Chữa trào ngược dạ dày theo Đông Y

Đau bụng do rối loạn kinh nguyệt

1.Trào ngược dạ dày là gì?

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản thuộc chứng khí nghịch của Đông y, là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Do tính kích thích của các chất dịch trong dạ dày như axit, pepsine, dịch mật… đối với niêm mạc thực quản. Hiện tượng trào ngược dạ dày lên thực quản là trạng thái sinh lý bình thường và không gây ra hệ quả gì. Các triệu chứng quan trọng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là ợ nóng, ợ hơi, trớ, nuốt khó….

Người bị trào ngược dạ dày thường mắc phải nhiều triệu chứng phổ biến như ợ chua, đau tức ngực, trào ngược axit. Trong số này, chứng ợ chua là một trong những triệu chứng phổ biến nhất và thường xảy ra sau khi ăn, xảy ra khi acid dạ dày trào ngược lên thực quản (đường dẫn thức ăn). Điều này tạo ra acid dạ dày, gây kích ứng niêm mạc thực quản và gây ra các triệu chứng kéo dài vài phút đến vài giờ. 

trào ngược dạ dày thực quản

2. Triệu chứng của trào ngược dạ dày

  • Ợ nóng: Cảm giác nóng rát ở vùng dạ dày lan từ ngực (thường là sau xương ức) đến cổ và cổ họng. Chứng ợ nóng thường xảy ra sau khi ăn, đặc biệt là sau khi ăn no, hoặc sau khi ăn sô cô la, rượu, đồ chua, cay hoặc béo
  • Ợ chua: Thường kèm theo chứng ợ nóng, người bệnh có biểu hiện ợ hơi và có vị chua trong miệng.
  • Đau ngực: Cảm giác đau thắt ngực thường bị nhầm lẫn với bệnh tim mạch
  • Xuất hiện các triệu chứng nôn, ói, buồn nôn: Triệu chứng này và cảm giác như thức ăn mắc kẹt trong cổ họng, thường xảy ra sau khi ăn. Đặc biệt, người bị trào ngược axit rất dễ bị nôn ọe khi bị ốm nghén, say sóng, say tàu xe.
  • Ho khi nằm: Đắng miệng, buồn nôn. Thậm chí ăn xong nôn luôn vì cảm giác thức ăn mắc ở cổ họng. Vậy nên không dám ăn no.
  • Nóng rát cổ họng: Ợ hơi liên tục kèm theo nóng rát dạ dày, đôi khi thấy xót, khóe ở miệng. Thậm chí ợ trớ ra thức ăn lúc gập, cúi người hoặc uống quá nhiều nước.
  • Ợ ra thức ăn: Khó nuốt. Cảm giác có cái gì chắn ngang cổ. Ăn xong cảm giác đờm đầy cổ họng.
  • Vướng nghẹn cổ: Đau tức ngực khi ăn no hoặc khi nằm. Đêm có cảm giác có gì đó chèn lên tận cổ, khó thở không ngủ được.
  • Cảm giác đắng miệng, hôi miệng: Khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh sẽ có dấu hiệu là có các cảm giác đắng miệng hoặc miệng hôi bất thường. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của thức ăn đang tiêu hóa dở trào ngược lên cùng acid khiến người bệnh cảm thấy đắng. Đồng thời, trong dạ dày cũng là nơi cu trú của nhiều vi khuẩn, dẫn đến tình trạng hôi miệng.
  • Ho, khàn giọng bất thường: Khi dịch dạ dày có chứa acid trào ngược lên sẽ khiến dây thanh quản bị ảnh hưởng trực tiếp. Điều này gây ra dấu hiệu trào ngược dạ dày là ho và khàn giọng. Khi bệnh ở tình trạng nặng, người bệnh trở nên khó nói và khàn giọng hơn do dây thanh quản bị phù nề nghiêm trọng.
  • Tiết nước bọt nhiều hơn: Nếu bạn đột nhiên nhận thấy tình trạng tiết nước bọt trở nên nhiều hơn bình thường thì đây có thể là dấu hiệu trào ngược dạ dày cần được chú ý. Theo các chuyên gia, đây là phản xạ cơ bản của cơ thể khi axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản và để trung hòa điều này, cơ thể sẽ điều tiết nước bọt nhiều hơn bình thường.

Bên cạnh những dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản được nêu trên, bạn cũng có thể nhận biết bệnh thông qua những dấu hiệu lâm sàng khác như

  • Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản đối với người lớn: Đối với người lớn bị trào ngược dạ dày, người bệnh dễ bị mắc phải hoặc dễ tái phát những bệnh liên quan đến tai mũi họng, hầu, thanh quản hoặc phế quản – phổi như viêm xoang mạn, viêm tai giữa, viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản…. Hơn nữa, người có bệnh sử bị hen suyễn cũng dễ bị bùng phát bệnh hơn người khác.
  • Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản đối với trẻ em: Ở trẻ em, phụ huynh có thể biết được trẻ đang bị trào ngược dạ dày thông qua những biểu hiệu nôn, ọc sữa qua đường mũi và miệng. Chậm tăng cân, có khả năng bị suy dinh dưỡng hoặc tình trạng thiếu máu kéo dài nằm ở mức đáng báo động.

3. Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản

  • Người bị thừa cân hoặc béo phì.
  • Phụ nữ mang thai đặc biệt là ở những tháng cuối do tử cung mở rộng sẽ làm chèn ép một số bộ phận tiêu hóa, dẫn đến hiện tượng trào ngược.
  • Người phải sử dụng một số thuốc như: thuốc trị hen suyễn, thuốc kháng histamine, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau xương khớp nhóm NSAIDs.
  • Người hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc.
  • Người bị liệt dạ dày, thoát vị hoành hoặc bệnh lý mô liên kết như xơ cứng bì.
  • Người có lối sống và thói quen ăn uống không lành mạnh như uống rượu bia, ăn nhiều đồ chua, đồ dầu mỡ, lười vận động, nằm liền sau ăn…  
  • Stress, căng thẳng.
  • Do tình trạng thức ăn không được tiêu hóa và tồn lại trong dạ dày. 
  • Do những bất thường ở cơ hoành, cơ thắt dưới thực quản.

4.  Biện pháp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày

4.1. Những việc nên làm.

  • Tăng cường bổ sung các chất xơ, chất đạm, chất có tác dụng trung hòa axit như: bột ngũ cốc, bột yến mạch, các loại bánh mì…
  • Ăn nhiều sữa chua: Do sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn nên đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, tạo cảm giác ăn ngon miệng.
  • Sử dụng các thực phẩm hỗ trợ điều trị truyền thống như: Nghệ, mật ong,… 
  • Giảm cân bằng các biện pháp an toàn, hiệu quả như: Tập thể dục, hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường, nguyên liệu nhiều dầu mỡ,… 

4.2. Những việc không nên làm

  • Không nên duy trì các thói quen xấu như: Ăn quá no, ăn các loại đồ ăn nhanh, chiên nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm chế biến sẵn; thức khuya, nằm sau khi ăn,…
  • Không nên sử dụng các chất kích thích,chất gây nghiện như: Bia, rượu, cafe, thuốc lá,…
  • Không sử dụng các loại đồ ăn có chứa hàm lượng axit cao như: Đồ ăn cay nóng, các loại quả như chanh, quất, dứa, nước ngọt có ga,…
  1. Điều trị bằng Đông Y

Dựa theo cơ chế gây bệnh và triệu chứng tổn thương tạng phủ, có nhiều bài thuốc, vị thuốc được đề xuất làm giảm triệu chứng.

STT Nguyên nhân Triệu chứng Pháp điều trị Bài thuốc Vị thuốc
1 Thể can vị bất hòa Đau vùng thượng vị, đau lan sang hai bên sườn, tức ngực đầy trướng bụng, ợ hơi nhiều, dễ cáu giận, căng thẳng. Khi cáu giận căng thẳng bệnh nặng thêm Sơ can giải uất, hòa vị giáng nghịch. Sài hồ  sơ can Sài hồ 10g Xuyên khung 6g Tô ngạnh 10g Bạch thược 10g Hương phụ 10g Trần bì 10g Chỉ xác 10g   Uất kim 10g Huyền hồ 10g Diên hồ sách 10g Ô tặc cốt 15g Cam thảo 6g
2 Thể can vị uất nhiệt Ợ nóng, nóng rát sau xương ức. Dễ cáu giận. Miệng khô, đắng. Đại tiện táo, rêu lưỡi vàng. Sơ can thanh nhiệt, hòa vị giáng nghịch “Đan chi tiêu dao tán” kết hợp “Tả kim hoàn” gia giảm Đan bì 10g Chi tử 10g Sài hồ 10g Bạch thược 10g Xích thược 10g Trần bì 10g Chỉ thực 10g Hoàng liên 6g Ngô thù du 3g Bạch truật 15g Ô tặc cốt 15g Phục linh 15g Bán hạ 10g Đương quy 10g
3 Can mộc khắc tỳ thổ quá mạnh Đau vùng thượng vị

Ợ nóng, ợ chua

Cảm thấy khó chịu, nóng giận, tinh thần sa sút.

Chán ăn, mất ngủ, tỳ và vị khí không thông.

Bổ bình, điều khí Tang diệp 20g, Mã đề 20g, Rau má 20g, Hạ liên châu 10g, Hoài sơn 16g, Thục địa 12g, Hậu phác 10g, Bán hạ 10g, Phòng sâm 16g, Củ đinh lăng 16g, Đương quy 16g, Bạch truật 16g, Cỏ mực 16g, Hắc táo nhân 16g, Bạch thược 12g, Chỉ xác 8g, Trần bì 10g, Cam thảo 12g
4 Tỳ vị khí hư, trung khí hạ hãm. Bụng đầy chướng xệ xuống, ợ hơi luôn, ăn kém, đại tiện không lợi, lưỡi hồng nhạt, trên trắng bẩn, mạch trầm huyền hoãn Thăng đề cố thoát Tứ kỳ thang Hoàng kỳ 20g, Bạch truật 15g, Chỉ xác 15g, Phòng phong 10g Mộc hương 5g, Sa nhân 5g

Ngoài những bài thuốc trên, thì dưới đây là những bài thuốc để điều trị riêng từng nguyên nhân, triệu chứng:

STT Nguyên nhân, triệu chứng Nguyên liệu chuẩn bị Cách dùng Tác dụng
1 suy nhược cơ thể 10g Trần bì, 16g Bạch truật, 16g Hạt sen, 10g Chi tử, 16g Cam thảo, 12g Râu bắp, 10g Bán hạ, 16g Hoài sơn, 12g Bạch thược, 20g Rau má Sắc cùng 1 lít nước sôi trong vòng 40 phút, rồi chia làm 2 phần và uống sau khi trưa, tối. Điều hòa khí huyết, tăng cường sức khỏe
2 Căng thẳng 20g Táo đen, 10g Chỉ xác, 12g Cam thảo, 12g Trần bì, 20g Phòng sâm, 12g Bán hạ chế. Sắc ngập nước, để lửa nhỏ cho đến khi nước thuốc cô cạn còn khoảng ⅓ so với ban đầu thì tắt bếp, chờ nguội và chia làm 2 phần uống trong ngày. Ổn định tâm trạng, an thần, dưỡng khí huyết, thể trạng
3 Thiếu dinh dưỡng 15g Xương bồ, 15g Lá lốt, 12g Tía tô, 12g Bạch truật, 15g Đương quy, 4g Sinh khương, 10g Hoàng kỳ, 13g Chỉ xác, 12g Trần bì, 15g Lá đắng. Sắc thuốc cùng 1,5 lít nước với lửa nhỏ. Sau khoảng 45 – 60 phút, khi nước thuốc cô cạn còn khoảng 200 ml thì tắt bếp, chia thuốc thành 2 phần uống sau bữa ăn. Điều hòa khí huyết, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng
4 Đau thượng vị 18g Hương phụ, 10g cam thảo, 9g sa nhân, 20g ô dược, 12g diên hồ sách. Sắc cùng 1,5 lít nước, sau đó chờ cho đến khi thuốc cô cạn còn 150ml thì dừng. uống sau bữa trưa, tối trong ngày. Cải thiện hiện tượng đau thượng vị
5 Nôn mửa, đầy bụng Nhân sâm: 15g

Can khương: 30g

Thục tiêu: 10g

Di đường: 100g

Sắc 1 thang thuốc với khoảng 1,2l nước, lọc bỏ bã lấy 150ml đun sôi hòa với Di đường, khuấy cho tan đều, chia làm 4 phần và uống trong ngày, không để qua ngày hôm sau. Giúp cải thiện tình trạng nôn mửa, đầy bụng, đau vùng thượng vị liên miên, mệt mỏi,… 
6 Ợ chua  10g Trần bì, 13g Bối mẫu, 20g Chi tử, 8g Thanh bì, 20g Thược dược Chế khoảng 1 lít nước và đun nhỏ lửa cho tới khi lượng thuốc cô cạn còn khoảng 200 ml. Tiêu thực, điều dưỡng khí huyết, thông thoáng vòm họng sau.
7 Trào ngược dạ dày vô căn Rau má 20g, Râu ngô 12g, Bán hạ 10g, Chi tử 10g, Đan bì 12g, Cam thảo 16g, Bạch thược 12g, Trần bì 10g, Hậu phác 10g, Đương quy 16g, Hoài sơn 16g, Mã đề 16g, Bạch truật 16g, Liên nhục 16g. Sắc các vị thuốc trên cùng 1,2l nước sạch cho đến khi thuốc cô cạn còn khoảng 200ml nước thì tắt bếp, chia đều thành 2 phần và uống 2 lần/ngày. Các triệu chứng trào ngược sẽ giảm tức thì và khỏi hẳn sau 2 – 3 tuần điều trị.

Ngoài ra còn có một số bài thuốc Đông Y cải thiện chứng trào ngược dạ dày như:

Bài thuốc 1: 

Cây ngũ sắc 14g, hoàng kỳ 16g, tía tô 8g, chỉ xác 6g, xương bồ 16g, hoài sơn 8g, biển đậu 6g, trần bì 8g, đương quy 10g, bạch truật 8g, lá đắng 12g, lá lốt 6g, sinh khương 8g, sâm đại hành 10g, sắc uống 2 ngày 1 thang sau khi ăn.

Bài thuốc 2: 

Khôi tía 16g, cỏ lào 12g, loét mồm 12g, tam thất nam 12g, khương hoàng 10g, cam thảo 10g, sắc uống 2 ngày 1 thang, mỗi ngày uống 2 lần trước khi ăn sáng và trước khi đi ngủ 30 phút

Bài  thuốc 3:

 Hắc táo nhân 16g, bạc truật 12g, 10g hoài sơn, 16g phòng sâm, 10g liên nhục, ngưu tất 8g, 10g viễn chi, trần bì 6g, bán hạ chế 12g, chỉ xác 8g, cam thảo 4g. Tất cả đem sắc cùng với 1 lít nước, sắc cô cho đến khi còn một nửa là được, chia uống 3 lần trong ngày sau bữa ăn.

Bài thuốc 4: 

Hoài sơn, liên nhục, ngũ gia bì mỗi vị 16g, tía tô 20g, bạch truật 16g, cam thảo 10g, phòng sâm 16g, chỉ xác 8g, bán hạ 10g, sinh khương 4g, cây ngũ sắc (sao vàng hạ thổ) 16g, bạch linh 12g, lá đinh lăng (sao thơm) 12g. Sắc uống 2 ngày 1 thang, uống mỗi ngày 2 lần.

Bài thuốc 5: 

Viễn chỉ 12g, cam thảo 12g, trần bì 12g, ngưu tất 16g, hắc táo nhân 16g, cát căn 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, chỉ xác 10g và bán hạ chế 10g. Sắc uống 2 ngày 1 thang, mỗi ngày uống 2 lần ngay khi còn ấm và uống trước bữa ăn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975 04 03 06