Phục long can

Tên thường gọi: Còn gọi là Đất lòng bếp, Táo tâm thổ.

Tên tiếng Trung: 伏龙干

Tên khoa học: Terra flava usta.

Phục long can

Phục long can

Mô tả:

Phục long can là đất lấy ở bếp do đun nhiều bị nung khô cứng mà có, màu đất phía ngoài đỏ, trong vàng hay tía. Phục long can ở đâu cũng có và là một vị thuốc hay dùng trong đông y.

Chế biến:

Nên lấy đất lòng bếp đun bằng rơm rạ hoặc củi, loại màu đất phía ngoài đỏ, trong vàng hay tía, loại bỏ những phần cháy đen và tạp chất. Ngoài ra Phục long can được chế biến từ đất sét vàng (Hoàng thổ) bằng cách lấy đất sét vàng để nung đỏ.

Thành phần hóa học:

Năm 1958, hệ dược Vịện y học Bắc Kinh đã phân tích một số mẫu phục long can thấy có nhiều ion Fe3+, Fe2+, một ít Ca2+và CO32.  Theo những tài liệu phân tích cũ, trong phục long can có axít silicic, nhôm ôxyt, sắt ôxyt, một ít magiê ôxyt, kali, canxi.

Vị thuốc Phục long can

Tính vị: Vị cay, tính hơi nóng, không có độc.

Quy kinh: Vào kinh Tỳ, Vị.

Tác dụng:

Có tác dụng ôn trung, cầm nôn chữa cầm máu. Thường được dùng làm thuốc chữa bệnhbăng huyết, thổ huyết, tiểu tiện ra máu, làm ấm ở trong, chữa ôn đặc biệt thích hợp với nôn mửa của phụ nữ có thai, trẻ con đái dầm. Nếu bị ung nhot thì hoà phục long can với dấm đắp vào.

Liều dùng:

Ngày dùng 20-40g dưới dạng thuốc sắc, đợi thuốc lắng xuống, chắt lấy nước mà uống. Khi không có phục long can, người ta có thể lấy ít hòn gạch hay hòn ngói nung đỏ lên, hòn gạch hay ngói đang nóng đỏ nhúng ngay vào nước, rồi lấy nước đó đun sôi lên mà uống.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Phục long can

Trị hư hao, nôn nửa:

Đất lòng bếp 2,4g, Cam thảo 0,8g, Can khương 1,2g,  Đương quy 1,2g, Ngải cứu 6g, Mạch môn 2g, Nhục quế 0,8g, Thục địa 0,8g, Xích thạch chi 2g, Xuyên khung 6g. Tác dụng: Trị trẻ con lòi trôn trê thuộc âm chứng. (Phục Long Can Tán II – Y Phương Hải Hội).

Trị trẻ con lòi trôn trê thuộc âm chứng:

Bách dược tiễn 10g, Phục long can 40g, Xương đầu cua đinh 20g. Tán bột. Dùng Tía tô sắc đặc, đợi nguội bớt, trộn với dầu mè đắp. (Ngọa Long Hoàn – Y Phương Cao Quát).

Chữa có thai nôn mửa, không ăn được:

Phục long can 30g, Trần bì 15g, Đại táo 10 quả, Sinh khương 30g, Trúc nhự 15g. Sắc uống. (Bài Dương thị ố trở phương).

Chữa ăn kém đầu choáng, hồi hộp, tâm tính ủy mị, do (vị hư hàn):

Phục long can 60g, Sinh khương 60g, Gà non 1 con. Cách chế như sau: làm thịt gà, bỏ ruột cho sinh khương vào bụng gà, đặt vào nồi đất, dùng dịch lọc phục long can pha thêm chút muối, đậy kín, nấu chín, ăn cả gà lẫn nước, ngày 1 lần hoặc cách ngày. (Ngô thị sinh khương kê nhục thang)

Chữa nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện có máu, phụ nữ rong kinh (do tỳ hư không nhíp huyết):

Phục long can 24 g,  Hoàng cầm 12g, Cam thảo (chích mật) 12g, Bạch truật 16g, A giao 16g. Sắc uống ngày một thang (Hoàng thổ thang II, Thiên kim yếu phương)

Chữa tả, lị lâu ngày, đại tiện ra máu, mủ, do (trung khí hạ hãm):

Phục long can 60g, Hoàng kỳ 30g, Đảng sâm 30g, Thương truật 10g, Trần bì 10g, Thăng ma 10g, Đương quy 12g, Ngũ vị tử 10g. Sắc uống ngày 3 lần. (Kinh Nghiệm Dân Gian)

Chữa trẻ em mê sản do (sốt cao):

Dùng Phục long can, đất do trùng đùn lên hòa với nước cho sệt (như bùn) bôi vào lòng bàn tay bàn chân, ngực.(Kinh Nghiệm Dân Gian)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975 04 03 06