Cao ban long Đông y Thiên Lương – Sản phẩm tâm huyết được “khoác áo sau gần 30 năm
30 năm là khoảng thời gian quá dài để Lương y Đinh Thị Song Nga và Đông Y Thiên Lương chính thức “mặc” cho cao ban long (cao gạc hươu) một “chiếc áo” trang trọng, đàng hoàng. Cuộc sống hiện đại khiến cho nhiều thứ trở nên đơn giản, tuy nhiên, đằng sau những thứ tưởng chừng như rất dễ để thực hiện ấy là những giọt mồ hôi, sự vất vả của cả một hành trình đầy gian truân, sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ của Lương y Đinh Thị Song Nga.
Là phận nữ nhi nhưng Lương y Đinh Thị Song Nga bắt đầu tự nấu các loại cao từ những năm 90, cả huyện Kim Bảng – Hà Nam, cả Công ty Sông Đà 10 khi xưa chắc chẳng ai xa lạ gì với hình ảnh cô giáo Nga mảnh khảnh nhưng thoăn thoắt cho ra từng mẻ cao nguyên chất, bổ dưỡng cực kỳ… và cũng chẳng ai phải băn khoăn về chất lượng của chúng vì cả làng, cả huyện ấy đều biết cô Nga không bao giờ làm gì “điêu” được hết.
Mỗi kỳ nghỉ hè, chồng cô tranh thủ đưa mẹ con cô vào chơi tại những công trình thủy điện nơi chú công tác, nhưng đối với cô, đó là “cơ hội vàng” để được “tu luyện”, nâng cao “tay nghề” nấu cao – niềm đam mê rất lớn của mình. Nào thủy điện Hòa Bình, Yaly (Gia Lai – Kontum), Thác Bà, Sơn La (Sốp Cộp), Lai Châu… in đậm dấu chân cô – lăn lộn đi tìm nguyên liệu ở khắp mọi nơi. Mỗi lần đi tìm nguyên liệu nấu cao, trên đường về khu tập thể, cô lễ tễ, nhễ nhại mồ hôi kéo những bì gạc hươu đi một mình, thấy xe nào biển xanh 28 (biển Hòa Bình) là tránh xa, nép vào lề đường vì sợ bị người cơ quan chồng “bắt gặp”. Khi thấy có xe biển 80, cô liền vẫy xin đi nhờ vì chắc mẩm là xe người lạ, ai ngờ trời ơi, mở cửa ra thì từ Giám đốc đến Phó Giám Đốc toàn ban lãnh đạo Xí nghiệp chồng cô ở trên xe. Về đến nhà, cô lại bị chồng “mắng” vì tại sao làm vợ sếp mà không nghỉ ngơi, hưởng thụ mà cứ phải thế làm gì cho khổ. Nhưng cô có thấy khổ đâu, được mò mẫm, được “nghịch ngợm” thứ mà mình đam mê là điều hạnh phúc nhất trên đời.
Cô tự tay phát rừng đằng sau xí nghiệp, dựng lán nấu cao, chồng cô lại “dỗi” cả tuần không nói năng, bất lực vì không làm gì được cái máu làm nghề của người mà chồng cô vẫn gọi là “mụ điên”. Cô thức canh cao cả đêm, tự mình chăm chút cho những mẻ cao cho đến khi ra được thành phẩm trọn vẹn thì mới yên tâm. Trong khi vợ của rất nhiều CBNV, công nhân ở xí nghiệp rất thích làm đẹp, ăn diện thì móng tay cô lúc nào cũng đen sì vì than đước (vì ở đó không có than đá). Ba tháng nghỉ hè là cô nấu đủ cao cho cả năm, hè sau lặp lại như hè trước. Tích lũy kinh nghiệm từng ấy năm trời, Lương y Đinh Thị Song Nga luôn khao khát sản phẩm chứa đựng thật nhiều tâm huyết, kỉ niệm ấy đến được với mọi người trong việc cải thiện sức khỏe.