Khi sử dụng táo đỏ khô người có thể trạng gì nên thận trọng

Khi sử dụng táo đỏ khô người có thể trạng gì nên thận trọng

Táo đỏ khô có nhiều ích lợi cho sức khỏe nhưng những người có thể trạng sau cần thận trọng.

Táo đỏ khô là sản phẩm thu được khi sấy khô quả của loài táo có tên khoa học là Zizyphus jujuba Mill. Ngoài ra táo đỏ còn được gọi là đại táo, táo tàu đỏ, hồng táo, can táo, đường táo,…

Khi sử dụng táo đỏ khô người có thể trạng gì nên thận trọng
Táo đỏ Đông Y Thiên Lương vỏ nâu sẫm

Người có thể chất âm hư khi dùng táo đỏ khô cần kết hợp với thảo dược gì?

  • Hình thể hơi gầy, sắc diện hồng hào, miệng khô nóng, lòng bàn tay bàn chân nóng, ít ngủ, nước tiểu vàng táo bón, khó chịu đựng mùa hạ, thích uống nước lạnh, mạch tế sác, lưỡi hồng, ít rêu. Khi bị bệnh, các triệu chứng trên càng lộ rõ hoặc kèm ho khan ít đờm, đổ mồ hôi trộm (phế âm hư); hoặc tim hồi hộp, mau quên, mất ngủ, nhiều mộng mị, (tâm âm hư); hoặc gối mỏi lưng đau, mắt hoa tai ù, nam bị di tinh, nữ thì kinh nguyệt ra ít máu (thận âm hư), hoặc đau sườn, hoa mắt (can âm hư).
  • Người có thể chất âm hư nên dùng táo đỏ khô với các thảo dược có tính bổ âm sinh tân như: mạch môn, thiên môn, sinh địa, ngọc trúc…

 

Người có thể chất dương thịnh khi dùng táo đỏ khô cần kết hợp với thảo dược gì?

  • Hình thể cường tráng, mặt hồng hào, giọng cao khí thô, thích mát sợ nóng, miệng khát ưa uống nước lạnh, thích nằm dưới đất lạnh, tiểu tiện nóng đỏ. Bệnh thường do dương hóa nhiệt, sốt cao, mạch hồng, đại, rất khát nước.
  • Vì táo đỏ khô chứa nhiều đường, sinh nhiều năng lượng chỉ nên dùng ít từ 1 – 3 quả/ngày và kết hợp với các loại thảo dược có tính hàn lương như: cúc hoa, sinh địa, thìa canh, cải củ,…
Khi sử dụng táo đỏ khô người có thể trạng gì nên thận trọng
Cúc hoa hữu cơ dùng để kết hợp với hồng táo dành cho người có thể chất dương thịnh

Người có thể chất đàm thấp khi dùng táo đỏ khô cần kết hợp với thảo dược gì?

  • Hình thể béo phì, thích ăn đồ ngọt, béo, lười vận động, thích ngủ, dáng vẻ nặng nề, tinh thần mỏi mệt, mạch nhu mà hoạt, lưỡi dày, rêu dày trơn. Nếu bị bệnh thường là tức ngực, ho nhiều đờm; hoặc ăn ít, buồn nôn, tiêu chảy, hoặc tứ chi sưng phù, ấn vào lõm xuống, tiểu tiện đục hoặc bí, hoặc nặng đầu, đau khớp nặng; da tê dại, hoặc phụ nữ ra nhiều khí hư.
  • Vì táo đỏ khô có chứa chất nhầy, dính khi hiệp với đàm thấp trong cơ thể sẽ làm bệnh tăng lên, có thể sử dụng táo đỏ khô chung với những dược liệu có tính kiện tỳ táo thấp như: đậu đỏ, cá chép, ý dĩ, bí xanh,…
Khi sử dụng táo đỏ khô người có thể trạng gì nên thận trọng
Ý dĩ nếp nguyên cám rất phù hợp khi kết hợp với táo đỏ cho người có thể chất đàm thấp

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975 04 03 06