THIỆT CHẨN – VÌ SAO KHÁM BỆNH BẮT BUỘC PHẢI NHÌN LƯỠI?

Hình ảnh trực quan các loại lưỡi

THIỆT CHẨN – VÌ SAO KHÁM BỆNH BẮT BUỘC PHẢI NHÌN LƯỠI?

Đông Y Thiên Lương chú trọng việc nhìn lưỡi (thiệt chẩn) trong vận dụng tứ chẩn (Vọng chẩn, Văn chẩn, Vấn chẩn, Thiết chẩn). Thiệt chẩn là bộ phận trọng yếu trong chẩn đoán Ðông y nói chung và trong Vọng chẩn nói riêng (Vọng chẩn nhằm quan sát các bộ phận bên ngoài thân thể cùng với vật bài tiết để hiểu biết sự biến hóa của bệnh tật). Nguyên do như sau:

1. Đông y quan sát cái lưỡi thật tỷ mỷ, từ trong thiệt chẩn mà tìm thấy thực hư của tạng phủ, thịnh suy của khí huyết, hao tổn của tân dịch và tính chất của ngoại tà. Do đó ở một mức độ nhất định có thể giúp cho phán đoán tính chất, mức nông sâu và hướng phát triển của bệnh tật.

– Xem lưỡi chính tại 2 bộ phận rêu lưỡi và chất lưỡi; chất lưỡi là tổ chức cơ, mạch của lưỡi, rêu lưỡi là chất phủ trên bề mặt của lưỡi.
– Lưỡi người bình thường: chất lưỡi mềm mại linh hoạt, hoạt động tự nhiên, màu hơi hồng, rêu lưỡi mỏng trắng hoặc ít rêu, không khô, ướt vừa phải.
– Khi có bệnh: chất lưỡi thay đổi về màu sắc, hình dáng và cử động thông qua đó phản ánh tình trạng hư thực của tạng phủ, thịnh suy của khí huyết; rêu lưỡi thay đổi về màu sắc và tính chất thông qua đó phản ánh vị trí nông sâu, tính chất của bệnh tật và sự tiêu trưởng của chính khí và tà khí.

Hình ảnh trực quan các loại lưỡi
Hình ảnh trực quan các kiểu lưỡi thường gặp

2. Để tiện nắm được thiệt chẩn, nay đem chất và rêu lưỡi kê thành bảng (trong phần hình ảnh) theo biến hoá thường thấy và kết hợp với biện chứng luận trị:

Đặc điểm các kiểu lưỡi
Đặc điểm các kiểu lưỡi thường gặp


– Những nhân tố làm thay đổi về chất lưỡi:
+ Mầu sắc của chất lưỡi biến hoá và hình thái tuần hoàn máu ở lưỡi có quan hệ mật thiết.
+ Khi thiếu máu và phù nề ở các tổ chức thì sắc lưỡi biến thành nhạt. Khi xung huyết hoặc huyết quản tăng sinh thì sắc lưỡi đậm thêm. Xuất huyết hoặc thiếu ôxy đến mức tăng hoàn nguyên hồng cầu non thì sắc lưỡi xanh tím.
+ Chất lưỡi phì nộn chủ yếu là do dưỡng chấp giảm, phù nề ở tổ chức lưỡi tạo thành. Nếu do phù nề hoặc giảm trương lực cơ thì lưỡi to ra hoặc mềm nhẽo, ép vào lợi thì thành ngấn răng.
+ Chất lưỡi khô là do bài tiết nước bọt giảm, hoặc có kèm theo lượng mức trong nước bọt giảm gây ra. Người bệnh âm hư thường có cường giao cảm, thần kinh phó giao cảm bị ức chế làm thay đổi chất và lượng của việc bài tiết nước bọt, làm cho chất lưỡi khô.
+ Rãnh nứt trên lưỡi xuất hiện là do nhũ đầu của lưỡi dung hợp tạo thành lỗ rãnh. Có người cho rằng nó có quan hệ với việc niêm mạc lưỡi co rút. Mặt lưỡi sáng bóng là do niêm mạc trên da lưỡi co rút tạo thành.

– Nhân tố của biến hoá rêu lưỡi:
+ Rêu lưỡi bình thường là do sừng hoá chỏm chót của nhũ đầu và trong lỗ rỗng không ngừng làm rơi sừng hoá da, vi khuẩn, bột nhỏ của đồ ăn, tế bào thấm xuất cùng với nước bọt cấu thành.
+ Rêu lưỡi biến dày là do sau khi bị bệnh, kém ăn, hoạt động của mỗi lưỡi giảm bớt ma sát, hoặc do phát sốt, mất nước, phân bố nước bọt kém, ảnh hưởng đến tác dụng làm sạch của lưỡi, đưa đến mớ nhũ đầu dài ra.
+ Rêu lưỡi từ trắng biến sang vàng là do mớ nhũ đầu tăng sinh, sừng hoá tăng mạch, tế bào ẩm ướt, huyết quản giãn to và chứa lượng khuẩn nhiều gây nên. Nó có quan hệ lớn với chứng viêm nhiễm, phát sốt và công năng tiêu hoá rối loạn.
+ Sắc rêu lưỡi biến thành đen là bởi mớ nhũ cầu trắng sinh quá nhiều, làm xuất hiện sắc đen trong tế bào sừng hoá và sắc đen độc tố của khuẩn tăng thêm gây nên. Bệnh lý lúc này đã lan sang tầng dưới của niêm mạc. Sốt cao mất nước, viêm nhiễm, chất độc kích thích, công năng dạ dày và ruột rối loạn, nhiễm độc khuẩn, dùng thuốc kháng sinh diện rộng kéo dài đều có quan hệ mật thiết với việc sinh ra rêu lưỡi đen.

– Chất lưỡi biến hoá và quan hệ của bệnh tật:
+ Biến hoá của hình tượng cái lưỡi đều phản ảnh sự nặng nhẹ và tiến triển của bệnh tình. Chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng, ẩm hay hơi nhẫy, đều thuộc bệnh tình rất nhẹ. Chất lưỡi hồng sẫm, tím chàm, rêu lưỡi vàng dày, sạm đen, mềm nhẽo, khô khan, rất khô, hoặc sáng của không rêu đều thuộc bệnh tình rất nặng.
Ví dụ: như người bị bỏng, mặt vết bỏng càng lớn, mức thương càng nặng, chất lưỡi biến hồng càng nhanh, càng rõ ràng, nếu kiêm phát chứng bại huyết, thì chất lưỡi càng hồng sẫm, khô cứng. Do vậy đối với thời kỳ đầu của chứng bại huyết, nó giúp cho sự chẩn đoán. Viêm gan siêu vi trùng, số người rêu lưỡi mỏng là rất nhiều, trắng nhầy hoặc trắng dầy có ít. Bệnh tật có xu hướng khỏi, thì rêu lưỡi khôi phục, hoặc gần như bình thường. Bệnh tình tái diễn, thì biểu hiện rêu lưỡi kéo dài không lui. Do đó, ý nghĩa rêu lưỡi ở trong chẩn bệnh tật cũng có giá trị tham khảo.
+ Một số biến hoá của lưỡi có ý nghĩa đặc thù về triệu chứng nhẹ, nặng của bệnh. Viêm nhiễm, khối u ác tính, basodose, can, phế, thận có bệnh nặng về thực chất cơ bản, thường thấy lưỡi âm hư. Chất lưỡi của số bệnh này là hồng sẫm, thân luỗi gầy nhỏ, khô mà có rãnh nứt, rêu sáng xanh, ven đầu lưỡi có gai hồng. Cuối kỳ, toàn bộ lưỡi sáng như gương. Chất lưỡi của bệnh gan xơ hoá nhẹ, thường là hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng. Tuần hoàn ở mỏm tĩnh mạch bị trở ngại thì chất lưỡi chuyển sang tím, thể lưỡi trương to, tĩnh mạch dưới lưỡi trương to từng khúc. Rêu lưỡi từ trắng mỏng chuyển sang sáng xanh thường biểu hiện công năng của gan rối loạn. Quan sát biến hoá ở lưỡi, có thể giúp cho sớm phát hiện hôn mê gan. Người bị viêm gan nặng, chết lưỡi thường hồng thẫm, khô khan, ít nước; khi bệnh tình chuyển biến xấu càng thấy rõ ràng, rêu lưỡi dày, nhiều, nhầy mà khô, sắc vàng hoặc đen cũng có khi sáng sủa không rêu.

+ Người ung thư mũi ở thời kỳ cuối mới thấy xuất hiện tượng lưỡi hồng, sáng sủa không rêu, có khi lại mọc mụn nhọt ra ngoài.

Trên thực tế thiệt chẩn là quan sát toàn bộ cái lưỡi theo hiện tượng, tất nhiên cần quan sát toàn bộ chất lưỡi và rêu lưỡi kết hợp lại mà phân tích, bởi vì biến hóa của chất lưỡi'và rêu lưỡi có quan hệ hỗ tương phức tạp. Tổng hợp quan hệ biến hóa của chất lưỡi và rêu lưỡi với bệnh chứng đại để là: Phàm thuộc nhiệt chứng, chất lưỡi tất hồng, rêu lưỡi tất vàng. Phàm thuộc hàn chứng, chất lưỡi tất nhạt, rêu lưỡi tất nhiễu nước mà trơn. Phàm thuộc thực chứng, thể lưỡi tất rắn chắc. Phàm, thuộc hư chứng, thể lưỡi tất phì nộn (béo non). Phàm thuộc biểu chứng, rêu lưỡi trắng mỏng, không khô. Khí bệnh chủ yếu biến hóa ở rêu lưỡi. Huyết bệnh chủ yếu biến hóa ở chất lưỡi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975 04 03 06