN BỐ
Nhiều nguồn tài liệu cho biết bổ cốt chỉ có nguồn gốc từ Ấn Độ. Sau đó theo thời gian có di thực vào Trung Quốc và Việt Nam. Ở vùng đất Trung Quốc cây mọc khỏe, gieo hạt vào màu xuân và có thể thu hoạch vào mùa thu.
Ở Việt Nam hiện nay có trồng ở nhiều địa phương, tuy nhiên dược liệu này chưa thấy được khai thác nhiều.
4. BỘ PHẬN SỬ DỤNG
Bổ cốt chỉ thường được dử dụng là phần hạt chín khô, hình tròn, cứng dài hoặc thận dẹt, độ dài khoảng 3.5 – 4.5 mm, chiều rộng 2-3mm.
Hạt tốt: Hạt khô mẩy chắc đen, thơm, nhiều dầu, hơi nồng.
Hạt xấu: Hạt lép, nát, không thơm.
5. THU HÁI, CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN
Thu Hái
+ Thu hoạch bổ cốt chỉ rơi vào mùa thu, khoảng tháng 9 hằng năm.
Chế biến
+ Sau khi thu hái dược liệu, mang về rửa sạch và để ráo. Sau đó sao qua với một ít muối rồi mang đi phơi ngoài nắng, bảo quản để dùng dần.
+ Khi cần sử dụng, đem ngâm Bổ cốt chỉ với rượu trong thời gian một đêm. Sau đó vớt ra lại ngâm thêm với nước qua một đêm nữa. Phơi khô, tẩm muối (sử dụng 2.5 kg muối cho 100 kg dược liệu), đun nhỏ lửa, sao sơ dùng. Bảo quản
Bảo quản
+ Để dược liệu tại những nơi thoáng gió, mát và cao ráo, tránh những nơi có độ ẩm cao.
6. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Coumarin
Một trong những thành phần dược lý chính của dịch chiết Bổ cốt chỉ là coumarin – một chất có nhiều tác dụng dược lý bao gồm chống viêm, kháng khuẩn, kháng vi-rút, chống oxy hóa, chống đông máu, chống ung thư, bảo vệ thần kinh và bảo vệ tim mạch. Thành phần được dùng để đánh giá chất lượng của Bổ cốt chỉ và thuốc sắc có Bổ cốt chỉ được nghiên cứu rộng rãi nhất là psoralen và isopsoralen
Flavonoid
Thành phần hoạt chất chính của Bổ cốt chỉ là Flavonoid. Có khoảng 72 flavonoid đã được phân lập và xác định từ dịch chiết Bổ cốt chỉ cho đến thời điểm hiện tại
Tinh dầu
+ 9.2% là chất nhựa
+ Isopsoralen (Angelixin)
+ Ancaloit
+ Psoralen
+ Glucozit
Bavachin
7. CÔNG DỤNG
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Tiêu hóa
Bột chiết xuất từ hạt Bổ cốt chỉ có thể điều trị nhiễm ký sinh trùng đường ruột, điều trị các triệu chứng táo bón và tăng cảm giác thèm ăn,… Quả Bổ cốt chỉ có thể giúp trị bệnh trĩ và buồn nôn, lá có thể được sử dụng để sản xuất thuốc điều trị tiêu chảy.
Diệt giun sán
Dịch chiết cồn của hạt Bổ cốt chỉ được đánh giá tác dụng diệt giun đũa Ascaridia galli trên mô não chuột.
Kháng khuẩn
Chất prenyiflavonoid được phân lập từ hạt của hạt Bổ cốt có khả năng kháng khuẩn hoạt động chống lại Staphylococcus vàng và S.eidermidis. Trong một nghiên cứu khác, các hợp chất psoralidin và bakuchicin được chiết xuất từ bổ cốt chỉ có khả năng ức chế đáng kể các vi khuẩn gram âm bao gồm Shigella sonnei và Shigella flexneri. Trong khi đó, các hợp chất psoralen và angelicin lại cho thấy có khả năng chống lại vi khuẩn gram dương.
Đặc biệt chiết xuất ethanol thô của hạt Bổ cốt chỉ được phát hiện là có hoạt tính cao chống lại protease giống papain (Một loại enzyme chính có vai trò quan trọng trong quá trình nhân lên của virus SARS) gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng khi mắc bệnh.
Bệnh lý da
Bổ cốt chỉ có tác dụng điều trị và ngăn ngừa nhiều loại bệnh về da toàn thân và da đầu bao gồm bệnh chàm, bệnh vẩy nến, rụng tóc từng vùng đầu, nám và chữa lành vết thương. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng bột hạt Bổ cốt chỉ được cho là có hiệu quả trong điều trị bệnh vẩy nến ở liều 6mg.
Tác dụng đối với hệ tim mạch
-
- Bổ cốt chỉ có khả năng tác động và làm giãn động mạch vành.
- Bên cạnh đó còn có tác dụng đối kháng với kích tố làm co động mạch vành diễn ra ngay tại thùy sau của tuyến yên.
Tác dụng chống ung thư
-
- Lượng tinh dầu có trong Bổ cốt chỉ có tác dụng phòng chống bệnh ung thư.
- Bổ cốt chỉ tố B còn có khả năng ức chế tế bào Hela và Sarcoma-180.
Tác dụng tăng cường sắc tố da
-
- Bổ cốt chỉ tố B có tác dụng cải thiện dinh dưỡng, bổ mạch và tổ chức cục bộ làm tăng cường sắc tố da.
Theo y học cổ truyền:
-
- Tráng dương
- Ôn thận
- Chỉ tả
- Bổ thận
- Cố tinh
- Ôn Tỳ
- Súc niệu.
Chủ trị
-
- Di tinh
- Thận hư
- Đái dầm
- Tiêu chảy
- Liệt dương
- Hoạt tinh
- Tiểu nhiều
- Tiêu chảy do Tỳ hư.
Tính vị
Theo Sách Dược Tính Bản Thảo, bổ cốt chỉ có vị đắng cay
Theo Sách Khai Bảo Bản Thảo : Vị cay, đại ôn, không độc
Vị cay, đắng mà ngọt (theo Sách Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).
Qui kinh
Theo Sách Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải : Qui vào thận kinh
Theo Sách Bản Thảo Hội Ngôn: Qui vào thủ quyết âm, mệnh môn và túc thái âm.
Theo Sách Bản Thảo Kinh Giải: Qui vào túc dương minh vi kinh (theo Sách Bản Thảo Kinh Giải).
8. LIỀU DÙNG VÀ CÁCH DÙNG
Liều dùng:
Dùng 3 – 9 g/ngày.
Cách dùng:
Dùng tươi hoặc mang phơi khô nấu thành cao, tán thành bột, làm hoàn hoặc sắc lấy nước uống.
Bổ cốt chỉ có thể dùng tươi, hoặc mang phơi khô ngoài nắng trực tiếp, tán thành bột, làm thành viên hoàn. Đem nấu thành cao hoặc sắc lấy nước thuốc để uống. Dược liệu có thể dùng không hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều sử dụng được.
9. MỘT SỐ LƯU Ý KHI DÙNG BỔ CỐT CHỈ.
Một số đối tượng được khuyến cáo không nên dùng Bổ cốt chỉ bao gồm:
- Người âm hư hỏa vượng
- Đái ra máu
- Dương vật có tình trạng hay cương lên, mộng tinh, di tinh
- Táo bón
- Tiểu nhiệt
- Đắng miệng, hay tình trạng khát nước do nội nhiệt, đỏ mắt
- Đỏ mắt do hỏa thượng lên
- Yếu nhiệt do phong thấp
- Ăn vào đói liền
- Yếu xương
10. MỘT SỐ BÀI THUỐC TỪ BỔ CỐT CHỈ
- Bài thuốc điều trị tinh khí dễ ra: Dùng bổ cốt chỉ và thanh liêm với liều lượng bằng nhau. Đầu tiên rửa sạch, sau đó cho dược liệu vào chảo sao sơ, tán thành bột là được. Khi cần dùng lấy 5 – 6g dược liệu uống cùng với nước cơm.
- Bài thuốc điều trị tiểu nhiều lần do thận khí hư hàn: Sử dụng 300g bổ cốt chỉ rửa sạch cho vào nồi và chưng cùng với rượu. Dùng khoảng 300g hồi hương sao cùng với một ít muối sau đó mang đi tán cùng bổ cốt chỉ thành bột, trộn lại vo viên cùng với rượu có kích thước bằng hạt ngô đồng. Uống cùng nước muối, mỗi lần uống dùng 100 viên.
- Bài thuốc điều trị tay chân nặng nề, ra nhiều mồ hôi trộm, hư nhược ở hạ nguyên: Dùng rượu chưng cùng 120g dược liệu. Sử dụng 30g hồ đào nhục đã bỏ vỏ, 4,5g trầm hương tán bột sau đó trộn đều tất cả. Cho mật vào thuốc để làm thành viên có kích thước to bằng hạt ngô đồng. Sử dụng thuốc vào lúc đói, uống 20 – 30 viên/lần cùng với muối và rượu. Chỉ nên dùng 1 lần/ngày, uống từ tiết hạ chí đến đông chí.
- Bài thuốc điều trị cơ thể suy nhược, hư lao: Ngâm qua một đêm 480g bổ cốt chỉ cùng với rượu. Sau 1 đêm, vớt ra ngoài phơi nắng. Tiếp theo, thêm vào một thăng dầu mè, trộn đều cùng với thuốc. Cho hỗn hợp vào chảo sao cho đến khi hạt mè không còn nổ. Lấy phần Bổ cốt chỉ và tán thành bột sau khi đã rây bỏ mè. Nấu giấm bột gạo trộn cùng, viên lại cho có kích thước bằng hạt ngô đồng. Dùng lúc đói, uống thuốc cùng với muối loãng và rượu.
- Bài thuốc điều trị lưng đau do thận hư: Rửa sạch 30g dược liệu. Cho vào chảo sao sơ sau đó đem đi tán thành bột. Khi cần dùng lấy 8 – 9g uống cùng với rượu nóng. Nếu cần có thể dùng thêm 3g mộc hương.
- Bài thuốc điều trị đau lưng do chấn thương, ngưng trệ, ứ huyết: Tán bổ cốt chỉ và lạt quế thành bột, trộn đều sau khi đã sao. Khi cần dùng chỉ cần lấy 6g bột thuốc uống cùng với rượu.
- Bài thuốc điều trị có thai đau lưng:Tán 60g dược liệu thành bột sau khi đã cho vào chảo sao. Dùng lúc đói, nhai nửa trái hồ đào nhục cùng với rượu nóng và 6g thuốc bột.
- Bài thuốc giúp định tâm bổ thận: Tán 60g bổ cốt chỉ đã sao, 30g bạch phục linh thành bột. 15g một dược. Đổ đầy 1 lóng ngón tay rượu ngâm. Nấu đến chảy, sau đó hòa cùng với bột thuốc và nặn thành viên có kích thước to bằng hạt ngô đồng. Uống cùng với nước sôi 30 viên/lần.
- Bài thuốc điều trị kiết lỵ mãn tính, tiêu chảy, tiêu lỏng:Sử dụng các nguyên liệu: 30g dược liệu đã sao, 120g anh túc xác đã nướng kỹ. Sau đó tán các vị thuốc thành bột, luyện mật và tạo thành viên có kích thước to bằng hạt nhãn. Uống cùng với nước gừng và táo 1 viên/lần.
- Bài thuốc điều trị đau răng lâu ngày do thận hư: Cho 60g bổ cốt chỉ và 15g thanh diêm vào chảo sao, tán bột và bôi thuốc vào vị trí bị đau.
- Tham khảo thêm các bài thuốc bổ thận tại dongythienluong