Tác dụng hỗ trợ của cao ban long với bệnh thiếu máu do suy tủy.
- Thiếu máu do suy tủy là gì?
- Tủy xương là nơi tạo ra các loại tế bào máu bao gồm bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu.
- Tủy xương là loại mô ở giữa hầu hết các xương bao gồm 2 loại tủy đỏ và tủy vàng, trong đó tủy đỏ là nơi hoạt động tạo máu diễn ra tích cực, là nơi các tế bào máu gốc tạo ra hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu
- Suy tủy xương là một hội chứng lâm sàng được biểu hiện như giảm hồng cầu, bạch cầu hạt và tiểu cầu trong máu, đồng thời tủy xương bị thay thế bằng mô mỡ và giảm các tế bào đầu dòng tạo máu. Đó là tình trạng chức năng tủy xương bị suy giảm.
- Suy tủy dưới góc nhìn của Đông y.
Theo Đông Y, sự thịnh suy của tủy phụ thuộc rất nhiều vào tạng Thận (Thận tàng tinh, tinh sinh tủy). Khi chức năng tạng thận hư suy, khả năng tạo máu giảm sút, tình trạng thiếu máu sẽ xảy ra.
- Tại sao cao ban long có hiệu quả cao trong hỗ trợ thiếu máu do suy tủy?
Thiếu máu do suy tủy là danh từ của Y học hiện đại, căn cứ những biểu hiện lâm sàng ta thấy tương đồng với bệnh danh: huyết hư, huyết chứng, hư lao của Đông y.
Khi các chỉ số xét nghiệm máu kèm cho ta thấy cơ thể đang trong tình trạng thiếu máu theo các triệu chứng liên quan đến thận như:
- Đau lưng
- Ù tai
- Nhức xương, đau răng
thì cao ban long là một lựa chọn vô cùng hiệu quả.
Theo Đông Y: Cao ban long có vị ngọt, mặn, tính ấm vào hai kinh can và thận, không độc, giúp bổ trung, ích khí, cường tinh, hoạt huyết, cầm máu và mạnh gân xương.
Trong sách “ Dược phẩm yếu vậng” có viết: “Cao ban Long, có tên gọi là bạch giao, bổ trung ích khí, uống lâu nhẹ mình, tăng tuổi thọ, thêm tủy, nhiều thịt, tươi mặt, mập khỏe, chủ yếu dùng trị nội thương nhọc mệt, eo lưng đau, gầy còm, phụ nữ huyết bế, không có con, yên thai khỏi đau, thổ huyết, băng huyết, chân tay đau nhức, ra nhiều mồ hôi, ngã gãy tổn thương.”
Thực tế lâm sàng cho thấy rất nhiều bệnh nhân mắc chứng thiếu máu do suy tủy khi dùng cao ban long đạt được kết quả ngoài sự mong đợi.
- Cách dùng
- Người lớn mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 5-10g cao, trẻ em 2-4g/ngày tùy cơ địa
- Thái lát: cắt cao thành từng miếng nhỏ để nhai và ngậm cho tan dần trong miệng, mỗi ngày dùng 5-10g.
- Ngâm mật ong: Cắt cao thành miếng nhỏ và ngâm mật ong (lượng mật ong phủ kín và trên lượng cao), mỗi ngày dùng 5-10g.
- Hấp cơm: Lấy 5-10g cao cho vào bát và một ít nước lọc, đặt bát vào nồi hấp khi cơm gần sôi hoặc vào nồi có cho chút nước, đun đến khi cao tan. Tương tự có thể đun cách thủy.
- Nấu cháo: khi cháo gần được thì cho 5-10g cao vào, ăn khi cao tan ra.
- Hãm trà cùng long nhãn, kỷ tử, hồng táo: cho 5g cao và 5g long nhãn, 5-10g kỷ tử, 10-20g hồng táo hãm cùng nước sôi, chờ cao tan ra hết là có thể uống
- Ngâm rượu cùng các vị thuốc như: nhân sâm, hải mã, kỷ tử, long nhãn…
Đối với những trường hợp có bệnh lý cần tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng.
- Lưu ý:
Với người có thể trạng âm hư hỏa vượng như:
– Có cảm giác nóng trong, miệng khô họng ráo, lòng bàn chân bàn tay nóng, đại tiện khó khăn….
– Ho khan ít đờm, ho có máu, đờm vàng, đau rát họng, hơi thở nóng, hay sốt về chiều
thì nên dùng thêm cao quy bản hoặc phối hợp với các vị thuốc bổ âm như sinh địa, bạch thược, thiên môn, mạch môn, thạch hộc, hoàng tinh…