XẠ HƯƠNG

Tên thuốc: Moschus

Tên khoa học: Moschus moschiferus L.

Tiếng trung: 射 香

Lưu ý:

Cần phân biệt xạ hương và cỏ xạ hương (có tên tiếng Anh là Thyme hay Common thyme, Garden thyme, danh pháp hai phần: Thymus vulgaris) là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa môi, được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực, dược liệu và trang trí. Chúng thuộc Chi Cỏ xạ hương (Bách lí hương) và là loài phổ biến nhất trong chi này.

Mô tả dược liệu xạ hương:

Con cầy hương

Xạ hương là gì? Xạ hương là một dược liệu quý. Xạ hương là một chất đặc lổn nhổn do hạch ở sát dương vật của một thứ cầy hương đực (có người còn gọi là hươu xạ) từ 3 tuổi trở lên (Moschus moschi-ferus L ) họ hươu xạ (Moschida). Con cầy hương giống con cầy cao chừng 50 cm,dài 80 – 90cm, toàn thân màu vàng gio. Nó sống bằng những cây cỏ thơm, vì vậy người ta cho rằng nguồn gốc xạ là ở các cỏ thơm đó. Đi đến đâu nó tiết xạ để nhớ đường về.

Túi xạ ở phía bụng, khoảng 2cm trước chỗ bìu dái và trước dương vật. Hình dạng túi xạ thay đổi, khi thì hình tròn, khi thì dẹt trên phủ lông như những lông khác ở bụng con cầy hương; túi xạ có một điểm sâu, đường kính chừng 5mm, tất cả lông trông như đều hướng về điểm này.

Ngoài ra ở Việt Nam ta còn có loài cầy hương khác (Vicerricula malaccensi Gmelin) và cầy giông (Viverrazibetha, họ Viverridae), cũng có túi thơm nhỏ, người ta cũng lấy chế biến và gọi là xạ. Thứ xạ này không thơm và không tốt bằng xạ hương nói trên.

Phân biệt thứ xạ thật giả theo hình nghiệm nhân dân:

– Xạ thật có mùi thơm xộc ngay vào mũi, thơm lâu.

– Dùng móc lấy ráy tai cho vào trong túi xạ lấy ít xạ cho vào ngay mà vê, xạ thật thì nhiều đàn tính, mềm nhũn, viên lại thành tròn, bóp bẹp thành bột; thứ giả thì viên lại thành dài, không có đàn tính.

– Lấy chút ít xạ hương cho vào nước sôi một chốc lấy ra, xạ thật thì bã nó thơm mãi, thứ giả không thơm mà lại hôi.

– Phân biệt nguyên cả miếng xạ hương còn cả da, có thể dùng kim xăm vào thử xem có khối chắt cứng hoặc khối thịt. Nếu có vật cứng tức là họ cho chì vào để thêm nặng cân..

– Dùng sợi chỉ tơ tẩm vào nước hành tanh, lấy sợi chỉ đỏ xâu vào trôn kim, lấy kim xuyên qua túi xạ, xạ thật thì sợi chỉ không còn mùi tanh, thứ giả thì mùi tanh của hành mất đi rất ít.

– Lấy chút ít xạ hương để trên miếng sắt mà đốt, thì thấy cháy xèo xèo như đốt tóc toả mùi thơm mà không có mùi khét, toàn bộ cháy gần hoá ra tro, hoặc còn lại cũng rất ít, xạ giả chất than còn lại rất nhiều.

– Những thứ trộn lẫn vào xạ hương, phần nhiều hay lẫn thứ huyết khô, miếng thịt khô thái vụn hoặc bột chì hoặc đất cát trộn vào, nếu cho Xạ hương ấy vào than đỏ mà đốt thì khối thịt, huyết khô mà cháy thì khét, chất chì thì không cháy, đất cát còn lại.

Lấy xạ hương và cách chế biến:

– Bắt được Cầy hương để nó nằm im nửa giờ cho xạ hồi về. Xẻo lấy túi xạ: có người treo trong nhà âm Canđến khi khô, có người lấy lá trầu bọc lại (hoặc là long não) cho đến khô, vì cho là da túi hay bị thối. Cũng có người đem tẩm rượu phơi râm cho khô, rồi lại tẩm, âm Can(3 lần). Khi túi xạ khô rồi thì bỏ vào lọ đậy kín.

– Lại có người chế xạ hương theo cách sau đây: lấy một dùi sắt nung đỏ lăn cho cháy hết lông túi xạ, để làm khô túi. Sau đó thái mỏng, đặt vào một cái bát, lấy cái bát khác nhỏ hơn úp vào, trét kín bằng lá khoai và cám đã làm nhuyễn rồi đun nóng nhẹ. Muốn biết thế nào là vừa, đặt lên bát úp một lá trầu. Khi nào lá trầu khô là được, mở bát ra, cạo lấy phấn xạ bám lên lòng bát úp, cho vào lọ nút kín.

– Người ta không cạo lông túi xạ vì sợ làm mỏng túi, xạ bay đi.

Cách bào chế xạ hương

Theo Trung Y: Dùng nước nóng, nhúng ướt cạo sạch lông da, mở túi xạ ra, thái mỏng nhỏ và nghiền bột dùng.

Theo kinh nghiệm Việt Nam: Khi dùng xạ khô thì lấy dao sắc chích túi ra, lấy hạt xạ, thường chỉ to bằng nửa hạt gạo, vàng xám, bỏ lọ đậy kín. Khi dùng lấy một tý, rồi lại cất đi. Còn túi xạ khi dùng đến đâu thì mài với ít nước, gạn lấy nước mà dùng, còn thì lại phơi khô cất đi.

– Nhưng có người khi lấy hạt xạ ra rồi, còn túi thì đem sao đen rồi tánthành bột mịn; sau đó cho hạt xạ cùng tán cho đều, đựng lọ kín.

– Cũng có người sau khi lấy hạt xạ cất riêng rồi còn túi thì đem ngâm rượu, lọc đi để uống.

– Còn có người cho vào lọ đựng hạt Xạ một số cốm chuồi đã rang (miền Bắc gọi là bỏng rang) đậy kín. Khi dùng lấy cốm chuồi ra dùng, hết lại cho cốm chuồi khác vào.

Hòn dái con cầy hương đem sao với cát nóng cho khô tán bột để dùng.

Bảo quản: cần để vào lọ thật kín, để nơi khô ráo, tránh nóng ẩm làm mất mùi thơm. cũng cần để xa các chất có mùi thơm khác như băng phiến, bạc hà dễ bị bắt mùi.

Thành phần hoá học của xạ hương:

Trong xạ hương có cholesteron, chất béo, chất nhựa đắng, muối calci, amon và một tinh dầu 34% (chủ yếu là muscon tỷ lệ muscone trong Xạ hương là khoảng1% và 1,58 – 1,84%. Ngoài ra Xạ hương còn có normuscone và các thành phần khác như protid, các hợp chất nitrogen (acid amine, urê), muối vô cơ (Ca, K,Na, Mg, Phosphor.). Do có mùi thơm đặc trưng nên thường sử dụng trong công nghiệp làm nước hoa. Hiện nay người ta có thể chế Xạ hương nhân tạo.

Xạ hương được biết đến từ thời cổ đại – là 1 loại dược liệu quý hiếm.

Tác dụng dược lý của xạ hương

Đối với hệ thần kinh trung ương:

Nếu dùng liều nhỏ Xạ hương và chất muscone ceton Xạ hương có tác dung làm hưng phấn hệ thần kinh trung ương, nhưng ngược lại, nếu liều cao thì lại bị ức chế. Thuốc sử dụng xạ hương làm giảm rõ phù não, tăng sư thích nghi của hệ thần kinh trung ương đối với trang thái thiếu oxy, cải thiện tuần hoàn não. Nhờ các tác dung trên mà thuốc có tác dụng khai khiếu (tỉnh não) (Trung Dược Học).

Đối với hệ tuần hoàn:

thuốc có tác dụng hưng phấn tim cô lập làm cho lưu lượng máu của động mach vành tăng gấp đôi Tác dung kháng khuẩn và kháng viêm: 2% ceton Xạ hương dịch pha 1% loãng 1 : 400. in vitro có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn đai tràng (E coli), khuẩn thổ tả heo, thuốc còn có tác dụng kháng viêm trên mô hình gây viêm khớp cho chuột đồng (Trung Dược Học).

Tác dụng đối với tử cung:

Thuốc có tác dụng hưng phấn rõ rệt đối với tử cung cô lập của thỏ nhà, chuột đồng và chuột Hà lan, tác dụng hưng phấn đối với tử cung có thai càng mạnh hơn (Trung Dược Học).

Tác dụng chống ung thư:

thuốc có tác dụng ức chế tế bào ung thư, đối với các loại ung thư thực quản, ung thư tuyến bao tử, ung thư đại trường. ung thư bàng quang. Nồng độ cao tác dụng mạnh nhưng đối với ung thư tâm vị lại không có tác dung rõ rệt (Hiện Đại Trung Dược Học).

Vị thuốc xạ hương

Vị thuốc xạ hương

Tính vị: Vị cay, tính ôn,

Quy kinh: Thông khắp 12 kinh.

Tác dụng: Thông khiếu, thông kinh lạc.

Chủ trị:

Các chứng: nhiệt nhập tâm bào lúc mắc bệnh ôn nhiệt, sang thương thũng độc, trung tích kinh bế, kinh phong, kinh giản trúng phong (chứng bế), tâm phúc bạo thống, diệt dã tổn thương, bào y bất hạ (rau thai không ra)

Liều dùng:

Đông y thường dùng 0,06 – 0,1g nhiều đến 1g. Dùng ngoài lượng vừa đủ. Chỉ cho vào thuốc hoàn tán, không cho vào thuốc thang vì khi sắc sẽ bay hết mùi

Xưa kia Tây y hay dùng xạ hương làm chất trấn kinh, cường dương, điều kinh v.v… dưới dạng cồn xạ hương với liều 6 – 10g một ngày, cồn này pha thành thuốc uống, nay ít dùng.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc xạ hương  

Xạ hương có tác dụng: khai khiếu tỉnh thần, hoạt huyết tán kết, chỉ thống thôi sản.

Trị bệnh mach vành, tai biến, huyết khối, đau thắt ngực:

Muscone chế thành thuốc ngậm, dùng trị cho các ca đau thắt ngực.Đặc biệt có thể nói tới các viên ngậm cấp cứu của Trung Quốc hay Hàn Quốc sản xuất có tên là An Cung hay An Cung Ngưu Hoàng Hoàn, v.v… được dùng để cấp cứu và điều trị cho các bệnh nhân trong khi và sau tai biến rất hiệu quả.

Dùng để giảm đau tim:

Xạ hương, Nha tạo, Bạch chỉ, chế thành cao dán, mỗi lần dán 2 miếng ở vùng đau trước tim và huyệt Tâm du, cứ 24 giờ thay 1 lần.

Trị bênh viêm gan mạn và xơ gan thời kỳ đầu:

Dùng dịch chích Xạ hương 5%, luân lưu chích vào 2 huyệt Chương môn, Kỳ môn 2 bên, mỗi lần 2ml, 1 tuần 1 lần, 4 tuần là một liệu trình.

Trị bong gân vùng eo lưng:

Dùng dịch chích Xạ hương 0,2% chích vào A thị huyệt, điểm đau nhất. Mỗi lần 2-4ml, mỗi tuần 1 lần. 2 tuần là một liệu trình, theo dõi 21 ca kết quả tốt (Bảo cáo của Triệu Hương Cương, báo Tân Trung Y 1985, 4 : 26).

Trị bạch điến phong:

Dùng dịch chích Xạ hương 0,4% chích dưới da vùng bệnh nhiều điểm, lượng tùy theo vùng bệnh to nhỏ. Một tuần 2 lần, 3 tháng là một liều trình, thường là 2-3 liệu trình Theo dõi 78 ca, tỉ lệ kết quả 83:33% (Liêu Tuy Lâm và cộng sự, Hồ Nam Y Học Viện Hoc Báo 1980, 2 : 157).

Trị nhau thai không ra, thai chết lưu:

Hương Quế Tán: Xạ hưong 0,15g, Nhục quế 1,5g, tán bột, chia làm 2 lần, uống với nước nóng (Hiện Đại Trung Dược Học).

Tham khảo

Kiêng kị:

Cần hết sức lưu ý đến việc sử dụng các sản phẩm chứa xạ hương, như nước hoa, xà phòng thơm… hoặc các thuốc Đông y trong thành phần có xạ hương đối với phụ nữ có thai, hiếm muộn, hay bị lưu thai hoặc khó thụ thai.

Người bị suy nhược, sức khỏe yếu cẩn trọng khi dùng

Một số bài thuốc cổ phương đặc biệt của Ðông y có xạ hương:

Phương “Lục thần hoàn” gồm 6 vị: xạ hương 1g, trân châu 1,5g, ngưu hoàng 1,5g, hùng hoàng 1g, băng phiến 1g, thiềm tô 1g. Thiềm tô tẩm rượu để riêng. Các vị khác tán bột hòa với thiềm tô làm viên bằng hạt cải. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 – 10 viên. Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, giảm đau. Chữa chứng hầu họng sưng đau, trẻ em sốt cao, co giật, đinh độc, tuyến vú sưng đau.

An cung ngưu hoàng hoàn: xạ hương 25g, băng phiến (d.borneol) 25g, ngưu hoàng 10g, bột sừng trâu 200g, trân châu 50g, chu sa 100g, hùng hoàng 100g, hoàng liên 100g, hoàng cầm 100g, chi tử 100g, mật ong vừa đủ. Tất cả làm hoàn, mỗi hoàn 3g. Ngày uống 1 hoàn, uống liền 5 – 7 ngày. Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, chỉ kinh, khai khiếu. Dùng cho những người tà nhiệt nhập vào phần tâm bào, nhập phần dinh, phần khí, phần huyết, gây sốt cao, phát cuồng, co giật, mê sảng; hoặc sau các tai biến mạch máu não (nhồi máu não) dẫn đến hôn mê, bất tỉnh.

Xạ hương trong y văn cổ:

Bản kinh: ” chủ trị ác khí (trừ khí độc), ôn ngược, cồ độc (con sâu độc), khử độc, trị động kinh, uống lâu trừ tà.”.

Danh y biệt lục: ” chủ trị các chứng hung tà quỉ khí, trúng ác, tâm phúc bạo thống trướng cấp, bĩ mãn phong độc, đàn bà đẻ khó trụy thai, khử nốt ruồi ở mặt, mộng thịt ở mắt, uống lâu tinh thần minh mẫn (cửu phục thông thần tiên).”.

Bản thảo kinh tập chú: ” xạ thơm nên trừ được độc .”.

Nhật hoa tử bản thảo: ” tịch tà khí, sát quỉ độc, ngược tật, thôi sinh trụy thai, sát trùng ở tạng phủ, ngăn ngừa rắn và trùng thú cắn, thổ phong đàm, nạp tử cung, làm ấm tạng thủy, chỉ lãnh đới, trị tất cả các bệnh nguy hiểm hư tổn”.

Thang dịch bản thảo: ” trị lỗ mũi không phân biệt được thơm thối”.

Y học nhập môn: ” Xạ hương thông quan lợi khiếu, thương đạt cơ phu, nội nhập cốt tủy. Các chứng thương hàn âm độc, nội thương tích tụ và phụ nhân tử cung, bạch đới đều dùng tốt, khớp thông lạnh tan thì dương khí tự hồi vậy”.

Bản thảo cương mục: ” thông các khiếu, khai kinh lạc, thấu cơ cốt, giải độc rượu, tiêu thực tích. Trị trúng phong, trúng khí, trúng ác (độc), đàm quyết tích tụ trưng hà. Xạ hương đi xuyên có thể thông các khiếu bị tắt, khai ủng tắc kinh lạc. Nếu các chứng phong, chứng khí, chứng huyết, chứng đau, kinh quyết trưng hà, kinh lạc ủng bế, thông khiếu bất thông mà không dùng Xạ hương để khai thì không làm sao được chứ?”.

Cảnh nhạc toàn thư: ” trừ các chứng ác sang, trĩ lậu, sưng đau, nước mủ thịt thối, mặt sạm ban chẩn”.

Nơi mua bán xạ hương?

Xạ hương là dược liệu quý hiếm nên thường hay bị làm giả, do đó người mua nên lựa chọn những địa chỉ uy tín để có thể mua được dược đảm bảo chất lượng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975 04 03 06