Điều dưỡng chế độ ăn uống mùa đông

Điều dưỡng chế độ ăn uống vào mùa đông

Ăn uống mùa đông như thế nào để đảm bảo đủ năng lượng cho việc duy trì hoạt động bình thường, nâng cao khả năng đề kháng bệnh tật? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Mùa đông lạnh giá, hoạt động sinh lý muốn duy trì trạng thái bình thường cần có nhiều nhiệt năng hơn nữa. Trung y cho rằng, mùa đông là thời gian khí dương ẩn tàng trong cơ thể, cũng là nói, hoạt động sinh lý của cơ thể bị ảnh hưởng của thời tiết mùa đông làm cho nó chậm lại, và bảo tồn năng lượng nhất định trong cơ thể, chuẩn bị tốt cho các mùa sau. Cùng lúc này, nó lại cần có đủ năng lượng để duy trì hoạt động bình thường, nâng cao khả năng đề kháng bệnh tật.

Theo nghiên cứu của dinh dưỡng học hiện đại, trong điều kiện nhiệt độ thấp, cơ thể cần tiêu hao nhiều nhiệt năng hơn. Theo nghiên cứu y học cho thấy, cùng với một cường độ lao động như nhau, khi làm việc ở nhiệt độ 33 độ C một người cần 3.100 Kcal, thì khi làm việc ở nhiệt độ -35 độ C cần đến 4.900 Kcal nhiệt lượng.

Căn cứ vào nghiên cứu vừa nêu trên, các nhà chuyên môn cho rằng đặc điểm của ăn uống mùa đông phải là: tăng thêm nhiệt lượng, đảm bảo đủ nhiệt năng thích ứng cho cường độ lao động và giá rét. Cần có các thành phần: chất đạm chiếm 13 – 15%, mỡ dầu động thực vật chiếm 25 – 35%, đường chiếm 60 – 70%. Lượng muối vô cơ cần có phải cao hơn so với bình thường. Cần chú ý tăng cường lượng Vitamin C. Thực hiện được những yêu cầu vừa nêu trên thì mới có thể chống được sự lạnh lẽo của mùa đông, đảm bảo cho sức khỏe luôn dồi dào.

Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số thực phẩm dùng để ăn uống mùa đông để các quý vị tham khảo.

Củ cải: Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng, chẳng cần bác sĩ cắt thuốc; củ cải vừa tới chợ, nhà thuốc chẳng cần mở cửa”. Câu ngạn ngữ này tuy có chút khoa trương, nhưng không phải không có lý. Bởi vì củ cải có tác dụng thuận khí tiêu thực, chống ho tiêu đờm, trừ táo sinh tân, tán ứ giải độc, thanh lương giải khát, lợi đại tiện. Như dùng nước sắc củ cải trắng có thể trị thương phong cảm mạo; củ cải sắc hung với gừng và mật ong có thể trị ho; khi bị trúng khí độc, buồn nôn chóng mặt có thể dùng nước ép củ cải trắng; khi thổ ra máu, đại tiện ra máu có thể uống nước ép củ cải và ngó sen vừa giản đơn lại hữu hiệu, rất thích hợp cho chế độ ăn uống mùa đông.

Điều dưỡng chế độ ăn uống vào mùa đông
Củ cải hữu cơ trồng tại nông trại Happyfarm

Hạch đào: còn gọi là Hồ đào hay quả “Trường thọ”. Hồ đào giàu chất dinh dưỡng, có tác dụng ích thận, bổ não, kéo dài tuổi thọ, cho nhiệt lượng gấp 3 lần nhiệt lượng của thịt nạc và các loại lương thực khác. Hồ đào chứa 40-50% chất béo và khoảng 15% chất đạm. Mùa đông, người có thể chất hư nhược, mỗi ngày ăn một vài trái Hồ đào thì rất có lợi cho sức khỏe và rất thích hợp cho chế độ ăn uống mùa đông. Người mắc bệnh ho, mỗi tối trước khi đi ngủ nên ăn vài trái Hồ đào (để cả vỏ), rồi ngậm một lát gừng mỏng, nhai kỹ, từ từ nuốt xuống, cũng có tác dụng chống ho. Mùa đông rất nhiều trẻ nhỏ mắc bệnh ho, ta có thể cho ăn 30 trái Hồ đào (cả vỏ) mỗi ngày 3 trái; cũng có thể nghiền nát Hồ đào với 150 gam lê; 30 gam đường phèn, nấu lấy nước cốt, mỗi lần dùng một muỗng, ngày 3 lần, có tác dụng chống ho, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Người bị bệnh bí tiện, có thể nghiền nát 60 gam Hồ đào với 30 gam vừng đen, mỗi sáng sớm dùng một muống, uống với nước ấm.

Điều dưỡng chế độ ăn uống vào mùa đông
Hạt hạch đào (óc chó) loại thực phẩm tốt cho sức khỏe trong mùa đông

Hạt dẻ: tính ấm, vị ngọt, có tác dụng dưỡng vị kiện tỳ, bổ thận cường cân, hoạt huyết chỉ huyết. Cứ 500 gam hạt dẻ, có chứa 172 gam tinh bột và đường, 18,7 gam chất đạm, 5,9 gam chất béo, 815 Kcal nhiệt lượng và một lượng nhất định các vitamin cùng nguyên tố vi lượng khác. Thực tế đã chứng minh các axit béo và vitamin có trong hạt dẻ có tác dụng chống bệnh huyết áp cao, xơ vữa động mạch, chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ. Lý Thời Trân có viết: “Dùng túi đựng hạt dẻ tươi, treo lên, mỗi sáng ăn 10 hạt, sau đó ăn cháo thận heo để trợ lực, dùng lâu ắt khỏe mạnh, tráng kiện”. Danh y Tôn Tư Mạo đòi Đường cũng viết: “Hạt dẻ, người bị bệnh thận nên ăn”. Cũng cần chú ý, ăn hạt dẻ sống, khó tiêu hóa, nấu chín thì bị trệ khí, không nên ăn nhiều, người bị bệnh tỳ hư tiêu hóa kém hoặc thấp nhiệt thì không nên ăn.

 

Điều dưỡng chế độ ăn uống vào mùa đông
Hạt dẻ hữu cơ căng tròn, bóng bẩy, thật thu hút.

 

 

Điều dưỡng chế độ ăn uống vào mùa đông
Hạt dẻ hữu cơ của Đông Y Thiên Lương
Điều dưỡng chế độ ăn uống vào mùa đông
Đông y Thiên Lương cùng ông chủ nhà cung cấp hạt dẻ hữu cơ hàng đầu thế giới.Lương Y Đinh Thị Song Nga trực tiếp trò chuyện và bắt mạch cho đối tác TQ.

Khoai lang: giá trị dinh dưỡng cao. Sách bản thảo cương mục có ghi: “Khoai lang hấp, thái miếng, phơi khô, ăn thay lương thực, có tác dụng phòng trị bệnh, kéo dài tuổi thọ”. Theo kết quả nghiên cứu gần đây nhất của các nhà dinh dưỡng học về khoai lang cho thấy: khoai lang cung cấp cho cơ thể một chất dịch đạm đặc biệt, có tác dụng bảo vệ hệ thống tim mạch, phòng chống bệnh xơ vữa động mạch, giảm mỡ dưới da, bảo đảm cung cấp đủ dịch nhầy cho các khớp xương. Thường xuyên ăn khoai lang, có tác dụng bổ sung vitamin C lớn, phòng chống độc hại, kéo dài tuổi thọ, chống lão hóa… Đây là một loại thực phẩm rất phù hợp cho chế độ ăn uống mùa đông. Nhược điểm của khoai lang, là nó sản sinh ra dioxyt cacbon trong dạ dày và ruột, nên không được ăn nhiều, người mắc bệnh dạ dày hoặc đường ruột nếu ăn nhiều sẽ bị đau bụng, nóng ruột, ợ chua.

Điều dưỡng chế độ ăn uống vào mùa đông
Khoai lang là thực phẩm phù hợp vào mùa đông

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975 04 03 06