6 Huyệt cần bấm để bổ thận và nâng cao sức đề kháng

6 huyệt cần bấm để bổ thận và nâng cao sức đề kháng (nguồn ảnh: Internet).

PHẦN I: TỰ BẤM HUYỆT ĐỂ NĂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG
Bài viết 2: 6 Huyệt cần bấm để bổ thận và nâng cao sức đề kháng

1. Tại sao bổ thận có thể nâng cao sức đề kháng?

  • Theo Đông y, một trong những chức năng của thận là thận chủ xương tủy, thông với não. Tinh được tàng trữ ở thận, tinh sinh tuỷ, tuỷ vào trong xương, nuôi dưỡng xương, nên gọi là thận chủ cốt sinh tuỷ. Nếu thận hư, làm sự phát dục của cơ thể giảm sút gây hiện tượng chậm mọc răng, chậm biết đi, xương mềm yếu…
  • Tuỷ ở cột sống lên não, thận sinh tuỷ, nên gọi là thận thông với não, không ngừng bổ sung tinh tuỷ cho não. Thận hư (thường do thiên nhiên) làm não không phát triển sinh các chứng: trí tuệ chậm phát triển,tinh thần đần độn, kém sự thông minh…
  • Thận tàng tinh, tinh sinh ra tuỷ. Tuỷ chứa trong các khoảng rỗng của xương, có tác dụng nuôi dưỡng xương. Xương cốt vững chãi, tuỷ dồi dào, răng chắc (theo YHCT răng là phần thừa của cốt) chứng tỏ Thận khí đầy đủ.
  • Theo nghiên cứu của Y học hiện đại Tủy xương là mô ở giữa hầu hết các xương bao gồm tủy đỏ và tủy vàng, trong đó chỉ tủy đỏ mới có chức năng sinh huyết. Ở người trưởng thành, tủy đỏ chủ yếu nằm ở đầu xương dài và một số xương dẹt.
  • Tủy xương là nơi tạo ra các loại tế bào máu bao gồm bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Bổ thận sẽ dưỡng tủy, tạo ra đủ số lượng bạch cầu chất lượng cao (tinh nhuệ).
  • Bấm huyệt để bổ thận và nâng cao sức đề kháng là một trong những cách đem lại hiệu quả cao, dễ thực hiện.

2. 6 huyệt cần bấm là những huyệt nào?

Tên Huyệt Đặc tính Vị trí Giải phẫu Tác dụng Chủ trị
Huyệt Khí Hải
(Đan điền)
Huyệt thứ 6 của mạch Nhâm. Đo từ rốn xuồng phía dưới 1,5 thốn đồng thân. Huyệt ở trên đường trắng, sau đường trắng là mạc ngang, phúc mạc, vào sâu có ruột non khi không bí đái nhiều hoặc có thai còn nhỏ, có bàng quang. Khi bí đái nhiều, có tử cung khi thai 4-5 tháng. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D11. Ích nguyên, bổ thận, lưu thông khí huyết. – Trong y học, nó là huyệt vị tốt chữa các chứng về đường tiểu, bệnh về thần kinh suy nhược, bệnh về đường sinh dục.
– Trong khí công, nó là vùng tụ khí quan trọng bên dưới cơ thể, là cái bể chứa nguyên khí của cơ thể.
– Trong võ thuật phương Đông, đây là một trong ba mươi sáu tử huyệt.
Huyệt Thận Du Huyệt thứ 23 của kinh Bàng Quang. Dưới gai sống thắt lưng 2, đo ngang ra 1, 5 thốn, ngang huyệt Mệnh Môn. Dưới da là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, cơ răng bé sau-dưới, cơ lưng dài, cơ ngang gai, cơ gian mỏm ngang, cơ vuông thắt lưng, cơ đái- chậu. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L1 hoặc L2. Minh mục, ích thủy, điều thận khí, thông nhĩ. Thận hư, liệt dương, di mộng tinh, tiểu dầm, thắt lưng đau, điếc, tai ù, tiêu chảy mạn tính, kinh nguyệt rối loạn…
Huyệt Dũng Tuyền Huyệt đầu tiên của kinh Thận. Nằm tại bàn chân, ngay chỗ lõm cách 3/5 sau tính theo đường nối giữa gót chân với ngón chân thứ 2. Co bàn chân và các ngón chân lại thì xuất hiện một khe hõm, huyệt ở chính giữa khe hõm đó hay điểm nối ⅖ trước và ⅗ sau đoạn đầu ngón chân 2 và giữa bờ sau gót chân. Bổ thận, giáng hư hỏa, định thần chí, khai khiếu định thần, giúp phục hồi sức khỏe và điều hòa tâm lý của bệnh nhân. – Đau đỉnh đầu, mất ngủ, tăng huyết áp, trúng phong, động kinh, tâm thần, suy giảm chức năng sinh lý…
– Tại chỗ: Đau nhức, nóng hay lạnh gan bàn chân, chuột rút bàn chân.
– Theo kinh: Đau mặt trong đùi, đau đỉnh đầu, thoát vị, đau sưng họng, đẻ xong không đái được, chảy máu mũi, tim đập nhanh…
– Toàn thân: Hoa mắt chóng mặt, hôn mê, chết đuối, trúng nắng, trúng gió, động kinh, mất ngủ, tiêu khát ho kéo dài (dùng bột thuốc đông y đắp vào huyệt), viêm phế quản mạn tính (dán thuốc đông y vào huyệt), ho ra máu (thuỷ châm Atropin vào huyệt), mất ngủ (cứu điếu ngải lên huyệt), đau đầu (châm Dũng Tuyền xuyên sang huyệt Thái xung), sốt cao (đắp bột thuốc vào huyệt), nấc do co thắt cơ hoành (điện châm), cao huyết áp (cứu bằng điếu ngải hoặc đắp thuốc đông y), cơn động kinh (châm tả), đi lỏng (dán thuốc đông y vào huyệt), sản hậu thiếu sữa (châm thường), chảy máu cam (đắp tỏi giã nát vào huyệt), viêm loét miệng (dán thuốc đông y lên huyệt), quai bị (đắp thuốc vào huyệt), đái dầm (thuỷ châm), ù tai (dán viên từ lên huyệt), hen phế quản (châm cứu)…
Huyệt Quan Nguyên Huyệt thứ 4 của mạch Nhâm.
Huyệt Hội của mạch Nhâm với 3 kinh âm ở chân.
Vị trí nằm ở dưới rốn khoảng 3 cm, trên bờ xương mu 2 thốn.
Huyệt Quan Nguyên nằm ở vùng hạ đan điền, trên đường trục giữa cơ thể, dưới rốn 3 thốn (khoảng 7 -8cm).
Huyệt ở trên đường trắng, sau đường trắng là mạc ngang, phúc mạc. Vào sâu có ruột non khi bàng quang bình thường và không có thai, có bàng quang khi bí tiểu tiện, có tử cung khi có thai.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D11 hoặc D12.
Đặt 4 ngón tay sao cho ngón đầu tiên chạm rốn, vị trí của ngón tay thứ tư ở phía dưới chính là huyệt Quan Nguyên.
Giúp điều hòa khí huyết, tráng dương, bổ thận, cố bản , bổ khí, ôn điều huyết thất, tinh cung, khử hàn thấp, âm lãnh, phân thanh biệt trọc, bổ hư ích tổn, tăng cường nguyên khí, điều nguyên tán tà, tăng sức, phòng bệnh. – Nâng cao sức đề kháng, bồi bổ cơ thể, bổ các chứng hư tổn, suy nhược toàn thân,cải thiện huyết động học, làm ổn định nhiều chỉ số của cơ tim.
– Đối với nam: Chủ trị trúng gió, mệt mỏi, sợ lạnh và hỗ trợ điều trị các bệnh nam khoa như di tinh, liệt dương, xuất tinh sớm,vô sinh…
– Đối với nữ: bấm huyệt Quan Nguyên có tác dụng điều trị những bệnh phụ khoa: đới hạ, đau bụng kinh, tắc kinh, khí hư…
Huyệt Thái khê Huyệt thứ 3 của đường kinh Thận. Vị trí nằm gần mắt cá chân, ở vùng bờ lõm phía sau tại trung điểm giữa đường nối bờ sau mắt cá trong và mép trong gân gót, khe giữa gân gót chân ở phía sau. Dưới da là khe giữa gân gót chân ở sau, gân cơ gấp dài ngón chân cái, gân cơ gấp chung các ngón chân và gân cơ cẳng chân sau, ở trước mặt trong-sau đầu dưới xương chầy.
Điều trị tại chỗ khi đị đau mắt cá hoặc gót chân.
Tráng dương, tư bổ thận, kiện gân cốt. – Bệnh hen do thận suy – hít vào khó.Trị viêm họng mạn tính do thận âm hư, chóng mặt, ù tai, đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ, ngủ nhiều.
– Tăng cường chức năng thận trong trường hợp liệt dương, xuất tinh sớm, lưng gối đau mỏi, tiểu tiện nhiều lần.
– Hỗ trợ trị đau vùng thắt lưng dưới mạn tính.
Mệnh môn (Mạng Môn, Thuộc Lũy, Tinh Cung, Trúc Trượng) Huyệt thứ 4 của mạch Đốc. Giữa 2 huyệt Thận Du, nằm trên cột sống lưng, trong rãnh cột sống số 2 từ dưới lên, đối diện với rốn. Dưới da là cân ngực-thắt lưng của cơ lưng to, chỗ bám của cơ răng bé sau-dưới, cơ gian gai, cơ ngang gai, dây chằng gian gai, dây chằng trên gai, dây chằng vàng, ống sống.
Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh sống.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D.11.
Cách đơn giản nhất để xác định chính là bạn gióng thẳng từ rốn ra sau cột sống.
Khi xác định huyệt và bấm huyệt nên ở tư thế nằm sấp.
Bồi nguyên, bổ thận, cố tinh, chỉ trệ, thư cân, hòa huyết, sơ kinh, điều khí, thông lợi vùng lưng và cột sống. – Trị vùng thắt lưng đau, yếu, cứng, đầu đau, lưng đau, lạnh từ ống chân trở xuống (chân dương (hoả ) hư), di mộng tinh, liệt dương, đái hạ, sốt không ra mồ hôi, đái đục, trẻ nhỏ lên cơn co giật, phong đòn gánh.
– Dưỡng thận, bổ thận, bổ sung dương khí.
– Giúp nam giới tăng cường sinh lực, trị bệnh mộng tinh, bệnh lậu, liệt dương, xuất tinh sớm, viêm tuyến tiền liệt.
– Phòng tránh các bệnh lãnh cảm ở phụ nữ và điều trị bệnh tiết dịch âm đạo nhiều.
– An thần, giảm đau
– Điều trị các bệnh về lưng, cột sống, điều trị đau lưng, nhức mỏi xương, thể lực giảm sút, mệt mỏi, loãng xương.
– Điều trị đái dầm, đi tiểu nhiều, tiêu chảy, suy nhược cơ thể, thiếu sức sống, chóng mặt, ù tai, động kinh, hoảng loạn, tay, chân lạnh, da bị đốm đồi mồi, mụn trứng cá.
– Điều trị suy thận do lạnh, thiếu dương hay còn gọi là dương suy, đi lại rã rời mệt mỏi, chân tay không có lực, sưng phù chân, bệnh ở vùng tai.
– Điều trị viêm ruột mãn tính, đau vùng lưng eo do thời tiết lạnh và các rối loạn khác.
– Không bấm huyệt khi đang có vết thương kín hoặc vết thương hở khi tổn thương ở cơ, xương khớp, khi cơ thể viêm tấy đỏ hoặc lở loét, khi mắc các bệnh ngoại khoa như: viêm ruột thừa, viêm vòi trứng vỡ, thủng dạ dày,…

Nguồn ảnh: Internet.
[Mời các bạn đón đọc phần tiếp theo]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975 04 03 06