Đương quy

Tên khoa học : Radix Angelicae Sinensis.

Tên thực vật: Angelica sinensis (oliv) Diels.

Tên thường gọi: Ðương qui chinese angelica root.

Tiếng Trung: 当归

Cây Đương quy

Đương quy

Mô tả:

Đương quy được sử dụng đầu tiên ở trung Quốc, cây thường phát triển ở các vùng núi có độ cao từ 2000-3000m, nơi khí hậu ẩm mát.

Ở Việt Nam Đương quy được trồng vào đầu những năm 60. Hiện nay cây được trồng nhiều ở các tỉnh vùng Tây Bắc như: Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu và ở Tây Nguyên như: Đà Lạt (Lâm Đồng).

Bộ phận dùng và phương pháp chế biến:

Rễ đào vào cuối thu. Loại bỏ rễ xơ rễ được chế biến hoặc xông khói với khí sufur và cắt thành lát mỏng. Cây đương quy thu hoạch về sẽ được cắt bỏ phần lá, giữ lại phần rễ, phơi khô hoặc sao khô để sử dụng.

Có ba cách chế biến đương quy và chia đương quy ra thành ba loại như sau:

Quy đầu: là lấy một phần phía đầu

Quy thân: là bỏ đầu và đuôi

Quy vĩ: lấy phần rễ nhánh

Thành phần hóa học của Đương quy

Đương quy chứa nhiều tinh dầu và các loại vitamin tốt cho sức khỏe. Tinh dầu (0,02%), Glucose, Vitamin B12

Tác dụng dược lý:

Tác dụng tốt với hệ thống tiêu hóa

Tác dụng với hệ xương khớp

Vị thuốc Đương quy

Tính vị: Ngọt, cay và ấm.

Qui kinh: Can, tâm và tỳ.

Công dụng:

Bổ huyết, Nhuận tràng,chữa Kinh nguyệt không đều, Tê nhức xương khớp Liều dùng: 5-15g.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Đương quy

Các hội chứng do thiếu máu:

Dùng phối hợp đương quy với bạch thược, sinh địa hoàng và hoàng kỳ dưới dạng tứ vật thang.

Loạn kinh nguyệt:

Dùng phối hợp đương qui với sinh địa hoàng, bạch thược, và xuyên khung dưới dạng tứ vật thang.

Kinh nguyệt ít:

Dùng phối hợp đương qui với hương phụ, diên hồ sách và ích mẫu thảo.

Vô kinh:

Dùng phối hợp đương qui với đào nhân và hồng hoa.

Chảy máu tử cung:

Dùng phối hợp đương qui với agiao, ngải diệp và sinh địa hoàng.

Đau do ứ máu:

a/ Đau do chấn thương ngoài: Dùng phối hợp đương qui với hồng hoa, táo nhân, nhũ hương và một dược.

b/ Đau do nhọt và hậu bối: Dùng phối hợp đương qui với mẫu đơn bì, xích thược, kim ngân hoa và liên kiều.

c/ Đau bụng sau đẻ: Dùng phối hợp đương qui với ích mẫu thảo, táo nhân và xuyên khung.

d/ Ứ trệ phong thấp (đau khớp): Dùng phối hợp đương qui với quế chi, kích huyết đằng và bạch thược.

Thiếu máu dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, da dẻ xanh xao, người gầy yếu :

Đương quy, xuyên khung, bạch thược, thục địa mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1thang, uống liền 3 – 4 tuần lễ đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

Trường hợp khí và huyết đều kém, người mệt mỏi, vô lực, da xanh xao, gầy còm :

Đương quy 12g, hoàng kỳ 40g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 3 – 4 tuần lễ. Hoặc đương quy, nhân sâm (đảng sâm), bạch linh, bạch truật, bạch thược, thục địa mỗi vị 12g; xuyên khung 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 3 – 4 tuần lễ; hoặc dùng dưới dạng viên hoàn, uống dài ngày.

Trị chứng bế kinh, đau bụng kinh:

Đương quy, sinh địa, ngưu tất, hồng hoa, xuyên khung mỗi vị 6g; chỉ xác 8g; sài hồ, cam thảo mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trị các chứng xuất huyết:

Đương quy, bồ hoàng, đại hoàng, hòe hoa, a giao mỗi vị 30g. Tất cả các vị thuốc đều tán sao, thêm mật ong làm hoàn, ngày 2 lần, mỗi lần 10g.

Trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết đều kém, cơ thể gầy yếu, kém ăn, kém ngủ:

Đương quy, viễn chí, cam thảo mỗi vị 4g; bạch truật, hoàng kỳ, bạch linh, hắc táo nhân mỗi vị 12g; đảng sâm, mộc hương mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Do trong thành phần có chứa tinh dầu, mùi vị rất thơm ngon, đương quy còn được sử dụng trong chế biến các món ăn hằng ngày, vừa có giá trị dinh dưỡng cao, vừa có tác dụng chữa bệnh

Chữa các chứng tý (tê, đau): 

Đương quy 12g, quế chi 8g, thương thuật 10g, cúc hoa 6g, ngưu tất 10g, nước vừa đủ sắc còn 1/3, chia uống 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ.

Trị sốt rét lâu không khỏi:

Đương quy 12g, ngưu tất 10g, miết giáp 12g, quất bì 6g, sinh khương (gừng sống) 3 lát. Sắc uống như bài trên.

Trị ra mồ hôi trộm: 

Đương quy 12g, hoàng kỳ 10g, sinh địa 8g, thục địa 8g, hoàng cầm 6g, hoàng liên 6g, hoàng bá 6g. Cách sắc và uống như trên.

Trị tâm huyết hư, không ngủ được: 

Đương quy 12g, toan táo nhân 8g, viễn chí 10g, nhân sâm 10g, phục thần 10g. Cách sắc uống như trên.

Trị vấp ngã gây đau: 

Đương quy 12g, tục đoạn 10g, ngưu tất 10g, đỗ trọng 12g, địa hoàng 10g, vảy sừng hươu 2g, quế bột một thìa cà phê, nước vừa đủ, sắc uống nóng.

Trị bại liệt tứ chi và đau cột sống: 

Đương quy 40g, tế tân 4g, tục đoạn 12g, đỗ trọng 12g, độc hoạt 12g, lưu kỳ nô 8g, chỉ xác 12g, cam thảo 4g, nước 300ml, sắc còn 100ml, uống 2 lần sáng và tối.

Bài Tứ vật thang:  Dùng cho phụ nữ, chữa thiếu máu, kinh nguyệt không đều, cơ thể suy nhược, đau ở rốn, khi đẻ xong, huyết hôi ra rỉ rả không ngừng, dùng: đương quy 12g, bạch thược 8g, thục địa 12g, xuyên khung 6g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Trị bệnh động mạch vành: 

Đương quy 10g, sơn tra 90g, ngó sen 15g, rễ hành 6g. Tất cả cho vào nồi với một ít nước nấu thành canh uống 2 lần sáng và tối trong ngày.

Trị viêm tiền liệt tuyến: 

Hạt quýt 15g, hạt vải 15g, đương quy 15g, thịt dê 50g. Nấu lên, ăn thịt, uống nước. Tuần ăn 2 lần hoặc lá hành 25g, đương quy 8g, trạch lan 5g. Sắc nước uống thay chè hằng ngày.

Tham khảo

Chú ý sử dụng:  

Đầu rễ có tác dụng bổ máu hơn. Phần cuối rễ tốt cho hoạt huyết. Phần thân rễ: hoạt huyết và bổ máu. Khi dùng phối hợp đương qui với rượu có thể làm tăng tác dụng bổ máu. Không dùng đương quy cho các trường hợp thấp quá mức ở tỳ và vị và ỉa chảy hoặc phân lỏng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975 04 03 06