Thanh đại

Tên thường gọi: Thanh đại còn gọi là Bột chàm, Điện hoa, Điện mạc hoa được chế từ nhiều cây khác nhau, chủ yếu là các cây: Cây chàm (Indigofera tinotoria L) thuộc họ Cánh bướm (Fabaceae), Nghệ chàm (Polygonum tinotorium Lour) họ Rau răm (Polygonaceae), Cây Chàm (Strobilanthes cusia Bremek) hay Strobilanthes flaceidifolius Ness) còn gọi là cây Chàm mèo thuộc họ Ô rô (Acanthaceae).

Một số cây khác chưa thấy ở nước ta như: cây Isatis tinctoria L. thuộc họ Chữ thập (Brassicaceae) và cây Isatis Indigotica Fort thuộc họ Chữ thập (Brassicaceae).

Tên tiếng Trung: 青黛

Tên khoa học: Indigo Naturalis.

Tên thực vật: Ablue powder prepared from; Baphicacanthus cusia (Acanthaceae).

Cây Chàm

Thanh đại

Mô tả:

Cây bụi nhỏ, cao 0,5-0,6m; cành nhánh có lông mịn. Lá có 4-6 đôi lá chét đối nhau, hình trái xoan, hơi thắt lại gốc, tròn và có mui nhọn mảnh ở chóp, có nhiều lông ở mặt dưới. Hoa màu xanh lục và đỏ, xếp thành chùm ở nách; trụ cụm hoa ngắn hơn các lá và mang hoa từ phía gốc lên. Quả thẳng hoặc hình lưỡi liềm, ít mở, có lông lốm đốm. Hạt 5-10 hình khối, màu hạt dẻ. Ra hoa quanh năm.

Nơi sống và thu hái:

Loài cây liên nhiệt đới, mọc trên đất hoang, dọc đường đi, dựa rạch đến độ cao 2000m. Cây cũng được trồng ở vùng núi. Có thể trồng bằng hạt vào mùa mưa. Cành lá thu hái vào mùa khô, trước khi cây ra hoa. Rễ thu hái quanh năm, thường dùng tươi hay phơi khô dùng dần. Lá tươi khi đem ngâm vào nước vôi sẽ thu được bột chàm (Thanh đại) màu xanh lam rất đẹp, thường dùng nhuộm quần áo.

Bộ phận dùng và phương pháp chế biến:

Là sự phối hợp các sắc tố của các cây: Baphicacanthus cusia Indigofera suffruticosa, polygonum tinctorium và Isatis tinctoria được chế biến và sấy thành bột màu xanh.

Thành phần hóa học:

Thành phần chủ yếu: glucozit gọi là Indican. Khi thủy phân Indican sẽ cho glucoza và Indoxyl, chất này oxy hóa sẽ cho indigotin. Indigotin bị khử trong môi trường kiềm sẽ cho Leucoindigo không có màu.

Tác dụng dược lý:

Theo sách Dược lý học của Trung quốc: Thanh đại có 2 chất chính là: Điện lam 5 – 8% và Điện ngọc hồng 0,1%. Điện ngọc hồng (đã chế được bằng phương pháp nhân tạo) có tác dụng ức chế mạnh tế bào ung thư. Nước sắc Thanh đại có tính kháng khuẩn đối với tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lî Shigella, phẩy khuẩn tả. Điện lam có tác dụng bảo vệ gan.

Vị thuốc Thanh đại

Tính vị: Vị mặn, tính hàn.

Qui kinh: Can phế và vị.

Công năng: Thanh nhiệt, giải độc, làm mát máu và giảm sưng tấy.

Liều dùng: Ngày dùng 1,5-3g.

Kiêng kỵ: Không dùng trong trường hợp tỳ vị hư hàn.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Thanh Đại

Giải độc trị nhọt Trị các bệnh ngoài da, sưng nóng, đau ngứa, chảy nước:

Thanh đại 8g, thạch cao 16g, hoạt thạch 16g, hoàng bá 8g. Các vị nghiền mịn, trộn đều, thêm một lượng vaselin, đánh kỹ, bôi vào chỗ đau.

Trị viêm tuyến mang tai cấp tính trẻ em (quai bị):

Thanh đại và ít băng phiến. Chế với nước ấm, bôi vào chỗ đau.

Lương huyết, tiêu ban:

phát ban do nhiệt độc, huyết nhiệt gây thổ huyết, đổ máu cam.

Trị ban đỏ do nhiễm hàn:

Thanh đại 8g. Uống với nước.

Trị ho ra đờm có máu, đờm huyết do giãn phế quản:

thanh đại 12g, cáp phấn 12g. Nghiền bột mịn. Mỗi lần dùng 2 – 4g, uống với nước, ngày 2 lần. Nếu huyết nhiệt gây thổ huyết, chảy máu cam, có thể dùng thanh đại hoặc kết hợp với bồ hoàng, hoàng cầm.

Thanh nhiệt giải nắng Trị cảm nóng, tiểu tiện ít mà đỏ:

Thanh đại 63g; cam thảo 63g; hoạt thạch 63g. Nghiền chung thành bột; mỗi lần 12 – 30g. Sắc hoặc pha với nước.

Chữa viêm gan cấp và mạn tính:

Thanh đại 12g; bạch phàn 24g. Nghiền thành bột mịn. Ngày 3 lần, mỗi lần 2g.

Chữa viêm răng lợi, hầu họng Thuốc cam xanh:

bạch phàn 20g, thanh đại 80g, ngũ bội tử 20g, băng phiến 2g.

Thuốc bôi chữa viêm lợi, ngứa nhức chân răng, sâu răng; chảy máu, cam miệng, cam mũi trẻ em.

Thuốc này không có asen và chì nên được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Thuốc cam tẩu mã: hoàng bá 12g; hoàng liên 16g; thanh đại 20g; đinh hương 12g; đại hồi 4g; nhân trung bạch 20g; bạch phàn 12g. Dạng thuốc bột, đắp chỗ lợi sưng đau. Ngày làm 3 – 4 lần.

Trị bệnh quai bị và các bệnh ung nhọt:

Dùng bài Thanh đại tán: Thanh đại 8g, Thạch cao 16g, Hoạt thạch 16g, Hoàng bá 8g, tất cả tán bột mịn trộn đều với vaselin bôi chỗ đau. Thanh đại 20g, Băng phiến vừa đủ trộn đều với nước ấm bôi lên vùng đau trị quai bị trẻ em.

Trị tưa, viêm loét mồm:  

Dùng bài Trân đại tán (Trân châu – Thanh đại) bôi.

Trị giãn phế quản ho đàm có máu hoặc nôn có máu do huyết nhiệt:

Dùng bài Thanh cáp tán: Thanh đại, Cáp phấn mỗi thứ 12g tán mịn, mỗi lần uống 2 – 4g, ngày 1 – 2 lần với nước sôi nguội.

Trị viêm gan mạn tính:

Thanh đại 1 phần, Bạch phàn 6 phần trộn đều tán bột mịn, mỗi lần 2g, ngày 3 lần.

Trị bệnh vẩy nến:

Mỗi ngày uống Điện ngọc hồng 25 – 50mg, liệu trình 8 tuần, thuốc có tác dụng ức chế tế bào biểu bì tăng sinh ( Tạp chí Y học Trung hoa 1987,1:7).

Trị bệnh bạch cầu hạt mạn tính (leucose chronique): mỗi ngày uống viên Điện ngọc hồng 150 – 200mg chia 3 lần từ 1 tháng đến hơn 6 tháng trị 314 ca, tỷ lệ khống chế bệnh 59,87, tỷ lệ có kết quả 87,26% ( Tạp chí huyết học Trung hoa 1980).

Tham khảo

Chỉ định và phối hợp:

– Phát ban do nhiệt độc trong máu: Dùng phối hợp Thanh đại với Thạch cao và Sinh địa hoàng dưới dạng thanh đại thạch cao thang.

– Sốt xuất huyết do giãn mạch quá mức do nhiệt biểu hiện nôn ra máu, chảy máu cam và ho ra máu và đờm: Dùng phối hợp thanh đại với trắc bách diệp và bạch mao căn.

– Trẻ em co giật do sốt cao: Dùng phối hợp thanh đại với ngưu hoàng và câu đằng.

– Nhiệt phế biểu hiện như ho, hen và ho có đờm dầy màu vàng: Dùng phối hợp thanh đại với qua lâu, xuyên bối mẫu và hải phù thạch dưới dạng thanh đại hải thạch hoàn.

– Quai bị cấp, nhọt và nhọt độc: Dùng phối hợp thanh đại với huyền sâm, kim ngân hoa và liên kiều.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975 04 03 06