Dấu hiệu cảnh báo suy nhược cơ thể và cách điều trị trong Đông Y

Suy nhược cơ thể và cách điều trị trong Đông y

Suy nhược cơ thể là gì?

  • Quan niệm Tây y về suy nhược cơ thể:

Suy nhược cơ thể là tình trạng toàn thân mệt mỏi, thiếu sức sống, mất tập trung và không có tinh thần làm việc. Các triệu chứng kéo dài khiến cơ thể suy nhược, chán ăn, mệt mỏi, lo âu, khó ngủ, giảm trí nhớ, giảm năng suất làm việc… 

Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng suy nhược cơ thể. Nguy cơ cao nhất là độ tuổi từ 20 – 40 tuổi, là độ tuổi lao động mệt mỏi để kiếm tiền, lo cho cuộc sống, là nguồn lực chính của gia đình cũng như xã hội. Thời gian mắc bệnh có thể kéo dài khoảng 6 tháng, có người vượt qua trong thời gian ngắn nhưng có người phải điều trị dài ngày. 

Nếu không được khắc phục kịp thời suy nhược cơ thể có thể nặng lên và xuất hiện thêm nhiều triệu chứng như sợ hãi vô cớ, sống khép kín, ngại tiếp xúc với người khác, hay gặp ác mộng khiến người bệnh không thể ngủ được hoặc khó ngủ

  • Quan niệm Đông Y về suy nhược cơ thể:

Theo Y học cổ truyền suy nhược cơ thể gọi là chứng hư lao, hội chứng bệnh gặp ở những người sức khỏe bị suy yếu do bẩm sinh (tiên thiên bất túc), do dinh dưỡng kém, do mắc các bệnh mạn tính hoặc ở thời kỳ phục hồi sau khi mắc các bệnh cấp tính nặng.

Đông Y cho rằng gốc của bệnh là do sự mất cân bằng âm dương, thiếu hụt khí huyết và công năng của các tạng phủ bất thường.  Khi cơ thể khỏe mạnh, khí huyết dồi dào thì các “tà khí” như: phong – hàn – thử – thấp – táo – hỏa khó có thể thể xâm nhập và gây bệnh cho người.

Suy nhược cơ thể và cách điều trị trong Đông y
Cơ thể suy nhược khiến người bệnh có nhiều cảm xúc tiêu cực. (nguồn: internet)

Triệu chứng suy nhược cơ thể

  • Mệt mỏi, uể oải, kiệt sức, hay đổ mồ hôi trộm, đôi khi ngất xỉu.
  • Làn da sạm, xanh xao, tái nhợt, thiếu sức sống.
  • Đau yếu kéo dài hơn 6 tháng.
  • Hệ miễn dịch suy giảm, thường xuyên ốm vặt, cảm cúm. 
  • Viêm họng.
  • Đau cơ, đau khớp nhưng không sưng đỏ.
  • Nổi hạch lympho mềm.
  • Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, trằn trọc, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
  • Khó chịu kéo dài cả ngày sau khi đã cố gắng hết sức.
  • Giảm sút trí nhớ, kém tập trung và giảm các hoạt động trí óc.
  • Bối rối, bi quan, lo lắng, dễ nổi nóng.
  • Thờ ơ và trầm cảm.
  • Cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng, đầy hơi, buồn nôn, sụt cân.
  • Thường xuyên đầy bụng, khó tiêu, táo bón.
  • Tính khí thất thường.
  • Giảm ham muốn tình dục.
Suy nhược cơ thể là tình trạng toàn thân mệt mỏi, thiếu sức sống, mất tập trung và không có tinh thần làm việc. Các triệu chứng kéo dài khiến cơ thể suy nhược, chán ăn, mệt mỏi, lo âu, khó ngủ, giảm trí nhớ, giảm năng suất làm việc…
Suy nhược cơ thể nặng lên sẽ xuất hiện thêm nhiều triệu chứng như sợ hãi vô cớ, ngại tiếp xúc, mất ngủ… (nguồn: internet)

Nguyên nhân suy nhược cơ thể:

  • Do bẩm sinh (tiên thiên bất túc): Trong thời kỳ mang thai người mẹ không được ăn uống đầy đủ, mắc các bệnh cấp tính, ngộ độc khi dùng thuốc… ảnh hưởng đến đại tạng của thai nhi; sau khi đẻ trẻ em lại không được nuôi dưỡng tốt điều hòa tinh huyết làm ảnh hưởng đến tinh, khí, huyết của các tạng phủ nhất là tạng thận dẫn đến các chứng bệnh như chậm phát triển trí tuệ, chậm biết đi, chậm mọc răng… 
  • Do ăn nhiều các chất bổ béo, cay ngọt… hoặc ăn uống thiếu thốn làm ảnh hưởng đến công năng của tỳ, vị. Tỳ vị không vận chuyển và tiêu hóa được thức ăn gây khí huyết tân dịch giảm sút, gây ra sự rối loạn công năng của các tạng phủ khác. 
  • Do lao động quá sức, phòng dục quá độ làm tinh, khí, thần bị giảm sút gây hoạt động của các tạng tâm, tỳ, thận, phế… bị suy kém đi. 
  • Sau khi mắc bệnh cấp tính trầm trọng hoặc các bệnh mạn tính làm cho khí huyết tân dịch âm dương đều bị ảnh hưởng làm rối loạn các hoạt động tạng phủ dẫn tới bệnh. 

Như vậy có nhiều nguyên nhân dẫn tới chứng suy nhược cơ thể thể hiện ở sự giảm sút về tinh, khí, huyết, tân dịch làm mất đi sự điều hòa của công năng các tạng phủ. 

Các thể bệnh và cách điều trị suy nhược cơ thể bằng Đông Y

 

THỂ BỆNH ĐỐI TƯỢNG TRIỆU CHỨNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BÀI THUỐC 
Khí hư Phế khí hư Người suy hô hấp do giãn phế quản, giãn phế nang, viêm phế quản mạn, tâm phế mạn… Ho không có sức, thở gấp, ngắn, ra mồ hôi trộm, sắc mặt tái nhợt, người mệt vô lực, chất lưỡi nhạt, mạch hư nhược. Bổ khí phế. Nếu dễ bị cảm mạo thì phải ôn khí cố biểu.  Bổ phế thang,

Bảo nguyên thang gia giảm,

Bảo nguyên thang gia giảm hoặc Bổ phế thang kết hớp với Mẫu lệ tán

Tỳ khí hư Người mỏi mệt sau lao động nặng, người rối loạn tiêu hóa, tieu chảy mạn do viêm đại tràng mạn, đau dạ dày, sau khi ốm nặng… Chán ăn, ăn kém, khó tiêu, hay đầy bụng, tiêu chảy, mệt mỏi, sút cân, cơ nhẽo, lưỡi nhạt bệu, râu trắng, mạch hư (nhu hoãn). Kiện tỳ ích khí. Tứ quân tử thang,

bài thuốc hương sa lục quân tử thang, Sâm linh bạch truật tán, Bổ trung ích khí thang.

Tỳ phế đều hư Người có bệnh mạn tính ở phổi và ở đường tiêu hóa. Ho dai dẳng, đờm nhiều loãng, trướng bụng, phân lỏng, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt bệu, mạch hư tế. Kiện tỳ bổ phế. Sâm linh bạch truật tán,

Thự dự hoàn.

Huyết hư Tâm huyết hư Phụ nữ sau sinh đẻ, người thiếu máu… Hồi hộp, mất ngủ, đánh trống ngực, hay quên, hoa mắt chóng mặt, sắc mặt vàng nhạt, môi lưỡi nhạt, mạch tế nhược. Dưỡng huyết an thần. Tứ vật thang gia giảm,

Quy tỳ thang,

Cam thảo thang.

Can huyết hư  Người già xơ cứng động mạch, cao huyết áp, lão suy, phụ nữ sau sinh đẻ, tiền mãn kinh, các bệnh phụ khoa (kinh ít, bế kinh…) Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, phụ nữ kinh ít, bế kinh, mạch huyền tế sác. Bổ huyết dưỡng can Tứ vật thang,

Nhân sâm dưỡng vinh thang.

Dương hư Tỳ dương hư Người viêm đại tràng mạn, loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy mạn tính.  Đau bụng, đầy bụng khi trời lạnh, chườm nóng đỡ đau , phân lỏng, người lạnh, tay chân lạnh, ăn kém, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch trầm trì. Ôn trung kiện tỳ (ôn vận tỳ dương). Lý trung thang gia giảm,

Chửng dương 

lý lao thang.

Thận dương hư  Người già lão suy, suy nhược thần kinh thể hưng phấn giảm, tiêu chảy mạn tính. Đau lưng, di tinh, tiểu tiện nhiều lần, phân lỏng vào buổi sáng (ngũ canh tả). Sợ lạnh, chân tay lạnh, răng lung lay, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt, mạch trầm trì nhược. Ôn bổ thận dương (mệnh môn). Thận khí hoàn (bát vị quế phụ),

Hữu quy hoàn

Âm hư Phế âm hư Người suy nhược do viêm phế quản mạn tính, viêm họng mạn tính, lao. Họng khô, ho khan, đờm ít, ho ra máu, người gầy, ra mồ hôi trộm, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.  Tư âm dưỡng phế, dưỡng âm bổ phế. Chửng âm lý lao thang,

Bách hợp cố kim thang gia giảm.

Tâm âm hư Người thiếu máu, phụ nữ sinh đẻ mất nhiều máu. Hồi hộp, vật vã, ngủ ít, hay quên, sốt hâm hấp, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay bàn chân nóng, miệng khô, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác. Tu dưỡng tâm âm, an thần định chí. Thiên vương bổ tâm đan.
Vị âm hư Người sau khi nhiễm trùng sốt cao hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm. Miệng họng khô nhất là sau khi ngủ dậy, không muốn ăn, trằn trọc, sốt nhẹ, táo bón, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác.  Tư dưỡng vị âm (dương âm hòa vị). Diệp thị dưỡng vị thang,

Ích vị thang.

Can âm hư Phụ nữ tiền mãn kinh, cao huyết áp và xơ cứng động mạch ở người già, suy nhược thần kinh. Dễ nổi nóng, nhức đầu, chóng mặt hoa mắt , lưỡi khô, mạch huyền tế sác.  Bổ can âm. Bổ can thang
Thận âm hư Người bị bệnh suy nhược thần kinh, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, rối loạn dịch khớp (viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ…) thời kỳ hồi phục của các bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng…  Say xẩm mặt mày, ù tai, đau lưng, nhức trong xương, răng lung lay, miệng khô, lòng bàn tay bàn chân nóng, ra mồ hôi trộm, di tinh, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.  Bổ thận âm. Hà sa đại tạo hoàn, thêm long cốt, mẫu lệ,

Lục vị hoàn.

 

Thành phần các bài thuốc điều trị suy nhược cơ thể bằng Đông y:

     1. Bài thuốc Bổ phế thang

  • Thành phần: nhân sâm, hoàng kỳ, tang bạch bì (mỗi vị 12g), thục địa 16g, tử uyển 8g, ngũ vị tử 4g.
  • Cách dùng: Uống 1 thang/ngày, sắc uống ngày 3 lần, nên uống trước khi ăn hoặc lúc đói.

     2. Bài thuốc Bảo nguyên thang gia giảm

  • Thành phần: đảng sâm 16g, hoàng kỳ 12g, cam thảo, nhục quế (mỗi vị 6g). Trường hợp ra nhiều mồ hôi gia thêm mẫu lệ 16g, tiểu mạch 10g; nếu ho thêm tử uyển, tang bạch bì (mỗi vị 10g).
  • Cách dùng: Sắc uống ngày một thang.

     3. Bài thuốc Bảo nguyên thang gia giảm hoặc Bổ phế thang kết hớp với Mẫu lệ tán

  • Thành phần: nhân sâm 12g, nhục quế 6g, hoàng kỳ 12g, chích thảo 4g.
  • Cách dùng: Sắc uống ngày một thang, chia làm 3 phần, uống trước khi ăn, khi thuốc còn ấm.

     4. Bài thuốc Tứ quân tử thang

  • Thành phần: nhân sâm (hoặc đảng sâm), phục linh, bạch truật (mỗi vị 12g), chích thảo 8g.
  • Cách dùng: Sắc uống ngày một thang hoặc tán bột làm thành viên hoàn, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 6 – 9g.

     5. Bài thuốc Sâm linh bạch truật tán

  • Thành phần: Đảng sâm 16g, bạch truật, hoài sơn, biển đậu, ý dĩ, liên nhục (mỗi vi 12g), phục linh, cát cánh (mỗi vị 8g), trần bì, sa nhân (mỗi vị 6g), cam thảo 4g.
  • Cách dùng: Tán bột uống mỗi lần 1.5-2g, ngày uống 3 lần với nước táo sắc hoặc nước ấm.

     6. Bài thuốc Bổ trung ích khí thang

  • Thành phần: Đảng sâm 16g, bạch truật, hoàng kỳ, đương quy, sài hồ, thăng ma (mỗi vị 12g), cam thảo, trần bì (mỗi vị 6g). 
  • Cách dùng:  Sắc uống ngày một thang hoặc tán bột mỗi ngày uống 20g.

     7. Bài thuốc Hương sa lục quân tử thang.

  • Thành phần:  nhân sâm (hoặc đảng sâm), phục linh, bạch truật (mỗi vị 12g), chích thảo, bán hạ chế (mỗi vị 8g), trần bì, mộc hương, sa nhân (mỗi vị 6g).
  • Cách dùng: Sắc uống ngày một thang hoặc tán bột mỗi ngày uống 20g.

     8. Bài thuốc Thự dự hoàn

  • Thành phần: Đảng sâm 16g, hoài sơn, đại táo, bạch truật (mỗi vị 12g), phục linh, địa hoàng, bạch thược, đương quy, thần khúc, bạch chỉ, mạch môn, sài hồ (mỗi vị 10g), biển đậu, phòng phong, cát cánh (mỗi vị 8g), cam thảo 6g, can thương, quế chi (mỗi vị 4g).
  • Cách dùng: Đem các vị thuốc tán bột mỗi ngày uống 20g.

     9. Bài thuốc Tứ vật thang gia giảm 

  • Thành phần: Thục địa 16g, đương quy, bạch thược, xuyên khung, dạ giao đằng (mỗi vị 12g), bá tử nhân, phục linh, táo nhân (mỗi vị 8g).
  • Cách dùng: Đem các vị thuốc tán thành bột khô, sắc nước uống, mỗi lần uống 9g. 

     10. Bài thuốc Quy tỳ thang

  • Thành phần: Đảng sâm 16g, hoàng kỳ, bạch truật, đương quy, long nhãn, đại táo (mỗi vị 12g), viễn chí, táo nhân, phục thần (mỗi vị 8g), mộc hương 6g.
  • Cách dùng: Sắc uống ngày một thang hoặc hòa với mật làm viên mỗi lần uống 8-12g.

     11. Bài thuốc Cam thảo thang (dùng trong trường hợp tim đập nhanh không đều do ngoại tâm thu (mạch kết))

  • Thành phần: Đảng sâm 16g, cam thảo, mạch môn (mỗi vị 12g), a giao 10g, đại táo 8g, ma hoàng, quế chi (mỗi vị 6g), gừng 4g.
  • Cách dùng: Sắc uống ngày một thang.

     12. Bài thuốc Tứ vật thang

  • Thành phần: Thục địa 16g, đương quy, bạch thược (mỗi vị 12g), xuyên khung 8g. Nếu kinh ít, bế kinh gia thêm ích mẫu 12g, hồng hoa, hương phụ (mỗi vị 8g).
  • Cách dùng: Sắc uống ngày một thang.

     13. Bài thuốc Nhân sâm dưỡng vinh thang 

  • Thành phần: Đảng sâm (hoặc nhân sâm) 16g, hoàng kỳ, thục địa, bạch thược, đại táo (mỗi vị 12g), đương quy, xuyên khung, bạch truật, viên chí (mỗi vị 8g), quế chi, ngũ vị tử, phục linh, trần bì, cam thảo (mỗi vị 6g).
  • Cách dùng: Sắc uống ngày một thang.

     14. Bài thuốc Lý trung thang gia giảm

  • Thành phần: Đảng sâm 16g, bạch truật, liên nhục (mỗi vị 12g), can khương, trần bì, sa nhân (mỗi vị 6g), trích thảo 4g. 
  • Cách dùng: Sắc uống ngày một thang.

     15. Bài thuốc Chửng dương lý lao thang 

  • Thành phần: Đảng sâm, bạch truật, hoàng kỳ, đại táo (mỗi vị 12g), trần bì, ngũ vị tử (mỗi vị 6g), cam thảo, nhục quế (mỗi vị 4g), gừng 2g.
  • Cách dùng: Sắc uống ngày một thang.

     16. Bài thuốc Thận khí hoàn

  • Thành phần: Thục địa 16g, hoài sơn, sơn thù(mỗi vị 12g), đan bì, phục linh, trạch tả, phụ tử chế (mỗi vị 8g), nhục quế 4g. 
  • Cách dùng: Đem các vị thuốc tán bột mịn trộn đều luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 8 – 12g, ngày dùng 2 lần với nước sôi nóng hoặc gia thêm tí muối. Hoặc sắc uống ngày một thang.

     17. Bài thuốc Hữu quy hoàn

  • Thành phần: Thục địa 16g,  Lộc giác giao, đỗ trọng (mỗi vị 12g), kỷ tử, nhục quế (mỗi vị 10g), sơn thù, đương quy, thỏ ty tử, phụ tử chế (mỗi vị 8g)
  • Cách dùng: Sắc uống ngày một thang, chia làm 2 lần. 

     18. Bài thuốc Chửng âm lý lao thang

  • Thành phần: Đan bì, ý dĩ, sinh địa, bạch thược, đảng sâm (mỗi vị 12g), quy bàn, mạch môn, ngũ vị tử, liên tử tâm (mỗi vị 10g), trần bì, chích thảo (mỗi vị 6g), đại táo 4 quả. 
  • Cách dùng: Sắc uống ngày một thang

     19. Bài thuốc Bách hợp cố kim thang gia giảm

  • Thành phần: Sinh địa, thục địa, huyền sâm, bách hợp (mỗi vị 12g), mạch môn, đương quy, bạch thược (mỗi vị 8g), cát cánh 6g, bối mẫu, cam thảo (mỗi vị 4g). Nếu ho ra máu gia thêm bạch cập, a giao (mỗi vị 8g).
  • Cách dùng: Sắc uống ngày một thang, chia làm 2 lần.

     20. Bài thuốc Thiên vương bổ tâm đan

  • Thành phần: Đảng sâm 16g, huyền sâm, đại hoàng (mỗi vị 12g), đan tâm, phục linh, viễn chí, đương quy, bá tử nhân, toan táo nhân (mỗi vị 8g), ngũ vị tử, cát cánh (mỗi vị 6g), chu xa 0.6g. 
  • Cách dùng: Sắc uống ngày một thang (chu xa gói riêng cùng với thuốc đã sắc) hoặc tán bột mịn lấy bột làm hoàn lấy chu sa làm áo, mỗi lần uống 12g.

      21. Bài thuốc Diệp thị dưỡng vị thang

  • Thành phần: Mạch môn, thạch hộc, tang diệp, sa sâm (mỗi vị 12g), bạch truật 10g, ngọc trúc 8g, ô mai 6g, ma hoàng 4g, ba đậu chế 0.1g,
  • Cách dùng: Sắc uống ngày một thang.

     22. Bài thuốc Ích vị thang

  • Thành phần: Sa sâm, mạch môn, ngọc trúc, sinh địa (mỗi vị 12g), đường phèn 20g. 
  • Cách dùng: Sắc nước, sắc xong cho 4-6g đường phèn vào rồi uống

    23. Bài thuốc Bổ can thang

  • Thành phần: Thục địa đương quy, bạch thược, mạch môn (mỗi vị 12g), xuyên khung, táo nhân, mộc qua (mỗi vị 8g), cam thảo 4g)
  • Cách dùng: Sắc uống ngày một thang.

     24. Bài thuốc Hà sa đại tạo hoàn, thêm long cốt, mẫu lệ

  • Thành phần: tử hà sa 1 chiếc, đảng sâm, thục địa, ngưu tất, long cốt, mẫu lệ (mỗi vị 16g), đỗ trọng, thiên môn, mạch môn, phục linh (mỗi vị 12g), hoàng bá 8g. 
  • Cách dùng: Các vị thuốc tán nhỏ luyện mật thành viên hoàn, mỗi ngày dùng 12 – 16g, chia 2 lần, uống với nước muối nhạt.

     25. Bài thuốc Lục vị hoàn

  • Thành phần: Thục địa 16g, sơn thù, hoài sơn (mỗi vị 12g), trạch tả, đan bì, phục linh (mỗi ngày 8g).
  • Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày một thang hoặc tán bột làm viên mỗi ngày uống 20g. 

Trên đây là một số bài thuốc Đông y phổ biến có hiệu quả cao trong việc điều trị suy nhược cơ thể. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần đến thăm khám tại các phòng chẩn trị uy tín nơi gần nhất, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc khi không có kiến thức chuyên môn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975 04 03 06