Thiếu máu giảm tiểu cầu dưới góc nhìn Đông Y
Theo Y học hiện đại
Bệnh giảm tiểu cầu là gì?
1. Tiểu cầu là gì?
- Tiểu cầu là một trong những thành phần quan trọng của máu. Tiểu cầu có màu vàng, hình sao.
- Tiểu cầu không có nhân tế bào, thực chất là mảnh tế bào vỡ từ tế bào nhân khổng lồ được sản sinh ra từ megakaryocytes tủy xương. Tiểu cầu có dạng hình đĩa hai mặt lồi (giống như thấu kính), đường kính lớn nhất khoảng 2–3 µm. Tiểu cầu chỉ có ở động vật có vú.Trong máu, số lượng tiểu cầu dao động từ 150.000 – 450.000 /ml. Tuy nhiên khi ra ngoài cơ thể, hình dáng tiểu cầu thay đổi vô định. Tiểu cầu không có nhân tế bào.
2. Vai trò của tiểu cầu
Tiểu cầu là những tế bào máu đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Giảm tiểu cầu xảy ra khi số lượng tiểu cầu thấp trong máu.
- Tiểu cầu là những mảnh tế bào rất nhỏ hỗ trợ chức năng cầm máu bằng cách tạo các cục máu đông bịt các vết thương ở thành mạch máu. Nếu mạch máu bị tổn thương (thí dụ như bị cắt hay bầm tím), các tiểu cầu sẽ dồn đến điểm này và bám dính vào nhau, tạo thành ‘nút chặn vết hở’.
- Thiếu tiểu cầu, có thể làm cho con người thường hay bị chảy máu mũi, khi bị cắt thì chảy máu lâu dứt, bị bầm bất bình thường, hoặc đi cầu, đi tiểu ra máu, da bị chảy máu.
- Trong trường hợp trầm trọng, khi lượng tiểu cầu xuống quá thấp, các cơ quan nội tạng và não bộ có thể bị xuất huyết
- Ngoài ra, tiểu cầu còn có vai trò làm cho thành mạch mềm mại, dẻo dai nhờ chức năng tiểu cầu làm “trẻ hóa” tế bào nội mạc. Vòng đời của tiểu cầu khoảng 7 – 10 ngày. Cũng giống như hồng cầu và bạch cầu, tủy xương là nơi sinh ra tiểu cầu
3. Bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu là gì?
- Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là tên gọi tắt của Bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là một loại bệnh lý miễn dịch
- Bình thường khi cơ thể bị vật lạ xâm nhập, ví dụ như vi trùng, vi rút, ký sinh trùng…, tế bào bạch cầu sẽ tạo ra một chất gọi là kháng thể để chống lại các vật lạ này. Khi mắc bệnh tự miễn, cơ thể nhận diện lầm một cơ quan, bộ phận nào đó trong cơ thể mình là vật lạ và tự sinh ra kháng thể để chống lại cơ quan, bộ phận đó. Trong trường hợp này cơ thể người bệnh tự sinh ra kháng thể chống lại tiểu cầu . Các kháng thể này gắn vào tiểu cầu và làm tiểu cầu bị phá hủy ở lách, hậu quả là giảm số lượng tiểu cầu trong máu, cơ thể sẽ dễ bị chảy máu với một tác động nhẹ.
Mức độ nguy hiểm của bệnh giảm tiểu cầu( xuất huyết giảm tiểu cầu).
- Bệnh giảm tiểu cầu có thể ảnh hưởng đến trẻ em và ngay cả người lớn ở mọi lứa tuổi.
- Xuất huyết và mất máu nhiều khi bị vết thương rách đứt da hay chấn thương.
- Bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Khi số lượng tiểu cầu quá thấp, cơ thể người bệnh sẽ có thể bị xuất huyết tự nhiên hoặc xuất huyết khi va chạm rất nhẹ. Các trường hợp xuất huyết nặng bao gồm: xuất huyết tiêu hóa (ói ra máu), xuất huyết dường niệu (tiểu đỏ), xuất huyết não màng não (tai biến)….Tuy nhiên tỉ lệ xuất huyết não màng não rất thấp, chỉ khoảng 0.5-1% người bệnh.
- Khi cần can thiệp ngoại khoa bệnh nhân thiếu máu giảm tiểu cầu sẽ có nguy cơ không cầm được máu nếu không có sự can thiệp khác.
Triệu chứng
- Bầm tím
- Mề đay
- Chảy máu mũi hoặc nướu răng
- Chảy máu không dứt từ vết thương, ngay cả khi đã xảy ra từ lâu
- Kinh nguyệt rất nhiều
- Chảy máu trực tràng
- Có máu trong phân hoặc nước tiểu
- Mệt mỏi….
Trong những trường hợp tiểu cầu thấp nghiêm trọng hơn, bạn có thể bị chảy máu bên trong. Các triệu chứng của chảy máu nội tạng bao gồm:
- Máu trong nước tiểu
- Máu trong phân
- Máu hoặc chất nôn màu đen
Nguyên nhân
Giảm tiểu cầu có thể là kết quả của nhiều yếu tố di truyền hoặc các vấn đề sức khỏe khác:
- Các vấn đề tủy xương dẫn đến giảm sản xuất tiểu cầu. Một số tình trạng sức khỏe dưới đây ảnh hưởng đến chức năng của tủy xương:
- Bệnh bạch cầu
- Thiếu máu
- Các thuốc hóa trị
- Thiếu vitamin B12, folate hoặc sắt
- Xơ gan
- Tiểu cầu mắc kẹt khiến lá lách có thể bị ảnh hưởng bởi một rối loạn , chúng sẽ mất khả năng chống lại nhiễm trùng và loại trừ các chất có hại trong máu. Khi lách to dẫn đến việc giữ quá nhiều tiểu cầu gây giảm tiểu cầu.
- Vỡ tiểu cầu. Một số bệnh lý có thể gây phá hủy tiểu cầu:
- Mang thai. Giảm tiểu cầu có thể xảy ra trong khi mang thai nhưng nó sẽ cải thiện sau khi sinh
- Giảm tiểu cầu miễn dịch là do rối loạn hệ thống tự miễn
- Vi khuẩn trong máu. Nhiễm khuẩn có thể ảnh hưởng đến các mạch máu và phá hủy tiểu cầu
- Giảm tiểu cầu huyết khối xuất huyết là một tình trạng hiếm xảy ra do gia tăng việc hình thành cục máu đông nhỏ, sử dụng một số lượng đáng kể tiểu cầu
- Hội chứng urê huyết tan máu là một tình trạng hiếm, thường xảy ra cùng với nhiễm vi khuẩn E. coli
Một số loại thuốc đôi khi ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và giảm số lượng tiểu cầu như heparin, kháng sinh chứa sulfa.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh giảm tiểu cầu?
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây giảm tiểu cầu như:
- Các vấn đề sức khỏe liên quan đến ung thư, thiếu máu bất sản hoặc tự miễn
- Tiếp xúc các hóa chất độc hại
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc
- Nhiễm virus
- Di truyền
Chẩn đoán & điều trị
Phương pháp điều trị tập trung vào các nguyên nhân cơ bản. Nếu giảm tiểu cầu gây ra do một căn bệnh hoặc thuốc, điều trị thích hợp cho từng trường hợp. Nếu số lượng tiểu cầu thấp quá nhiều, bạn có thể cần:
- Truyền máu hoặc tiểu cầu để bù đắp số tiểu cầu bị mất đi
- Các thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, corticoid ngăn chặn các kháng thể tiểu cầu
- Phẫu thuật có thể được yêu cầu để loại bỏ lách nếu cần thiết
Bác sĩ cần làm xét nghiệm gì để chẩn đoán?
Các xét nghiệm để chẩn đoán bao gồm: công thức máu, phết máu ngoại biên và tủy đồ.
Xét nghiệm tủy đồ là một xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh: bác sĩ sẽ dùng một kim lớn đâm xuyên vào xương chậu người bệnh để rút dịch tủy xương soi dưới kính hiển vi để quan sát tế bào máu. Bác sĩ sẽ dùng thuốc gây tê tại chỗ nên người bệnh không có cảm giác đau đớn.
Ngoài ra bác sĩ sẽ thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh như:
- Các xét nghiệm vi sinh: HBsAg, anti HCV, anti HIV, huyết thanh chẩn đoán H.Pylory…
- Các xét nghiệm miễn dịch: ANA, Anti DsDNA, LE cell, ANA 8 profile, TSH, FT3, FT4…
- Các xét nghiệm nếu có kèm thiếu máu: Hồng cầu lưới, Sắt huyết thanh, Ferritin, Billirubin, Haptoglobin, LDH, nghiệm pháp Coombs trực tiếp…
Trong hệ thống lý luận của Y học Cổ truyền không có bệnh danh giảm tiểu cầu, xuất huyết giảm tiểu cầu, thiếu máu giảm tiểu cầu, ban xuất huyết giảm tiểu cầu.

Nguyên nhân, điều trị:
Theo y học cổ truyền, bệnh thuộc phạm trù “huyết chứng” và có các thể bệnh khác nhau:
Thể khí hư
- Biểu hiện: Xuất huyết dưới da, chủ yếu ở tứ chi từng đợt, hơi mệt mỏi, đầu váng, phụ nữ kinh lượng nhiều, rêu lưỡi trắng mỏng, chất lưỡi nhạt, có hằn răng, mạch nhu tế.
- Điều trị: Bổ khí nhiếp huyết
- Bài thuốc: chích hoàng kỳ 30g, đương quy 9g, bạch truật 12g, bạch thược 12g, đẳng sâm 30g, a giao 12g, hạn liên thảo 15g, thục địa 12g, sinh tây thảo 12g, đại táo 10g, tiên hạc thảo 30g. Tác dụng: Bổ khí nhiếp huyết, khiến cho huyết lưu thông theo đường của nó, xuất huyết sẽ tiêu.
Thể huyết nhiệt (thực nhiệt)
- Biểu hiện: Phát bệnh nhanh, sốt, sợ rét, xuất huyết dưới da, có trường hợp là ban, rêu lưỡi ít, chất lưỡi đỏ sẫm, mạch huyền sác.
- Điều trị: Thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ huyết.
- Bài thuốc: tê giác 6g, ngọc trúc 15g, sinh địa 30g, xích thược 12g, đan bì 9g, tử thảo 9g, liên kiều 9g, trúc nhự 9g, tây thảo 9g, bạch mao căn 30g, sinh hà tiệp 1 lá.
Thể âm hư
- Biểu hiện: Sắc mặt đỏ nhạt, đầu váng mắt hoa, xuất huyết dưới da, chủ yếu là ở chân, miệng khô, sốt nhẹ, mồ hôi trộm, rêu lưỡi mỏng ít, chất lưỡi đỏ, mạch tế huyền.
- Điều trị: Tư âm bổ huyết
- Bài thuốc: đương quy 12g, bạch thược 15g, sinh địa 20g, đan bì 12g, a giao 9g, hạn liên thảo 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, chích cam thảo 6g.
Thể huyết ứ
- Biểu hiện: Niêm mạc, da có điểm chấm đen, sốt nhẹ, miệng khô, khát nhưng không thích uống, chất lưỡi tím tối, mép lưỡi có ban xanh tím, mạch trì hoặc sác.
- Điều trị: Hoạt huyết hóa ứ thông lạc.
- Bài thuốc: đương quy 20g, xích thược 15g, đào nhân 15g, đan sâm 30g, ngũ linh chi 10g, ngưu tất 10g, hồng hoa 10g, sinh bồ hoàng 8g, xuyên khung 10g.
- Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang. Cho 1 lít nước vào thang thuốc sắc kỹ. Chắt lấy 0,3 lít chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ. Uống khi nước thuốc ấm.
Thể Tỳ không thống huyết
Chứng Tỳ không thống huyết có chứng trạng xuất huyết, nói chung đa số là các loại tiện huyết (đại tiện ra máu), băng lậu xuất huyết từ bộ phận dưới cho đến xuất huyết dưới da, chân răng chảy máu, chảy máu cam…
- Biểu hiện: Kém ăn, trướng bụng, đại tiện nhão, mỏi mệt, đoản hơi, sắc mặt nhợt, gầy còm hoặc béo phì, mạch Nhược…
- Điều trị: Bổ Tỳ nhiếp huyết
- Bài thuốc: Quy Tỳ thang gia giảm
Liệu pháp ăn uống điều trị bệnh
- Những người mắc bệnh này không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn sống, rượu nếp hoặc bã rượu, đồ biển và thức ăn dễ gây dị ứng. Nên ăn lạc cả vỏ, quả hạnh đào, đậu cô-ve.
- Dưới đây là thực đơn cho người mắc chứng giảm tiểu cầu trong máu.
- Gan lợn hấp: gan lợn 200g, vân nhĩ 20g, lá sung 2 cái, muối 3g, tía tô 10g. Gan lợn thái thành từng miếng mỏng, tía tô thái mỏng bóp với nước ướp cùng muối khoảng 2 tiếng, sau đó rửa sạch. Vân nhĩ sau khi ngâm nước nóng rửa lại bằng nước lạnh. Lá sung cắt nhỏ. Sau khi trộn đều hỗn hợp 3 thứ thì hấp chín. Có thể ăn thường xuyên. Tác dụng: Lợi gan bổ máu, thúc đẩy chức năng của tiểu cầu phát triển.
- Gà đen: gà đen 1 con, hoàng kỳ 20g, măng tươi 50g, gia vị đủ dùng. Gà làm sạch, bỏ phủ tạng, dùng nước nóng ngâm một chút rồi vớt ra, sau đó đặt vào trong nồi kín và bỏ hoàng kỳ, măng, muối ăn, hành, 1 ít gừng. Trước tiên cho lửa to, sau đó cho lửa nhỏ dần đến khi chín nhừ bắc ra ăn nóng.
Bài thuốc dân gian
- Đại táo lá sen thang( chứng giảm tiểu cầu): Đại táo 30g, lá sen 100g. Các vị cho vào 600ml nước, sắc lấy 100ml nước thuốc, uống trong ngày, Ngày uống 1 thang.
- Sơn thù nhân sâm thang( giảm tiểu cầu): Sơn thù 30g, nhân sâm 6g. Các vị cho vào 600ml nước, sắc lấy 200ml nước thuốc, uống trong ngày, ngày uống một thang. Kiêng kỵ: Người huyết nhiệt không dùng.
- Tam thất thiên thảo ngó sen thang( Các vết tím bắm do giảm tiểu cầu trong máu): tam thất 9g, thiến thảo 9g, ngó sen 30g, sinh địa 9g, kỷ tử 15g, bạch mao căn 30g, hạt sen 30g, thạch cao 3g. Các vị cho vào 800ml, sắc lấy 200ml nước thuốc chia uống 2 lần trong ngày. Ngày uống 1 thang.
Lưu ý khi dùng thuốc:
- Thăm khám tại các phòng chẩn trị y học cổ truyền, các khoa y học cổ truyền có uy tín, có giấy phép hành nghề của các cơ quan có thẩm quyền.
- Không tùy tiện sử dụng thuốc y Đông y khi không có ý kiến chỉ định của Lương y. Dùng đúng liều lượng chỉ định của thầy thuốc và kéo dài ngày dùng.
- Không dùng kết hợp quá nhiều loại thuốc, trong đó có cả thuốc Tây y và Đông y. Sử dụng thuốc không phù hợp sẽ dẫn đến tương tác thuốc và sản sinh những chất có hại cho cơ thể.
- Tuân thủ đúng hướng dẫn của thầy thuốc về cách sắc, cách uống, liều lượng và quy trình điều trị.
- Chú ý lựa chọn những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, an toàn cho sức khỏe.
- Khi uống thuốc Đông y kết hợp với luyện tập dưỡng sinh để tăng hiệu quả của thuốc.
- Cố gắng hạn chế sống ở những nơi môi trường ô nhiễm.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
- Tránh chấn thương từ bất kỳ hoạt động hoặc thể thao
- Hạn chế sử dụng rượu
- Hãy cẩn thận với các thuốc không cần toa để tránh các tác dụng phụ có hại