Nhung Hươu – Công dụng, cách dùng và các bài thuốc Đông Y

Hình dạng nhung hươu

Nhung hươu là dược liệu quý hiếm và có nhiều công dụng rất tốt đối với sức khỏe của con người, tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện khả năng sinh dục.

1. Giới thiệu về Nhung Hươu

Nhung hươu hay còn gọi là (lộc nhung) chính là sừng non của con hươu đực. Sừng hươu mùa hè sẽ rụng, và mùa xuân năm sau sẽ mọc mới trở lại. Sừng mới mọc rất mềm, mặt ngoài phủ đầy lông, sờ vào êm như nhung nên gọi là nhung hươu, bên trong chứa nhiều mạch máu, mô sụn. Nhung hươu còn gọi là nhung yên ngựa có thể chưa phân nhánh hoặc có nhánh, nhung mới bắt đầu phân nhánh, còn ngắn, bên dài bên ngắn.

Tên Tiếng Việt: Lộc nhung.

Tên khác của Nhung hươu còn được gọi là: Quan Lộc nhung; Hoàng mao nhung; Huyết nhung…

Tên khoa học: Cornu Cervi Pantotrichum.

Họ: Hươu (Cervidae).

Hình dạng nhung hươu
Nguồn (internet)

2. Đặc điểm tự nhiên

– Nguồn gốc: nhung hươu là phần sừng của con hươu non đực từ 3 tuổi trở lên, hay còn được gọi là ban long châu, huyết nhung. Đối với hươu trưởng thành có độ cao từ 0.72 – 1m và độ dài khoảng 0.9 – 1.2m. Lông hươu thường có một số đốm trắng, màu đỏ hồng, mịn.

– Phân loại theo giai đoạn thu hoạch: 

+ Huyết nhung: là nhung hươu thuộc giai đoạn sừng hươu còn non (lộc) ở những con hươu từ 3 tuổi trở lên, được cắt khi sừng non chuẩn bị phân nhánh. Có đặc điểm là thân nhung ngắn, mềm, mọng máu, da hồng, đầu tù, chưa phân nhánh, lông rất mịn và thưa. Ðây được xem là loại nhung tốt nhất và được khai thác triệt để làm dược liệu.

+ Nhung hươu yên ngựa: là loại sừng non bắt đầu phân nhánh, tuy nhiên nhánh còn ngắn, chỗ phân nhánh bên dài bên ngắn như yên ngựa. Loại nhung này được đánh giá khá tốt so với các loại vì đã phát triển đầy đủ nhưng chưa phân hóa thành sừng.

+ Nhung hươu chìa vôi: là sừng non mới mọc của những con hươu dưới 3 tuổi nên kích thước nhỏ (khi sấy khô chỉ có trọng lượng khoảng 45 – 55g), chất lượng nhung thấp chỉ ngang nhung hoẵng.

+ Nhung hươu gác sào: đây là loại nhung hươu đã già, lúc này sừng con hươu đã phân nhánh, lông cứng và dày. So với các loại nhung hươu trên thì sản phẩm nhung gác sào có chất lượng kém nhất.

– Phân loại theo chế phẩm:

+ Lộc nhung tươi: là loại lộc nhung có giá trị cao nhất. Có thể được sử dụng để ngâm rượu, nấu cháo, hoặc pha trà.

+ Lộc nhung sấy khô: là loại lộc nhung được sử dụng phổ biến nhất, khi sấy khô có thể được sử dụng để tán thành bột, làm viên nang, hoặc nấu cao.

+ Lộc nhung ngâm rượu: là một loại rượu bổ được nhiều người ưa chuộng. Có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực, và chống lão hóa.

+ Cao lộc nhung: là một loại thực phẩm chức năng được làm từ lộc nhung. Có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực, và chữa trị một số bệnh như đau lưng, nhức mỏi, suy nhược thần kinh.

3. Khu vực phân bố

Nhung hươu có thể thu được từ 2 nguồn, đó là: hươu săn bắt được hoặc hươu được nuôi. Ở nước ta, hươu nai được nuôi nhiều ở tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, hoặc có thể nhập khẩu ở các nước như Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc…

4. Dược liệu Nhung Hươu theo dược điển Việt Nam

Nhung hươu sao (còn gọi là Hoa lộc nhung): Thường có hình trụ, phân nhánh, loại có 1 nhánh phụ dài khoảng 15 – 22cm, đường kính mặt cắt ngang từ 3 – 5cm thường được gọi là “nhánh đôi”, nhánh chính (nhánh lớn); nhánh mọc ra cao hơn mặt cắt khoảng 1cm được gọi là “nhánh phụ”, dài từ 10 – 17cm, đường kính hơi nhỏ hơn nhánh chính. Lớp da mặt ngoài có màu nâu đỏ hoặc màu nâu, được phủ một lớp lông dày, mềm, có màu vàng đỏ hoặc vàng nâu, thường bóng, phần đầu trên lông dày hơn phần phía dưới, da và lông dính sát vào nhau có một gân màu đen xám để ở giữa nhánh chính và nhánh phụ…Mặt cắt có màu trắng hơi vàng, phần giữa có nhiều lỗ nhỏ dày đặc, phía ngoài không có xương…Thể chất nhẹ, có mùi hơi tanh và vị hơi mặn. Loại sừng có 2 nhánh phụ thường được gọi là “nhánh ba”, có đường kính nhỏ hơn nhánh chính của loại nhánh đôi, nhánh chính dài 23 – 33cm. Hình hơi cong và dẹt, đỉnh hơi nhọn, phần dưới thường có các gân dọc nổi và các u lồi lên. Lông mềm hơi thưa và mập, da có màu vàng hơi đỏ…

5. Bộ phận sử dụng

 Sừng non của hươu đực có lông nhung và chưa bị xương hóa (Cervus nippon Temminck) có tên khoa học là Cornu Cervi pantotrichum.

  Bên cạnh đó, hươu, nai đực từ 3 tuổi trở đi sừng hoặc nhung được thu hoạch để làm dược liệu.

6. Thành phần hóa học

    •  1: Các loại axit amin, nguyên tố vi lượng, các khoáng chất như Ca, K, Na, Mg, P
    •  2: Collagen: Được xem là kết cấu chính của protein trong không gian ngoại bào ở nhiều mô liên kết trong cơ thể.
    •  3: Chondroitin: Đây là thành phần cấu trúc quan trọng của sụn có khả năng giúp các khớp của cơ thể dẻo dai, cứng rắn và bền bỉ hơn.
    •  4: Pantocrine: Được sử dụng để bào chế các loại thuốc đặc hiệu trong việc giúp trẻ hóa cơ quan sinh sản, cơ quan nội tiết, hỗ trợ điều trị suy giảm sinh lý và.
    •  5: Glycosaminoglycans: còn được gọi với cái tên khác là Mucopolysaccharides: Có tác dụng hình thành mô liên kết, tăng cường hấp thu nước, giúp bôi trơn các khớp, bên cạnh đó còn giúp tăng cường sự dẻo dai, bền bỉ của khớp.
    •  6: Acid uronic: Là 1 loại acid hỗ trợ chức năng sinh hóa, giúp tăng cường thể lực, hoạt hóa các cơ quan trong cơ thể, đồng thời tạo cảm giác hưng phấn, dễ chịu.
    •  7: Alkaline Phosphatase: Có nhiệm vụ loại bỏ photphats tập trung từ nhiều loại phân tử, bao gồm các nút Nucleotide, Protein và Ancaloit.
    •  8: Bạch cầu trung tính: chiếm tỉ lệ 40-70% trong cơ thể loài hươu, đây là thành phần không thể thiếu của hệ miễn dịch tự nhiên, do đó nó có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể một cách tự nhiên, hiệu quả.
    •  9: Prostaglandin: giúp chống viêm, vết thương nhanh hồi phục.
    • 10: Hyaluronic: Đây là Acid duy nhất trong số các Glycosaminoglycans rất tốt cho các khớp xương và lưu giữ vẻ trẻ đẹp cho làn da với hình thức trong màng tế bào giúp đỡ đáng kể trong quá trình sản sinh tế bào mới và chuyển hóa các tế bào cũ
    • 11: IGF-1: Đây là 1 loại protein đóng vai trò quan trọng trong phát triển trí não cũng như chiều cao cho trẻ nhỏ, có tác dụng kích thích, điều hòa sự phát triển của các tế bào và nhân trong xương, sụn và các tế bào thần kinh
      • Protide: 52,5%
      • Lipide: 2,5%
      • Acid amin: bao gồm 19 loại, trong đó có đủ các axit amin cần thiết cho cơ thể.
      • Các chất khoáng như Ca, P, Mg, Na, K, Fe, Co, Zn…
      • Các hoạt chất sinh học:
      • Chất keo
      • Collagen
      • Chondroitin
      • Axit Hyaluronic
      • Glucosaminoglycants
      • Prostaglandin
      • Các hormone:
      • Lộc nhĩ tinh (Pantocrin)
      • Estrogen
      • Androgen
      • Các enzyme
      • Catalase
      • Các men chống oxy hóa                           

7. Công dụng của Nhung Hươu

Theo y học cổ truyền:

    • Theo Bản Kinh: Chủ lậu hạ ác huyết, cường khí, hạn nhiệt kinh giản.
    • Theo Dược Tính Luận: Bồi bổ nam giới lưng lạnh, chân và gối không có sức, tiết tinh, phụ nữ lậu huyết.
    • Theo Danh Y Biệt Lục: Dưỡng cốt, trị hư lao, sốt rét, gầy ốm, lưng đau thắt lưng đau, huyết suy, tê mỏi tay chân, bụng có bướu máu, ung nhọt, nóng trong xương.
    • Theo Nhật Hoa Tử Bản Thảo: Bổ hư, tráng gân cốt, an thai, hạ khí, phá huyết ứ.
    • Theo Bản Thảo Cương Mục: Sinh tinh, dưỡng huyết, bổ tủy, làm mạnh gân xương, ích dương, điều trị hư lỵ, chóng mặt, mắt mờ, ù tai.
    • Theo Trung Dược Đại Từ Điển: Bổ khí huyết, cường gân cốt, tráng nguyên dương, ích tinh thủy.
    • Theo Bản Thảo Sơ Yếu: Người Tỳ vị hư hàn, mệnh môn không có hỏa, ăn uống thất thường.

Theo Y học hiện đại:

    • Cung cấp dưỡng chất tốt, giúp bồi bổ và nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch.
    • Tăng cường sức mạnh cơ bắp, hạn chế viêm nhiễm, giúp vết thương mau lành.
    • Cải thiện chức năng tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, ngủ sâu giấc, tăng cân.
    • Chống lại dấu hiệu lão hóa, giúp làm đẹp da, ngăn ngừa nám, tàn nhang.
    • Hạn chế mệt mỏi, suy nhược cơ thể, giúp tinh thần sảng khoái, tỉnh táo.
    • Tăng cường chức năng sinh lý cho cả nam và nữ, chữa yếu sinh lý, xuất tinh sớm ở nam giới. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm về vị thuốc Ba Kích
    • Ngăn ngừa loãng xương.
    • Hỗ trợ điều trị các bệnh đau nhức xương khớp.
    • Điều trị viêm nhiễm, giúp vết thương mau lành.

8. Liều dùng và cách dùng Nhung Hươu

Nhung hươu nên dùng mỗi ngày là 1 – 2g. Bằng cách tán bột hoà vào nước thuốc uống. Mới đầu dùng liều nhỏ rồi sau đó tăng dần.

9. Một số lưu ý khi dùng Nhung Hươu

Nhung hươu là dược liệu quý hiếm và có nhiều công dụng rất tốt đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, tác dụng của dược liệu, đặc biệt là tác dụng đối với sinh lý nam giới vẫn chưa thật sự rõ ràng.

Một số đối tượng được khuyến cáo không nên sử dụng Nhung hươu để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm:

    • 1: Phụ nữ đang có thai, đang cho con bú và trẻ nhỏ.
    • 2: Người bệnh cao huyết áp, đái đường, xơ cứng mạch máu, hẹp van tim, viêm thận, máu nóng sinh mụn nhọt, lở ngứa, tiêu chảy kinh niên.
    • 3: Người đang ốm nặng, rối loạn tiêu hóa không dùng.
    • 4: Người có bệnh về hô hấp, viêm phế quản, ho khạc ra đờm vàng, có bệnh truyền nhiễmkhông dùng.

      Các bạn có thể tham khảo thêm những lưu ý khi sử dụng Nhung Hươu tại nhathuoclongchau

10. Thu hái, chế biến Nhung Hươu

Sừng hươu sẽ rụng đi hàng năm vào cuối mùa hạ, mùa xuân năm sau sẽ mọc lại. Mặt bên trong chứa nhiều mạch máu, ngoài sừng thường có chứa nhiều lông tơ màu nâu nhạt.

Mùa nhung của hươu thường rơi vào tháng 2 – 3. Vào khoảng thời gian này, người ta thường đi săn để lấy được Lộc nhung chất lượng cao. Một số nơi ở nước ta như Nghệ An, Hà Tĩnh đã nuôi nhốt Hươu, nai để cưa sừng tiêu thụ do nhu cầu sử dụng nhung hiện tại ngày càng tăng cao.

Khi cưa nhung hươu cần cưa từ chỗ cách đáy nhung 3 – 4cm. Máu chảy ra trong quá trình cưa nhung có thể được hứng và cho vào rượu uống, có tác dụng để tăng cường sinh lý cho nam giới. Dùng mực tà trộn với than gỗ sau đó bôi vào chỗ cưa nếu muốn hãm cho máu không chảy nữa. Sau đó để tránh côn trùng, nên dùng vải băng lại.

Nhung sau khi cắt cần sơ chế ngay bởi vì trong nhung nhiều máu thịt, để lâu rất dễ bị hôi thối, dòi bọ. Có rất nhiều cách chế nhung, bao gồm các phương pháp sau:

    • Phương pháp 1: Nhúng cả cặp nhung vào rượu để một đêm. Nên để chỗ cắt hướng lên trên để tránh các chất tốt trong nhung tan vào rượu trong lúc ngâm. Hôm sau rang cát cho nóng vừa cho vào một cái ống và để ở giữa cặp nhung, vẫn hướng chỗ cắt lên trên, nếu cát nguội thì thay cát mới. Nhúng nhung vào rượu để rượu thấm vào mỗi lần thay cát cho đến khi khô hẳn.
    • Phương pháp 2: Tẩm rượu vào nhung rồi sấy khô. Khô lại tẩm rượu và sấy khô cho đến khi nhung khô kiệt là được. Cần lưu ý, khi bào chế cần cẩn thận để không làm nứt, chảy máu nhung khiến nhung mất giá trị.

Mỗi lần chế biến nhung cần khoảng 3 – 4 ngày. Một cặp nhung khoảng 800 g có thể thu được khoảng 250 – 300g dược liệu.

11. Bài thuốc từ Nhung hươu

Bài thuốc 1: Điều trị sắc mặt đen sạm, tinh huyết suy kiệt, tai ù, hoa mắt, miệng khô, lưng đỏ, tiểu đục, trên táo dưới hàn

Sử dụng Lộc nhung, Đương quy, đều tẩm rượu, tỉ lệ bằng nhau, tán thành bột mịn. Sau đó dùng thịt Ô mai nấu thành cao, trộn với thuốc bột làm thành viên hoàn. Mỗi ngày uống 10 – 12g lúc đói với nước cơm.

Bài thuốc 2: Điều trị liệt dương, hư yếu, tiểu nhiều, ăn uống không ngon

Sử dụng Nhung hươu 25 – 40g ngâm rượu trong 7 ngày, uống dần.

Bài thuốc 3: Điều trị tinh huyết thô, sốt về chiều, mồ hôi ra nhiều, hồi hộp, lo sợ, chân tay mỏi

Sử dụng Nhung hươu (chưng với rượu), Phụ tử (bào), mỗi vị đều 35g, tán thành bột mịn, chia thành 4 phần. Sau đó lại dùng 10 lát Sinh khương, sắc nước, dùng uống với bột thuốc khi còn ấm.

Bài thuốc 4: Chữa thận dương bất túc, tinh khí hao tổn gây liệt dương, di tinh, hoạt tinh, lưng đau, đầu gối đau, mỏi gối, tai ù, đầu váng

Dùng Lộc nhung, Nhân sâm, Câu kỷ tử, Thục địa, Phụ tử, tán bột làm thành viên hoàn, dùng uống.

Bài thuốc 5: Chữa tiểu nhiều, liệt dương

Sử dụng Lộc nhung sao với rượu, sau đó đem tán thành bột. Mỗi lần dùng uống 1 – 1.5 g với nước sắc 25g Dâm dương hoắc.

Bài thuốc 6: Chữa phụ nữ do hỏa suy gây vô sinh, băng lậu

Sử dụng Lộc nhung 30g, Thục địa 60g, Nhục thung dung 30g, Ô tặc cốt 30g tán thành bột. Mỗi ngày dùng uống 10 – 12g.

Bài thuốc 7: Chữa phụ nữ băng lậu

Dùng Lộc nhung 1.2 g, A giao, Đương quy, mỗi vị đều 15g, Ô tặc cốt 25g, Bồ hoàng 25g, tán thành bột. Mỗi ngày dùng uống 2 lần, mỗi lần 5g với rượu ấm.

Bài thuốc 8: Chữa trẻ em chậm phát triển, còi xương, suy dinh dưỡng

Sử dụng bột Lộc nhung 1 – 2g dùng uống.

Bài thuốc 9: Sử dụng tăng cường sức khỏe, chữa thiếu máu, đau đầu, ù tai, hoa mắt

Sử dụng Lộc nhung 300g nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần 1 – 2g.

Bài thuốc 10: Sử dụng để bổ máu cho người thiếu máu, nhức đầu do hư hàn, sợ lạnh

Dùng Lộc nhung 20g, ngâm với rượu, sấy khô. Gia thêm Long nhãn 600g, Hoàng kỳ 200g, tán thành bột mịn, luyện với mật ong làm thành viên hoàn. Mỗi ngày dùng uống 2 – 3g với nước sôi ấm.

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975 04 03 06