Điều trị viêm khớp háng bằng Đông y

Điều trị viêm khớp háng bằng Đông y

 

1.Viêm khớp háng là gì?  

Viêm khớp háng là tình trạng vùng háng, khớp đùi, vùng thắt lưng gần mông xuất hiện các cơn đau. Cơn đau tăng lên khi vận động và làm việc. Hiện nay viêm khớp háng là dạng bệnh viêm khớp thường gặp. Quan niệm Đông y cho rằng viêm khớp hay viêm khớp háng là do sự tắc nghẽn trong vận hành khí huyết và do chức năng tạng phủ suy yếu. Vì vậy việc điều trị cần tập trung vào giải tỏa sự tắc nghẽn và bổ dưỡng khí huyết, làm mạnh xương cốt. 

Đối tượng dễ mắc viêm khớp háng thường là người lớn tuổi do quá trình lão hóa, mài mòn, thiếu hụt dịch nhầy sụn khớp. Đặc biệt, viêm khớp háng ở bà bầu hoặc sau sinh thường gặp do vùng xương chậu và khớp háng phải chịu nhiều áp lực khi mang thai và sinh nở. Vì vậy tỷ lệ mắc viêm khớp háng ở phụ nữ cao gấp nhiều lần so với đàn ông.

 

Viêm khớp háng

   2. Triệu chứng

  • Đau vùng khớp háng, vùng bẹn, đùi ngoài và mông (đôi khi lan xuống đùi và bắp chân), đau ra sau mông hay vùng mấu chuyển xương đùi. Đau tăng khi đứng lâu hoặc cử động. 
  • Khi xoay, gập lưng hay dạng háng có cảm giác đau nhói, khi nghỉ ngơi thì hết đau
  • Cứng khớp, khi di chuyển khớp phát ra âm thanh lạo xạo.
  • Chân khó bước, đi khập khiễng, di chuyển khó khăn.
  • Biên độ vận động khớp háng suy giảm, giới hạn phạm vi chuyển động (những hoạt động đơn giản dần trở nên khó khăn như đi giày, đi tất, đi bộ, leo cầu thang…);
  • Khi bệnh tiến triển giai đoạn sau, các cơn đau xuất hiện dày đặc vào buổi sáng khi thức dậy và khoảng chiều tối. Khi thay đổi tư thế đột ngột từ ngồi sang đứng hay khi di chuyển nhiều, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhói. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn, cơn đau có thể xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, nhất là khi thời tiết chuyển mùa.

 

  3. Nguyên nhân 

  • Thoái hóa khớp háng: Do lão hóa hoặc chấn thương khiến hẹp khe khớp, gai xương, mất dần lớp sụn dẫn đến viêm đau.
  • Viêm khớp dạng thấp: Gây viêm đau tại nhiều vị trí khớp, trong đó có khớp háng.
  • Hoại tử chỏm xương đùi: Bong sụn viền khớp háng do biến chứng từ trật khớp háng, gãy cổ xương đùi, cũng có thể là tự phát gây viêm đau khớp vùng háng.
  • Tuổi tác: Tình trạng lão hóa và mài mòn sụn khớp ở người lớn tuổi là nguyên nhân viêm đau khớp.
  • Chấn thương: Một số di chứng sau chấn thương như va đập,  trật khớp háng, gãy cổ xương đùi … gây viêm khớp háng.
  • Thừa cân: Sức ép từ cân nặng lên vùng khớp háng dẫn đến viêm đau.
  • Di truyền, bẩm sinh: Bệnh có thể di truyền từ thế hệ trước hoặc do biến đổi khớp dẫn đến viêm đau khớp ở trẻ em.

 

4. Thoát án bại liệt nhờ phương thuốc Đông Y

– Bài thuốc 1: điều trị viêm khớp háng do phong thấp

  • Thành phần: thổ phục linh, hy thiêm, ngạnh mễ, ké đầu ngựa, cam thảo, y truật, quế chi, ý dĩ, liên kiều, tri mẫu, kê huyết đằng, kim ngân hoa,hoàn bá, tang chi, phòng phong, đan sâm, bạch thược tỳ giải, thạch cao.
  • Cách dùng: Đem các vị thuốc rửa sạch rồi cho vào nồi đất, thêm 2 bát nước lớn và đun lửa nhỏ trong vòng 30 phút – 1 giờ. 

Chia thuốc làm 2-3 phần dùng trong ngày sau mỗi bữa ăn.

 

– Bài thuốc 2: điều trị viêm khớp háng mãn tính

  • Thành phần: Hy thiêm, thổ phục linh, tỳ giải, ngân hoa, cương tằm, tri mẫu, liên kiều, phòng phong, đởm nam tinh, bạch thược, bạch giới tử, quế chi, ma hoàng, xuyên sơn giáp, đào nhân, y truật, cam thảo.
  •  Cách dùng: Đem các vị thuốc rửa sạch sau đó cho vào ấm đất sắc với hai bát nước lớn. Sau khi sôi bùng lên thì hạ nhỏ lửa, đun thêm 15 phút rồi tắt bếp. 

Chia thuốc làm 2-3 phần dùng trong ngày, không dùng thuốc khi bụng rỗng.

 

– Bài thuốc 3: điều trị viêm khớp háng bằng ngũ gia bì:

  • Thành phần: Ngũ gia bì, trinh nữ, bưởi bung, ngải diệp, cát căn (mỗi vị 16g), nam tục đoạn 20g. 
  • Cách dùng: Sắc các thảo dược trên với 4 chén nước đến khi còn 2 chén là hoàn thành. Dùng 2 lần/ ngày.

Hoặc áp dụng bài thuốc sau: 

  • Thành phần: Ngũ gia bì,bồ công anh, trinh nữ, nam tục đoạn, đinh lăng, cà gai leo, kinh giới, xương bồ, cát căn, đơn hoa (mỗi vị 16g), rễ cỏ xước 20g, tất bái 12g,  quế 10g. 
  • Cách dùng: Sắc với 500ml nước đến khi còn 200ml. Uống mỗi ngày mỗi thang thuốc.

 

– Bài thuốc 4: điều trị viêm khớp háng bằng thảo dược hy thiêm:

  • Thành phần: Hy thiêm 5g, bạch mao đằng 5g, ngưu tất hoặc xú ngô đồng 3g.
  • Cách dùng: Đem các vị thuốc rửa sạch rồi sắc với nước, mỗi lần sắc lấy 1 thang. Dùng mỗi ngày 1 thang, không uống lúc bụng rỗng. 

 

– Bài thuốc 5: điều trị viêm khớp háng bằng thổ phục linh:

  • Thành phần: Thổ phục linh 20g, cỏ nhọ nồi, hy thiêm (mỗi vị 16g), ngưu tất, ngải cứu, thương nhĩ tử (mỗi vị 12g).
  • Cách dùng: Đem các vị thuốc rửa sạch rồi sắc với 600ml nước. Chia thuốc đã sắc thành 2 phần, dùng sau ăn. 

 

– Bài thuốc 6: điều trị viêm khớp háng bằng đẳng sâm:

  • Thành phần: Đẳng sâm, dây đau xương, tang ký sinh, đương quy, cỏ xước đã sao.
  • Cách dùng: Đem các vị thuốc rửa sạch rồi sắc lấy 1 thang để uống. Chia thuốc thành 3 phần dùng sau bữa ăn (sử dụng liên tục trong 10 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất).

 

Trên đây là một số bài thuốc Đông y phổ biến có hiệu quả cao trong việc điều trị viêm khớp háng. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần đến thăm khám tại các phòng chẩn trị uy tín nơi gần nhất, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc khi không có kiến thức chuyên môn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975 04 03 06