Tắc Kè trong Y học Cổ truyền thường được sử dụng làm thuốc bổ và thuốc ho, từ xa xưa đã được ông cha ta truyền miệng có tác dụng điều trị hen suyễn rất hiệu quả. Vậy nó có thật sự như lời đồn?
1. GIỚI THIỆU VỀ TẮC KÈ
Tắc Kè là 1 vị thuốc trong y học có thường được sử dụng để bổ thận tráng dương. Bên cạnh đó, vị thuốc này thường được dùng để điều trị hen suyễn, hư lao, ho ra máu và các chứng ù tai, đau lưng mỏi gối.
Tên gọi khác của Tắc kè: Cáp giới, Tiên thiềm, Cáp giải, Đại bích hổ
Tên khoa học: Gekko Gekko Lin.
Họ: Tắc kè (Gekkonidae).
2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
Tắc kè thường được mọi người ví giống như con “mối rách” hay “thạch sùng”, nhưng to và dài hơn, chiều dài của thân chừng 12 – 15cm, đuôi dài 15 – 17cm. Phần đầu hẹp có hình tam giác, mắt có con ngươi thẳng đứng. Tắc kè có 4 chân, mỗi chân có 5 ngón rời nhau nối với thân thành hình chân vịt, mặt dưới ngón có những màng phiến mỏng màu trắng, sờ như có chất dính, điều này chính là điều đặc biệt giúp cho tắc kè có thể bám chặt vào tường hay cành cây khi trèo lên.
Đầu lưng và đuôi của tắc kè đều có những vẩy nhỏ hình hạt tròn và hình nhiều cạnh. Chúng có nhiều màu sắc từ xanh lá mạ, xanh rêu đen, có khi lại xuất hiện với màu sắc xanh rêu nhạt hay đỏ nâu nhạt. Môi trường xung quanh sẽ làm màu sắc của tắc kè thay đổi theo. Tắc kè còn được gọi là tắc kè hoa khi trên thân có nhiều màu óng ánh. Trên cơ thể tắc kè, đuôi có thể coi là bộ phận tốt nhất của nó. Đặc biệt phần đuôi này có thể mọc lại nếu trong trường hợp bị đứt.
Tắc kè thường sống thành đôi một (1 đực 1 cái), ở những hốc cây hốc đá hoặc những khe hốc các nhà gác cao, tường cao. Dân gian ta thường hay nói rằng: con đực kêu “tắc” (cáp), con cái kêu “kè” (giới), nhưng thực tế một 1 số thông tin lại cho rằng, con cái có thể kêu cả hai tiếng “tắc kè”. Nếu dùng Tắc kè ngâm thuốc, dân gian ta thường dùng đủ cả đôi thay vì 1 con riêng lẻ. Tắc kè thường đi kiếm mồi vào ban đêm do ban ngày mắt của chúng bị lóa, chúng thích ăn sâu bọ có cánh. Loài động vật này lúc bắt mồi động tác rất linh hoạt.
Mùa rét, tắc kè có thể không ăn mà vẫn sống rất khỏe mạnh. Chúng đẻ trứng mỗi lần 2 trứng và trung bình sau 90-100 ngày trứng mới nở mà không phải ấp. Mùa đẻ từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm.
3. KHU VỰC PHÂN BỐ, THU BẮT VÀ CHẾ BIẾN
– Phân bố:
Tại Việt Nam, Tắc kè được tìm thấy ở ở mọi nơi, đặc biệt là các tỉnh miền múi như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên. Chúng thường sống tại vách đá, hốc cây thuộc các khu rừng.
Ngoài nước ta tắc kè có ở nam Trung Quốc, Campuchia, Lào, Thái Lan, Miến Điện và Đông bắc Ấn Độ. Tắc kè thường kêu từ các tháng hè đến hết thu (5-10), vào thời kỳ này người ta tổ chức đi bắt. Qua thời gian này, người ta có thể tìm thấy tắc kè dựa vào phân của chúng. Phân tắc kè gối mặt thỏi màu nâu to và một cục trắng nhỏ.
– Thu bắt:
Tắc kè được thu bắt dựa trên tiếng kêu của nó. Có 3 cách thu bắt phổ biến như sau:
-
-
Cách 1: Sử dụng tóc: Dùng gậy tre nhỏ, buộc một nắm tóc vào đầu gậy. Đợi lúc chập tối, tiến hành đưa gậy này vào các hốc cây, vách đá. Lúc này, Tắc kè tưởng là con mồi nên sẽ bắt mồi, nhân cơ hội đó kéo nhanh gậy về để bắt chúng.
-
Cách 2: Sử dụng ánh sáng: Khoảng từ 7h tối trở đi, đây là thời gian Tắc kè thường bò ra khỏi hang tìm mồi. Lúc này, dùng đèn pin soi vào, Tắc kè sẽ nằm im, nhân cơ hội đó hãy nhanh tay nắm lấy cổ chúng là có thể bắt được.
-
Cách 3: Bắt bằng móc sắt: Vào mùa hè, trong hang thường nóng nicjw nên Tắc kè thường bò ra khỏi hang. Vào ban ngày Tắc kè dễ bị lóa mắt, tầm nhìn kém và thiếu linh hoạt, vì thế có thể dùng móc sắt móc vào hàm trên hoặc dưới của Tắc kè, sau đó bắt chúng.
-
– Thời gian thu hoạch: Có thể bắt Tắc kè quanh năm.
– Cách chế biến tắc kè:
Tắc kè bắt đem về mổ bụng, moi bỏ phủ tạng, lau khô bằng vải hay giấy bản, dùng nẹp tre để căng giữ cho thân Tấc kè thẳng và phẳng ngay ngắn. Sau đó, ta dùng dải giấy bản, cuốn buộc chặt đuôi sát với nẹp tre để phòng mất đuôi. Mang đi phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp (40 °C đến 50 °C). Khi dùng đến thì nên bỏ mắt, chặt bốn bàn chân, sấy khô tán nhỏ hoặc cắt nhỏ mang đi ngâm rượu.
4. BỘ PHẬN SỬ DỤNG
Bộ phận sử dụng được: Bộ phận làm thuốc là toàn con
Mùi hơi tanh, vị hơi mặn. Tắc kè được coi là tốt khi có thịt trắng, mùi thơm, còn nguyên đuôi và không bị sâu mọt. Người xưa thường khuyên rằng không dùng con đã mất đuôi hoặc đuôi bị chắp.
5. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Thân tắc kè chứa nhiều chất béo, chúng chiếm 13-15% trọng lượng, trong đó có 3,88% chất không xà phòng hóa. Tắc kè cũng chứa một số acid amin, đa số là các loại amino acid thiết yếu cơ thể chúng không tự tổng hợp được như: Leucine, Isoleucine, Lysine, Histidine, Valine, Phenylalanine. Bên cạnh đó, trong cơ thể tắc kè cũng chưa các amino acid khác như: Acid Glutamic, Acid Aspartic, Alanine, Arginine, Serine, Proline, Threonine, Cysteine
Đuôi tỉ lệ chất béo thường cao hơn, chứa nhiều lipid, chứa tới 23-25%.
6. CÔNG DỤNG CỦA TẮC KÈ
Theo y học cổ truyền:
– Tính vị, quy kinh:
-
-
Theo Khai Bảo Bản Thảo: Tắc kè có vị mặn, tính bình, có độc ít
-
Quy vào hai kinh Phế và Thận.
-
– Công năng, chủ trị:
-
-
Có công dụng trong các trường hợp: Bổ Phế khí, bình suyễn, chỉ khái, bổ Thận tráng dương và bổ ích tinh huyết.
-
Chủ trị: Các trường hợp: Khó thở, thở đoản, hen suyễn do Phế khí hư kém hoặc Thận không nạp khí, giảm ho lâu ngày không khỏi, ho ra máu, bổ ích tinh huyết và bồi bổ Thận dương cho người lớn tuổi, hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể, ù tai, đau lưng mỏi gối, kinh nguyệt không đều…
-
7. LIỀU DÙNG VÀ CÁCH DÙNG
Tắc kè được dùng dưới nhiều dạng khác nhau, có thể dùng dưới dạng viên hoàn được bào chế, tán bột mịn, ngâm rượu, thuốc sắc hoặc nấu thành cháo ăn đều được.
Liều lượng được khuyến cáo nên dùng của tắc kè: Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 3 đến 6g. Liều lượng có thể thay đổi phụ thuộc vào mục đích sử dụng
8. CÁC BÀI THUỐC TỪ TẮC KÈ
Bài thuốc 1: Điều trị Phế khí hư gây ho lâu ngày không khỏi, Phế âm hư gây ho có máu mủ:
-
-
Sử dụng các nguyên liệu: Cáp giới, Lộc giác giao, A giao, Sừng trâu, Linh dương giác, mỗi vị phân lượng bằng nhau. Mang đi sắc cùng 3 chén nước đến khi còn một nửa thì dùng uống một lần trong ngày.
-
Bài thuốc 2: Điều trị Phế khí hư gây ho dai dẳng kèm phù mặt, phù tứ chi:
-
-
Sử dụng cáp giới một cặp đủ đực và cái, có đầy đủ đầu đuôi, tẩm mật sao đến chín. Sau đó dùng nửa lượng Nhân sâm loại 1 tán thành bột, Sáp ong nóng chảy 4 lượng. Trộn các vị thuốc trên làm thành 6 cái bánh. Mỗi lần dùng lấy nếp nấu thành cháo, dùng ăn một chén cháo trộn với bánh trên.
-
Bài thuốc 3: Cải thiện tình trạng chán ăn, suy dinh dưỡng, người gầy còm, tinh thần mệt mỏi, trẻ em kém phát triển:
-
-
Sử dụng Tắc kè tươi 1 – 2 con còn đuôi, chặt bỏ 4 bàn chân và phần đầu từ u mắt trở lên, lột da, mổ bụng, bỏ sạch ruột. Sau đó cắt thành nhiều miếng nhỏ, thêm Gừng, nấu chín, dùng ăn.
-
Bài thuốc 4: Bình suyễn, bổ Phế, điều trị suyễn lâu năm, ho ra máu do Phế Thận lưỡng hư
-
-
Sử dụng Cáp giới tán thành bột, mỗi lần dùng uống 5 phần. Ngày uống 2 – 3 lần với nước cơm khuấy với đường cát trắng.
-
Bài thuốc 5: Điều trị ho lâu ngày không khỏi do Phế thận âm hư
-
-
Sử dụng Cáp giới một cặp đủ đực và cái, có đầy đủ đầu đuôi, Nhân sâm 1 chỉ 5, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng uống 5 phân, ngày uống 2 – 3 lần với nước cơm.
-
Bài thuốc 6: Bổ thận tráng dương, điều trị di tinh, liệt dương, bất lực, đau lưng mỏi gối
-
-
Sử dụng Cáp giới một cặp đủ đực và cái, có đầy đủ đầu đuôi, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng uống 1 chỉ với rượu ngọt, ngày uống 2 lần.
-
Bài thuốc 7: Điều trị tổn thương Phế kinh, ho do suyễn, ho có đờm và máu
-
-
Sử dụng Cáp giới 2 chỉ, Bối mẫu, Lộc giác giao (chưng), Tri mẫu, Hạnh nhân, Anh bì, Tỳ bà diệp, Đảng sâm, mỗi vị đều 3 chỉ, Cam thảo 1 chỉ, sắc thành thuốc, dùng uống mỗi ngày một thang.
-
Bài thuốc 8: Cải thiện tình trạng cơ thể hư yếu, suyễn gấp, hơi ngắn, cổ họng có đờm, thở khò khè
-
-
Dùng Cáp giới một cặp đủ đực và cái, có đầy đủ đầu đuôi, Sa uyển tử, Câu kỷ tử, Nữ trinh tử, Thỏ ty tử, Hạnh nhân, mỗi vị đều 12g, Tiền hồ 9g, Trầm hương 2g, Tử uyển 9g, tán thành bột mịn. Mỗi ngày dùng uống 2 – 3 lần, mỗi lần 8g.
-
Bài thuốc 9: Chữa háo suyễn lâu ngày, đờm đặc vàng, ho ra mủ lẫn máu, người nóng âm ỉ, gầy yếu, mạch phù hư
-
-
Sử dụng Cáp giới 1 đôi, Hạnh nhân 500g, Cam thảo 500g, Nhân sâm 200g, Bối mẫu, Tang bì, Phục linh, Tri mẫu, mỗi vị đều 200g, sao giòn, tán thành bột mịn. Mỗi ngày dùng uống 3 lần, mỗi lần 15g với nước đun sôi để nguội.
-
Bài thuốc 10: Cách ngâm rượu Tắc kè bồi bổ cơ thể
-
-
Sử dụng Tắc kè 24g, Huyết giác, Trần bì, mỗi vị 3g, Đảng sâm 40g, Tiểu hồi 1g, ngâm với rượu 1000ml và một lượng đường vừa đủ. Mỗi ngày dùng uống 1 cốc nhỏ (khoảng 30ml) có tác dụng điều trị đau lưng, Thận dương hư suy, mỏi gối, tiểu són, hen suyễn, liệt dương, bất lực.
-
Tham khảo thêm các bài thuốc tại dongythienluong
9. MỘT SỐ MÓN ĂN CÓ TẮC KÈ
-
Cháo tắc kè tươi (tác dụng bổ thận định suyễn, ích tinh tráng dương. Dùng tốt cho nam giới thiểu năng tình dục, di tinh, liệt dương, hen suyễn): Tắc kè sống còn đủ đuôi 2 con, gạo tẻ 100g. Gạo nấu cháo, tắc kè làm sạch, dùng rượu rửa lại, bỏ đầu, chặt nhỏ, thêm rượu, dầu ăn, muối, hành sống, bột tiêu trộn đều; để 20 phút sau đó đổ vào nồi cháo đã chín trên bếp, đun sôi lại trong 5 – 10 phút là được.
-
Bột tắc kè (trị ho khan do viêm khí phế quản, ho do lao phổi): tắc kè 1 đôi, phổi dê 30g, mạch môn 15g, rượu vừa đủ. Tắc kè tẩm dấm rang cho chín vàng, tán bột; phổi dê sấy khô tán bột; mạch môn nướng chín khô tán bột. Trộn các vị thuốc với nhau. Lấy một chén rượu, đun nhỏ lửa cho sôi lăn tăn; cho vào 9g bột hỗn hợp, khuấy đều, cho ăn trong một lần. Ngày 1 – 2 lần.
-
Bánh mật tắc kè tắc kè (thích hợp cho người viêm phổi, viêm khí phế quản, phù mặt, tay chân):1 đôi, nhân sâm 1 củ, sáp ong vàng 120g. Tắc kè tẩm mật và rượu nướng chín, nhân sâm sấy khô; tán bột. Đun sáp ong cho tan, vớt bỏ bã, cho bột sâm tắc kè vào, trộn đều và làm thành 6 cái bánh. Mỗi lần cho 1 bánh vào bát cháo gạo nếp, khuấy tan, ăn nóng.
-
Bột tắc kè bạch cập (tác dụng bổ phế khí, trị người già ho, nhiều đờm, ho ra máu): tắc kè 1 đôi, bạch cập 100g. Hai vị tán bột, trộn đều. Ngày uống 2 lần (sáng – chiều), mỗi lần 15g, uống với nước sôi và mật ong. Dùng liên tục 20 ngày.
-
Rượu sâm tắc kè (trị hen suyễn do thận khí hư): tắc kè 1 đôi, nhân sâm 12g, rượu 1.000ml. Ngâm trong 7 ngày, mỗi ngày khuấy lắc vài lần. Ngày uống 1 – 2 lần. Mỗi lần 15 – 30ml.
-
Thịt nạc hầm tắc kè (dùng tốt cho trẻ em còi xương suy dinh dưỡng (cam tích), người lớn cơ thể suy nhược): tắc kè 1 con, thịt lợn nạc 50g. Tắc kè làm sạch bỏ ruột, bỏ da. Thịt lợn thái mỏng (giần bằng sống dao cho mềm), thêm mắm muối gia vị hầm chín nhừ.
10. MỘT SỐ LƯU Ý KHI DÙNG