Tại sao uống cao ngải cứu, trà gừng mà tử cung vẫn lạnh

Lương y Đinh Thị Song Nga thăm quan nhà máy sản xuất đỗ trọng tại Trung Quốc

TỬ CUNG LẠNH VẪN KHÔNG HẾT KHI UỐNG TRÀ GỪNG, NGẢI CỨU, NGÂM MÔNG.

“Cô ơi, cháu uống trà gừng cao ngải cứu, đã 3 tháng rồi mà vẫn không hết lạnh tử cung ạ?”

Cô ơi, cháu đã uống ba tháng trà gừng, đường đỏ mà cũng không hết lạnh chân tay ạ?

Rất nhiều những câu hỏi tương tự như vậy.

Nhiều người cho rằng Đông y thật mơ hồ và trừu tượng. Có lẽ các bạn đang đứng trong góc nhìn và hiểu biết của mình.

Khi nghiên cứu sâu hơn về đông y chúng ta sẽ thấy các bậc tiền bối thật tinh tế khi phân biệt tử cung lạnh thành 2 thể chính là bào cung hư hàn và hàn tà ngưng đọng ở bào cung. Chúng tôi đã sắp xếp, tập hợp để bạn đọc dễ hiểu hơn.

 

Bào cung hư hàn Hàn tà ngưng đọng ở bào cung
Nguyên nhân Bào cung hư hàn do nguyên nhân tiên thiên bất túc (cơ thể yếu đuối từ nhỏ), hoặc phòng lao, sinh đẻ nhiều dẫn đến dương khí bất túc, bào cung mất sự nuôi dưỡng ấm áp, sự sinh hoá của khí huyết bất cập gây nên bệnh. Hàn tà ngưng đọng ở Bào cung do hàn tà xâm nhập bào cung, huyết bị hàn ngưng đọng làm cho đường huyết đi bị rít trệ, sự lưu thông bất bình thường gây nên bệnh. Chứng trạng này hay mắc phải khi đang hành kinh hoặc mới sinh đẻ, bị tà khí phong hàn ở bên ngoài ẩn náu đột ngột hoặc ăn đồ sống lạnh khiến bên trong cơ thể bị tổn hại gây nên bệnh.
Triệu chứng Hành kinh muộn không đúng kỳ, lượng kinh ít hoặc bế tắc không thông. Bụng dưới không ấm và đau, gặp lạnh thấy đỡ.
Đau bụng âm ỉ kèm theo cảm giác lạnh lẽo. Ấn tay vào thấy dễ chịu

(thiện án).

Đau bụng như thắt, phát bệnh đột ngột, gặp nóng thì đỡ. Ấn tay vào chỗ đau thấy nhói khó chịu(cự án).

 

Mạch trì tế nhược (vô lực). Mạch trầm trì hoặc trầm khẩn (hữu lực).
Ngực và chân tay lạnh. Trong cơ thể có dấu hiệu ẩm ướt, da thường bị nhờn.
Đái hạ nhiều sắc trắng loãng.
Tiểu nhiều, tiểu ít hoặc tiểu không hết; đại tiện lỏng.
Ấn vào chỗ đau thấy nhói, khó chịu.
Bệnh mắc lâu ngày có kèm theo các biểu hiện hư nhược. Bệnh mới mắc, bệnh nhân còn khỏe.
Bát cương Lý hư hàn. Lý thực hàn.
Bát pháp Phù dương làm ấm bào cung, ôn kinh dưỡng huyết. Ôn kinh trừ hàn, bấm huyệt để tán hàn, khu hàn.

Cả 2 đều giống nhau ở chỗ bào cung (tử cung) hàn lạnh nhưng có phân định hư, thực khác nhau. Ở chứng Hàn tà ngưng đọng, vì là bệnh mới mắc nên chính khí vẫn mạnh mẽ, chỉ cần dùng phép ôn kinh trừ hàn hoạt huyết(TẢ) là có thể tiêu trừ hàn trệ.

Qua thực tế lâm sàng chúng tôi nhận thấy người mắc bệnh tử cung lạnh thể hư hàn chiếm 95% chỉ có 5% thể thực hàn. Nếu bạn ở thể thực hàn chỉ cần dùng các vị thuốc ôn lí trừ hàn như gừng khô, ngải cứu, thảo quả,nhục quế, phụ tử chế… là đã khỏi bệnh. Nếu bạn ở thể hư hàn bạn phải dùng đến các vị thuốc trong nhóm bổ dương mới có thể giải quyết tận gốc vấn đề như: lộc nhung( nhung hươu, nhung nai),ba kích thỏ ty tử, toả dương, nhục thung dung,đông trùng hạ thảo, đỗ trọng…

tử cung lạnh
Lương y Đinh Thị Song Nga thăm quan nhà máy sản xuất đỗ trọng tại Trung Quốc.

Điều này lý giải tại sao nhiều người mắc chứng tử cung lạnh mà chỉ dùng liệu pháp châm cứu, bấm huyệt, ngâm chân, ngâm mông, uống nước gừng, cao ngải cứu thấy không có nhiều tác dụng hoặc các triệu chứng không được khắc phục triệt để. Chưa kể nếu cứ lạm dụng các liệu pháp trên sẽ dẫn đến’’trợ nhiệt thương âm’’( lạm dụng thuốc cay nóng đến tổn thương âm huyết) làm cho bệnh tình càng trầm trọng”.

Vậy nên rất cần đến tư vấn của thầy thuốc uy tín khi bạn có vấn đề về sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975 04 03 06