Thanh thất

Tên thường gọi: Thanh thất còn gọi là Cây Thanh thất núi cao, Xú xuân, Cây bút, Càng hom, Càng hom, Phượng nhãn thảo (Phẩm vựng tinh yếu), Thung giáp (Thánh tễ tổng lục), Hu giáp (Cương mục), Phượng nhãn tử (Lỗ y thường dụng trung dược), Hu thụ tử (Sơn Tây trung dược chí), Xú thung tử (Giang Tô dược tài chí), Thung linh tử (Y dược vệ sinh).

Tên khoa học: Ailanthus triphysa (Dennst.) Alston (A. malabarica DC., A. fauveliana Pierre)

Họ khoa học: Thuộc họ Thanh thất – Simaroubaceae.

Cây Thanh thất

Cây Thanh thất

Mô tả:

Cây gỗ lớn, cao tới 20m. Lá kép lông chim lẻ, dài 40-60cm, có khi dài tới 1m, thường tập trung ở đầu cành. Lá chét lệch, hơi cong lưỡi liềm, có cuống; mặt trên không lông, có lông hoe hay vàng ở mặt dưới, mép nguyên hơi lượn sóng; gốc phiến lá không cân đối, đầu nhọn. Lá già khi rụng xuống có màu đỏ. Chuỳ hoa mọc ở nách lá; dài 25-45cm, hoa xếp thành xim co trên các nhánh. Quả hình trái xoan, có cánh, dài 5-8cm, chứa một hạt tròn hơi dẹt. Ra hoa tháng 5-6, có quả tháng 7-9.

Nơi sống và thu hái:

Cây của vùng Ấn Độ và các nước Ðông Dương, thường mọc hoang trong rừng ở độ cao 1000m, các tỉnh Vĩnh Phú, Thanh Hoá, Nghệ An, Khánh Hoà, Ninh Thuận, …tới Gia Lai. Cũng được trồng lấy gỗ dùng trong xây dựng, vỏ và nhựa dùng làm thuốc nhuộm đen.

Bộ phận dùng: Vỏ thân, lá, quả – Cortex, Folium et Fructus Ailanthi Triphysae.

Thành phần hóa học:

Vỏ chứa một thứ nhựa màu đỏ hay xám đen, khi đốt lên, nó toả mùi thơm đặc biệt, dễ chịu; còn có quassin, acid ailantic và một chất đắng không phải glucosid là malanthin.

Tác dụng dược lý

Tác dụng kháng khuẩn

Thanh thất ở trong ống nghiệm đối với khuẩn trụ bệnh lỵ (Bacillus dysenteriae) diệt khuẩn có công hiệu ở nồng độ 1/4. Đối với khuẩn trụ thương hàn (typhoid bacillus) tác dụng càng mạnh. Nồng độ sát khuẩn hiện hữu là 1/64. Lúc điều chỉnh PH từ 7.0 -7.6 thì tác dụng diệt khuẩn tăng từ 2-4.7 lần gấp bội. Nói rõ tác dụng diệt khuẩ khong phải là do bản thân dược vật toan tính tương đới mạnh gây ra.

Tác dụng diệt trích trùng ở âm đạo

Thuốc sắc Thanh thất có tác dụng diệt trích ấu trùng âm đạo.

Vị thuốc Thanh thất

Tính vị: Vỏ có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, không độc

Tác dụng: Có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, thu liễm chỉ lỵ, sát trùng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Vỏ dùng chữa bệnh lỵ, bạch đới. Ở Ấn Độ nhựa dùng trị lỵ; dịch vỏ tươi dùng trị lỵ. Thường dùng 30g phối hợp với sữa sủi bọt 30g.

Nhân dân còn sử dụng vỏ và lá cây sắc uống để chữa sốt, hoặc cho sản phụ uống để bổ máu, tiêu cơm. Cũng dùng ngâm rượu uống làm thuốc bổ. Quả cây được sử dụng sắc uống Chữa ho và điều kinh.

Ứng dụng lâm sàng vị thuốc Thanh thất

Lỵ ra máu, đau bụng chói hay đại tiện ra máu:

Vỏ (thân hoặc rễ) Thanh thất phơi khô, tán nhỏ, uống mỗi lần 6-12g.

Chữa bạch đới:

Vỏ cây Thanh thất tán bột với Hoạt thạch, lượng bằng nhau, uống 10-20g chia làm 2-3 lần trong ngày.

Ghi chú: Mầm cây Thanh thất ăn được, nhưng nếu ăn nhiều sẽ bị động phong, nung nấu tạng phủ sinh hôn mê.

Tham khảo

Công dụng Thanh thất theo các tài liệu

Gia Hữu bản thảo: Chữa đị tiện ra máu

Dược tài tư liệu vựng biên: Trị tràng phong ỉa ra máu, đái ra máu, chữa hóc xương

Sơn Đông trung dược: Làm thuốc ngưng máu, trị đàn bà băng huyết.

Hiệp Tây trung thảo dược: Công dụng giống thung bạch bì (hu bạch bì) phần nhiều dùng cho ngưng máu

Đông Bắc thường dụng Trung thảo dược thủ san: Trị di tinh dương nuy, sau khi sao nghiền nhỏ trị tiện huyết.

Đông Bắc thường dụng trung thảo dược thủ san: Trị ỉa ra máu, đái ra máu, băng huyết

Thượng Hải thường dụng trung thảo dược: trị bệnh lỵ, ỉa đái ra máu, khí hư.

Vân Nam Trung dược tư nguyên danh lục:

Thạch hộc còn gọi là Xú thung () Tên trung dược là Xú thung bì, Biệt danh là Hu bạch bì.

Vỏ Có công hiệu Thanh nhiệt ráo thấp, sáp tràng, ngưng máu, sát trùng. Trị tả lâu, lỵ lâu, tràng phong ỉa ra máu, băng lậu, ra khí hư, di tinh, đái đục, giun đũa. Lá trị ngứa lở, phong thư.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975 04 03 06