Trà Hồng nhung giống cổ hữu cơ Thiên Lương – khơi dậy vị giác bằng sự khác biệt
Hồng Nhung giống cổ hữu cơ được trồng tại Nông trại Hữu Cơ Happy fram (Trác Văn – Duy Tiên – Hà Nam). Để có được trà Hồng Nhung cổ hữu cơ có dược tính cao nhất, hương vị và màu sắc hấp dẫn nhất, Đông Y Thiên Lương rất cẩn thận tỉ mỉ trong từng quy trình gieo trồng, chế biến, bảo quản.
1.Chọn giống
Tùy theo sở thích và mục đích sử dụng, ta có thể chọn giống hồng theo màu sắc, xuất xứ.
Nếu phân loại theo màu sắc:
– Nhóm màu trắng: trắng trong, trắng sữa, trắng ngà, trắng xanh…
– Nhóm màu phấn hồng: màu hồng phớt hoa đào, màu hồng hoa cà, hồng cánh sen
– Nhóm màu vàng: vàng nhạt lông gà con, vàng nghệ, vàng cam…
– Nhóm màu đỏ: đỏ nhạt, đỏ cờ, đỏ nhung, đỏ hồng ngọc, đỏ thẫm
– Nhóm nhiều màu pha trộn: trong bông hoa có nhiều cấp độ sắc màu.
…
Nếu phân loại theo xuất xứ: Giống hồng Ý, Hà Lan, Pháp, tỉ muội…
Đông Y Thiên Lương chú trọng trồng hồng làm dược liệu, trà hoa nên chọn giống bản địa: Hồng Nhung cổ, Hồng leo cổ, Hồng Huế… bởi có hàm lượng dược liệu cao, sức đề kháng tốt, thích hợp với kiểu khí hậu, thổ nhưỡng của vườn. Nhờ có tính thích nghi với điều kiện tự nhiên, khi canh tác các giống hồng này nhà vườn không phải dùng thuốc trừ sâu, hóa học.
2. Chọn cá thể
Sau chọn giống, việc chọn cá thể cũng rất quan trọng. Trong một quần thể được nhân giống có khoảng 50% cá thể tỏ ra khỏe mạnh hơn, chống đỡ với sâu bệnh tốt hơn. Chúng tôi chỉ chọn 50% cá thể ưu tú nhất, chấp nhận loại bỏ 50% cá thể yếu ớt hay sâu bệnh.
3. Cách nhân giống
Ưu tiên phương pháp chiết và ghép mắt. Nhà vườn chủ động trong việc chiết và ghép mắt nên tạo ra các cá thể chất lượng, khỏe mạnh, có bộ rễ lan sâu rộng để hút được nhiều chất dinh dưỡng.
4. Đất trồng
Chuẩn bị đất
Vệ sinh đồng ruộng sạch, xử lý cỏ dại, nhặt các gốc cây rễ cây trên ruộng. Sau đó cày sâu 45 – 50 cm, bừa kỹ 2 – lần, bón vôi cải tạo độ chua của đất kết hợp bón lót phân chuồng.
Đánh luống: Mặt luống + rãnh: 1,3m (rãnh 30cm). Luống hình chóp nón, cao từ 25-30 cm, thoát nước tốt, tránh bị ngập úng.
5. Kỹ thuật trồng hoa hồng
Khoảng cách trồng: cây cách cây 80 cm, hàng cách hàng 70 cm. Trồng cây giống thẳng đứng, nên trồng theo kiểu nanh sấu.
Khi trồng tay trái giữ cây, tay phải lấp đất nhẹ vào xung quanh gốc, ấn nhẹ tay cho cây đứng, tránh làm đứt rễ cây, không để phân tiếp xúc với đất. Trồng xong tưới thật đẫm nước.
Sau khi trồng che phủ bằng cỏ vetiver (trồng tại vườn) có tác dụng điều hòa nhiệt độ, độ ẩm cho đất, giữ ấm mùa đông, chống nóng mùa hè, chống xói mòn, rửa trôi dinh đưỡng, ngoài ra che phủ còn tạo môi trường cho vi sinh vật bản địa sinh sôi, giúp cây trồng sinh trưởng tốt, hạn chế cỏ dại.
6. Chăm sóc
Lượng phân sử dụng cho 1 sào Bắc Bộ
– Phân chuồng: 400kg, vôi 40kg
– Phân vi sinh: phân dê đã ủ vi sinh 400 kg
Ngoài ra còn dùng một số phân bón vi lượng phun qua lá để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây hoa.
Cách bón:
– Bón lót: toàn bộ phân chuồng + trấu hun + phân dê (hoặc phân trùn quế) với tỉ lệ theo khối lượng 6 +2 +2.
– Bón thúc: 2 tuần bón một lần
+ Lần 1: 50kg phân dơi
+ Lần 2: 50kg phân dơi
+ Lần 3: 50kg phân dơi
+ Lần 4: 50kg phân dơi
Ngoài ra định kỳ hàng tháng bổ sung 1 lần phun vi lượng. Với cây hoa hồng có chu kỳ sinh trưởng kéo dài nhiều năm nên hàng năm phải bón phân chuồng, phân vi sinh, vôi để bổ sung dinh dưỡng cho cây.
7. Kỹ thuật tưới nước
Có 2 phương pháp tưới: Tưới nước ngập rãnh tức là bơm nước vào 2/3 các rãnh để 2 tiếng đồng hồ sau đó rút hết nư¬ớc hoặc tưới bằng vòi bơm vào mặt luống giữa 2 hàng cây, tránh bắn nước nhiều lên bộ lá và nụ sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh lan truyền. Nếu tưới bằng vòi bơm thì giữa 2 hàng cây ta tạo ra 1 rãnh nhỏ để khi tưới nước và phân không chảy ra ngoài.
Kỹ thuật bấm ngọn, vít cành điều tiết sinh trưởng
Phương pháp bấm ngọn, vít cành ta có thể đạt được 3 mục đích sau:
– Làm tăng năng suất từ 3 – 4 lần (có thể thu từ 7 – 9 bông/1gốc/lần thu).
– Tăng chất lượng cành hoa (chiều dài cành hoa > 70 cm)
– Điều khiển ra hoa theo ý muốn
8. Bảo vệ thực vật
Thiên địch: dùng các loại ong mắt đỏ, bọ dừa ăn thịt, bọ ngựa, kiến vàng… để khắc chế các loại sâu hại.
Phun các loại thuốc để trừ sâu bệnh như:
+ Dung dịch ớt tỏi rượu
+ Thuốc lào
+ Lá neem
…
9. Thu hái
Thời điểm vàng để thu hái lúc sáng sớm khi các bông hoa chớm nở chứa nhiều tinh dầu nhất .
10. Sấy hoa
Hoa được sấy bằng máy sấy lạnh từ 10 đến 35 độ C và đồng thời được khử khuẩn bằng tia UV nên giữ nguyên được màu sắc, hương vị, hoạt chất.
11. Bảo quản
Sau khi được sấy khô (thủy phần 5%), hoa được đóng hộp, ép màng seal và bảo quản trong kho lạnh từ 5-10 độ C.