Cao Ban Long (cao gạc hươu) đã được ghi vào rất nhiều công trình khoa học nổi tiếng Việt Nam như: Dược phẩm vậng yếu (Hải Thượng Lãn Ông), Những cây thuốc và vị thuốc quý của Việt Nam (Giáo sư Đỗ Tất Lợi), Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam 9 (Nhiều tác giả), được cụ Hải Thượng Lãn Ông rất trọng dụng trong cuốn Hải Thượng Y tông tâm lĩnh (Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác)…
Vào cuối mùa giao phối, hươu nai rụng sừng để bảo tồn năng lượng, bởi vậy, việc sử dụng gạc hươu để làm thành cao ban long là hoàn toàn không gây hại gì đến sự sinh tồn của loài động vật có vú này. Thường có 2 loại gạc hươu: gạc Siberia và gạc Lào, Thiên Lương chỉ dùng gạc Lào để nấu cao, cho dù chi phí cao hơn rất nhiều nhưng hiệu quả thì vượt trội hơn hẳn.
Cao ban long Thiên Lương do chính tay Lương Y Đinh Thị Song Nga kỳ công nấu (mỗi 100g cao được hút chân không cẩn thận và đựng trong túi giấy nhỏ xinh) thực sự giờ đã trở thành một phần không thể thiếu của Đông Y Thiên Lương.
1. CÔNG DỤNG
Cao ban long thuộc nhóm thuốc bổ dương, có vị ngọt, mặn, tính ấm, tác dụng vào các kinh Thận, Tâm, Can và Tâm bào; cao với thành phần chứa 52,50% protid, 2,50% lipid, chất keo (keratin).
Từ xa xưa, các thầy thuốc Đông y Trung Quốc và Nhật Bản đã rất trọng dụng cao ban long bởi những tác dụng tuyệt vời:
2. ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
• Người suy dinh dưỡng, gầy yếu, thiểu năng tuần hoàn não, huyết áp thấp, thiếu máu, thoái hóa xương khớp, loãng xương, đau mỏi lưng gối
• Người già yếu, cần hồi phục sau khi phẫu thuật, tiêu hóa kém, ăn không ngon, mất ngủ, ngủ kém, ngủ không sâu giấc
• Người thận hư, đau lưng, mỏi gối, sinh lý yếu
• Trẻ em chậm phát triển, còi xương, suy dinh dưỡng
• Nam giới di tinh, hay bị mộng tinh, không có tinh trùng, tinh trùng yếu, tinh trùng dị dạng, phụ nữ chậm có con
• Phụ nữ sau khi sinh bị xuất huyết, thai phụ cần bồi bổ
• Người bị ho ra máu, nôn ra máu, rong kinh…
• Các vận động viên, người chơi thể thao, người lao động nặng nhọc
• Bệnh nhân thiếu máu, thiếu hồng huyết cầu, xuất huyết tiểu cầu
3. CÁCH DÙNG
• Người lớn mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 5-10g cao, trẻ em 2-4g/ngày tùy cơ địa
• Thái lát để ăn: Cắt cao thành từng miếng nhỏ để nhai và ngậm cho tan dần trong miệng, mỗi ngày dùng 5-10g.
• Ngâm mật ong: Cắt cao thành miếng nhỏ và ngâm mật ong (lượng mật ong phủ kín và trên lượng cao), mỗi ngày dùng 5-10g.
• Hấp cơm: Lấy 5-10g cao cho vào bát và một ít nước lọc, cho vào nồi cơm hấp khi gần sôi, uống khi cao tan ra hoàn toàn. Tương tự có thể đun cách thủy.
• Nấu cháo: khi cháo gần được thì cho 5-10g cao vào, ăn khi cao tan ra.
• Hãm trà cùng long nhãn, kỷ tử, hồng táo: cho 5g cao và 5g long nhãn, 5-10g kỷ tử, 10-20g hồng táo hãm cùng nước sôi, chờ cao tan ra hết là có thể uống
• Ngâm rượu: cao có thể dùng để ngâm rượu cùng các vị thuốc như: nhân sâm, hải mã, kỷ tử, long nhãn…
4. BẢO QUẢN
Nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khi chưa sử dụng, nếu đã ngâm mật ong thì chỉ cần thỉnh thoảng đảo đều và để nơi khô ráo, thoáng mát.
5. LƯU Ý
• Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
• Phụ nữ có thai, bệnh nhân tiểu đường, huyết áp cao, người hay bốc hỏa, nóng trong, suy thận nặng cần dùng theo chỉ định của bác sỹ.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Cao Ban Long”