CÁCH LÀM PHÂN ĐẠM HỮU CƠ KHÔ

Làm phân đạm hữu cơ mang lại hiệu quả và năng suất cây trồng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Một yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định đến năng suất, chất lượng của rau củ quả hữu cơ là nguồn phân đạm. Nếu tự sản xuất được đạm hữu cơ sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao năng suất, chất lượng rau củ quả. Đây chính là một trong những bí quyết khiến cho Nông sản Rau vườn rừng Đông y Thiên Lương  được nhiều người “thương nhớ”!

A. CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU LÀM PHÂN ĐẠM HỮU CƠ

1. Đạm hữu cơ xay nhỏ (xay càng nhỏ càng nhanh ngấu): các loại cá tạp hoặc ốc, hoặc đậu tương 25%
2. Thức ăn để nhân vi sinh: cám gạo 3% + bột ngô 4% + mật rỉ đường 3%.
3. Tạo độ ẩm: nước suối hoặc nước ao sạch 15% (nguồn nước này rất tốt vì có nhiều vi sinh bản địa, không nên dùng nước máy vì có nhiều Clo có hại cho vi sinh ), nếu dùng nước máy bạn phải xả ra chậu phơi 2 ngày để khử Clo.
4. Nguồn vi sinh:
– Dung dịch vi sinh IMO4 gốc: 4%
– Men rượu: 1%
5 Chất thô (nguồn cung cấp Xenlulose): mùn bã thực vật khô (vỏ lạc, cỏ khô…) 20%
6. Than hoa (than sinh học) : 15kg ngoài việc tạo độ xốp đưa không khí vào khối ủ còn có tác dụng ngậm dung dịch đạm cá để nhả chậm cho cây. Than sinh học giúp khử mùi cá và tạo không gian để vi sinh trú ngụ trong khoảng xốp.
7. Men xúc tác để phân hủy đạm nhanh hơn: đu đủ non xay nhỏ 5% hoặc đọt dứa non xay nhỏ (nếu có cả hai càng tốt)

B. CÁC BƯỚC LÀM PHÂN ĐẠM HỮU CƠ

Bước 1: Trộn đều các nguyên liệu: vi sinh IMO4 gốc, men rượu, đọt dứa hoặc đu đủ non, nước suối (nước ao), mật rỉ đường, cám gạo, bột ngô, (hỗn hợp 1).
Bước 2: Đổ than sinh học vào hỗn hợp 1 rồi trộn đều, chờ 20 phút để than ngấm vi sinh (nếu than hoa ướt phải phơi thật khô thì mới hút được vi sinh). (hỗn hợp 2).
Bước 3: Đổ đạm hữu cơ + chất thô mùn bã thực vật khô (vỏ lạc, cỏ khô…) + hỗn hợp 2 trộn đều. Sau khi trộn xong mang ra ủ đống, đậy kỹ tránh mưa ướt. Nhớ tạo khe hở cho hỗn hợp tiếp xúc với không khí vì vi sinh có lợi cần OXY để hoạt động.

C. YÊU CẦU THÀNH PHẨM LÀM PHÂN ĐẠM HỮU CƠ

1. Các thành phần được đảo đều, đủ ẩm (lấy 1 nắm hỗn hợp, bóp chặt tay thấy nước rỉ ra kẽ ngón tay là được).
2. Sau 3 ngày mở ra, sục tay vào đống phân thấy ấm nóng (khoảng 45 đến 52 độ C, không thấy mùi hôi thối, tanh mà thơm như mùi rượu và mùi hoa quả hoặc mùi mắm nêm là đạt yêu cầu. Nếu nóng quá bới tãi ra cho hạ nhiệt độ rồi lại đảo đều.
3. Sau 20 ngày không còn thấy nóng là bón được.
4. Nếu bạn muốn nhân tiếp mà không cần phải thêm IMO4, sau 7 ngày bạn lấy ra 1 phần hỗn hợp đang ủ thêm 1/5 phần nước, 1/5 phần cám gạo,1/5 chất thô như mùn cưa, vỏ lạc…1/5 đạm hữu cơ xay nhuyễn rồi trộn đều ủ tiếp. Cứ như vậy bạn luôn có nguồn đạm hữu cơ cho cây trồng và vật nuôi.
5. Các bạn nhớ khi ủ phải có khoảng trống để hỗn hợp tiếp xúc với không khí phân mới nhanh hoai mục mà không có mùi.
6. Ưu điểm khi ủ phân đạm hữu cơ khô:
– Rút ngắn thời gian ủ
– Giảm khả năng sinh mùi
– Không tốn dụng cụ đựng chỉ cần dùng bao tải để ủ đống
– Di chuyển dễ dàng hơn
….
Và dưới đây là kết quả áp dụng tại Vườn rừng Đông y Thiên Lương. Cây gì cũng xanh tươi và thơm ngon khó cưỡng.
Rất mong sự đóng góp ý kiến của các cao nhân để quy trình làm phân đạm hữu cơ được hoàn thiện hơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975 04 03 06