Giải pháp cho dược liệu hữu cơ Việt Nam

Ích mẫu thảo hữu cơ Tên khoa học: Leonurus japonicus Houtt. - L. artemisia (Lour.) Họ: Lamiaceae Công dụng: Thuốc điều kinh, chữa đau bụng kinh, phù thũng, bạch đới, trị cao huyết áp, tiêu độc, viêm thận, phù...

Dược liệu hữu cơ Việt Nam và những giải pháp nâng cao chuỗi giá trị dược liệu hữu cơ Việt Nam.

Tầm quan trọng của dược liệu hữu cơ Việt Nam

Từ xa xưa, tổ tiên ta đã có tục nhai trầu để bảo vệ bộ răng và da dẻ hồng hào, biết uống chè vối cho dễ tiêu; dùng gừng, hành, tỏi để làm gia vị và để phòng bệnh. Trong kháng chiến, quân dân ta đã tận dụng nguồn dược liệu ở địa phương để bào chế ra thuốc men, tự túc được một phần quan trọng trong nhu cầu phòng bệnh và chữa bệnh.

Các thầy thuốc Đông y Việt Nam hiện nay đang rất trăn trở với chất lượng dược liệu. Không có dược liệu sạch giống như chiến binh ra trận không có vũ khí. Kể cả khi thu hoạch dược liệu từ tự nhiên cũng vẫn có nguy cơ nhiễm thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật. Dược liệu hữu cơ giúp các thầy thuốc giải quyết vấn đề này.

  • Với người sử dụng:  dược liệu hữu cơ cung cấp nguồn nguyên liệu sạch, an toàn, tăng cường sức khỏe cho người bệnh.
  • Với người sản xuất dược liệu: Khi làm dược liệu hữu cơ không những sức khỏe được bảo vệ, vì môi trường làm việc trong lành mà họ được nâng cao thu nhập, có sinh kế bền vững.
  • Với môi trường: Nông nghiệp hữu cơ với nguyên tắc 6 không góp phần bảo vệ môi trường, tài nguyên đất, hệ sinh thái và sức khỏe con người:
    • Không dùng giống biến đổi gen (ưu tiên giống bản địa)
    • Không phân bón hóa học
    • Không thuốc trừ sâu hóa học
    • Không thuốc diệt cỏ
    • Không kích thích tăng trưởng
    • Không chất bảo quản
  • Với xu hướng phát triển của xã hội: nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu và bền vững, nếu chúng ta không hòa nhập thì sẽ bị đào thải.

Tiềm năng của dược liệu hữu cơ Việt Nam

  • Điều kiện thuận lợi

Từ ngàn đời xưa, trong quá trình đấu tranh sinh tồn, nền Đông y Việt Nam đã nổi tiếng thế giới với tên tuổi của nhiều danh y nổi tiếng như: Thiền sư Tuệ Tĩnh với bộ “Nam Dược Thần Hiệu” viết về 499 vị thuốc Nam, trong đó có 241 vị thuốc có nguồn gốc từ thực vật. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với bộ “Lĩnh Nam Bản Thảo” gồm 2 quyển: quyển thượng chép 496 kế thừa của Tuệ Tĩnh, quyển hạ ghi 305 vị bổ sung về công dụng hoặc mới phát hiện thêm… đã để lại cho nền y học cổ truyền Việt Nam một kho tàng tri thức quý giá. Trên nền thế mạnh về nguồn tài nguyên dược liệu, cộng đồng dân tộc Việt Nam đã tích lũy được những kinh nghiệm và truyền thống lâu đời trong sử dụng các loại cây, con làm thuốc; thu thập, sưu tầm được gần 1.300 bài thuốc dân gian trên cả nước.

Theo thống kê của Viện Dược liệu, đến nay Việt Nam đã ghi nhận trên 5.000 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc. Trong số những loài đã công bố, có nhiều loài được xếp vào loại quý hiếm trên thế giới như: sâm Ngọc Linh, Tam thất hoang, Bách hợp, Thông đỏ… Trong đó, sâm Ngọc Linh (hay sâm Việt Nam) là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin nhiều nhất, cao hơn cả những loại sâm quý được nghiên cứu sử dụng lâu đời trên thế giới như sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc.

Với điều kiện thiên nhiên nhiều ưu đãi, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm cùng một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, đó là điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn dược liệu phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước.

  • Nhu cầu dược liệu tại Việt Nam và thế giới

Tại Việt Nam, theo báo cáo của Cục Quản lý Dược-Bộ Y tế, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 50-60 nghìn tấn các loại dược liệu khác nhau. Hệ thống khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hiện có hơn 60 bệnh viện y học cổ truyền công lập; hơn 90% bệnh viện đa khoa tỉnh có bộ phận y học cổ truyền; khoảng 80% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và gần 7.000 cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân sử dụng dược liệu trong khám chữa bệnh.

Mặc dù có tiềm năng thế mạnh lớn, nhưng hiện nay Việt Nam mới chỉ tự cung cấp được 25% nguyên liệu để phục vụ việc sản xuất thuốc trong nước, còn lại 75% vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Vì vậy, Chính phủ đã ban hành nghị định 109/2018/NĐ-CP hướng dẫn và khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn hữu cơ.

Sự ra đời và phát triển của Y học hiện đại, điển hình là phương pháp chữa bệnh bằng thuốc Tây là một thành tựu to lớn và có ý nghĩa của loài người, tuy nhiên y học cổ truyền vẫn có vị thế quan trọng được các nước trên thế giới công nhận. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 80% dân số nông thôn và các nước đang phát triển vẫn dựa vào thuốc thảo dược để chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Ở các nước phát triển, 1/4 số thuốc thống kê trong các toa thuốc đều có chứa hoạt chất thảo mộc. Lý do là thảo dược giúp hỗ trợ sức khỏe, ít tác dụng phụ. Và ngày nay, việc tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để làm thuốc là một xu thế  được các nhà y dược học quan tâm.

Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe bằng Đông y kết hợp với y học hiện đại cũng dần trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều người, nhất là những người mắc bệnh mãn tính, bệnh khó chữa và người cao tuổi.

Đông y Thiên Lương – đón đầu xu hướng

Với khát vọng kết nối được nhiều nguồn dược liệu hữu cơ chất lượng cao nhất dành cho người Việt, Đông y Thiên Lương với Lương y Đinh Thị Song Nga đã nghiên cứu Đông y hơn 20 năm luôn đau đáu rằng Việt Nam sở hữu kho báu dược liệu dồi dào với hàng nghìn loài thực vật, tại sao không khai thác lợi thế để đưa cây thuốc Nam chữa bệnh đến gần hơn đời sống người dân hơn? Theo bà, thầy thuốc giỏi tìm ra bệnh nhưng không có thuốc tốt thì vẫn khó khỏi bệnh. Thuốc tốt phải bắt nguồn từ dược liệu tốt. Bằng tất cả sự tận tâm với nghề, bà đã không quản ngại vất vả, cất công đi tìm vùng đất thích nghi để phát triển cây dược liệu hữu cơ Việt Nam.

Sau bao nhiêu nỗ lực, không phụ công người, và rồi bà đã làm được. Dược liệu Đông y Thiên Lương lần lượt được trồng tại Nông trại hữu cơ Happy Farm (Trác Văn – Duy Tiên – Hà Nam) đạt chứng nhận hữu cơ do tổ chức NHO-QSCERT cấp theo tiêu chuẩn cơ sở của liên đoàn quốc tế về nông nghiệp hữu cơ (IFOAM); Trang trại hữu cơ Hoa Viên đạt chứng nhận hữu cơ USDA (Hoa Kỳ) (với thương hiệu Rau hữu cơ Đại Ngàn). Tại các vườn hữu cơ có khoảng hơn 70 loại dược liệu được trồng theo cách thuận tự nhiên để có dược tính, hoạt chất cao nhất.

Hiện đại hóa y học cổ truyền

Ngoài việc chú trọng đến đầu vào là nguyên liệu thì việc chế biến, bảo quản sau thu hoạch góp phần quan trọng trong việc nâng cao chuỗi giá trị dược liệu. Mặc dù các loại dược liệu trong Đông y đã được đầu tư để cải tiến hình thức nhưng việc sử dụng các loại dược liệu, thuốc Đông y vẫn còn nhiều những hạn chế, rườm rà. Đa phần khi sử dụng thuốc phải thực hiện việc sao, sắc, đun nấu có một số sản phẩm, vị thuốc được bào chế bằng viên nang nhưng chưa nhiều.

Nhận thức được điều đó, Đông y Thiên Lương chúng tôi đã đầu tư một số thiết bị máy móc hiện đại như: máy sấy lạnh, máy hút chân không, kho lạnh, cô chiết xuất hoạt chất, chiết xuất tinh dầu, máy làm viên hoàn…

Các thiết bị có công nghệ tiên tiến như:

  • Máy sấy lạnh tuần hoàn khép kín giúp giữ nguyên màu săc, mùi vị, hoạt chất; khử khuẩn bằng tia UV; có lập trình, tích hợp cảm biến để đảm bảo ổn định chất lượng sấy.
  • Bảo quản bằng hút chân không và kho lạnh.
  • Chiết xuất hoạt chất bằng máy cô chiết chân không, chiết xuất tinh dầu.
  • Công nghệ làm viên hoàn tự động và bán tự động.

Những yếu tố cốt lõi giúp phát triển dược liệu hữu cơ Việt Nam

Có 2 yếu tố quyết định đến phát triển dược liệu hữu cơ Việt Nam mà ta cần chú ý đó là: chú trọng phát triển thị trường bằng tăng cường xúc tiến thương mại (nhất là tiếp thị số) đi đôi với nâng cao và minh bạch chất lượng sản phẩm.

Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm phải có kinh phí tái đầu tư và chỉ có tiếp cận được khách hàng thì mới có kinh phí để tái đầu tư, phát triển bền vững.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975 04 03 06