Vô sinh, hiếm muộn dưới góc nhìn Y học cổ truyền

Đông Y Thiên Lương - Lòng tốt tự ý trời

Trân quý sinh mạng của chính bản thân và giúp người tạo ra sinh linh bé nhỏ, cứu họ ra khỏi nỗi đau tuyệt vọng vô sinh, hiếm muộn là hai việc đều đáng làm trong cõi đời.

Mẹ Đinh Thị Song Nga không phải thánh nhân, càng không phải thần y chữa hiếm muộn mà chỉ đơn giản mẹ dùng Đông y, dùng cỏ cây hoa lá xung quanh mình để điều trị những TỔN THƯƠNG CƠ NĂNG của bệnh nhân hiếm muộn. Đã có những thành công ngoài mong đợi, bệnh nhân hiếm muộn 2-3-4-5 năm và thậm chí lâu hơn nữa vỡ òa trong niềm sung sướng được làm cha, làm mẹ chính là động lực lớn lao cho Đông Y Thiên Lương ngày càng vững tin vào “Lòng tốt tự ý trời”.

Tóm tắt ngắn gọi về vô sinh, hiếm muộn như sau:

I. TỔN THƯƠNG THỰC THỂ: là những dị tật bẩm sinh, tiên thiên bất túc, các tổn thương bất thường nhìn thấy, sờ thấy được như khối u, viêm dính tắc vòi tử cung, khối lạc nội mạc hoặc các khối u của các cơ quan lân cận chèn ép, khối u tại tinh hoàn và ống dẫn tinh, lao tử cung, tắc vòi trứng, gấp khúc ống dẫn trứng, tinh trùng, bị tai biến do quai bị, nhiễm xạ, nhiễm chì…

II. TỔN THƯƠNG CƠ NĂNG:
1. THEO TÂY Y:
– Rối loạn chức năng từ tuyến nội tiết, tuyến yên, buồng trứng, tinh hoàn, nang trứng không đều, niêm mạc mỏng, tinh trùng ít, yếu, không động…
– Một số trường hợp sau khi làm hết các xét nghiệm, thậm chí mổ nội soi vẫn không tìm ra nguyên nhân vô sinh và kết luận “vô sinh không rõ nguyên nhân”, bởi Tây y không có những biện chứng luận trị như Đông y.
2. THEO YHCT:
? Trong con người có âm và dương, nhất là thận có thận âm, thận dương. Trong thận dương có mệnh môn hỏa, Đông y gọi là cựa hỏa, là bản mệnh của con người. Chuyện sinh sản của một người đều do thận quyết định. Vì thế, các bài thuốc điều trị hiếm muộn chủ yếu dựa trên nguyên lý tác động vào thận, bổ khí huyết và các tạng phủ, cân bằng âm dương.

? Thế mạnh của điều trị bằng Đông y là dù có dùng lâu dài thì người bệnh hầu như không hoặc rất ít bị các phản ứng phụ (với điều kiện phải sử dụng Đông dược chất lượng cao, không ngâm tẩm hóa chất độc hại…), trong khi chữa Tây y sẽ bị ảnh hưởng. Ví như với nam giới bị yếu tinh trùng nếu trị bằng y học hiện đại sẽ dùng các thuốc tăng testosterone, về nguyên lý là đúng nhưng trên thực tế kết quả mang lại không khả quan, bệnh nhân còn bị rối loạn cương; phụ nữ dùng biện pháp kích thích buồng trứng có nguy cơ mắc hội chứng quá kích buồng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang, hoặc làm teo buồng trứng, suy buồng trứng, thậm chí có thể gây nguy cơ ung thư buồng trứng… và rất nhiều tác dụng phụ, hậu quả đáng tiếc khác.

? Sinh lý về sự thụ tinh theo YHCT: tinh người cha thuộc dương, trứng người mẹ (mẫu huyết) thuộc âm, âm dương giao hòa sẽ thụ thai.
? Vô sinh theo YHCT: rất xem trọng yếu tố “tiên thiên” và “hậu thiên” trong vấn đề vô sinh. Đạo trời đất âm dương hòa hợp mới nuôi sống được muôn vật, đạo vợ chồng âm dương hòa hợp mới sinh nở được con cái. Nếu tinh cha huyết mẹ không đầy đủ mà có thể chửa đẻ chưa bao giờ có.
? Vô sinh chia 2 loại: tiên thiên khuyết tật (phụ nữ không có âm đạo, tử cung, buồng trứng kém phát triển…, đàn ông không có tinh trùng, tinh trùng dị dạng…) và bệnh lý hậu thiên.

? Ở phụ nữ, các bệnh lý hậu thiên thường gặp là:
– Tỳ Thận Hư hàn: bụng dưới thường bị lạnh và đau thất thường, kinh kỳ không đều, sắc huyết nhợt nhạt, huyết trắng khí hư, rêu lưỡi mỏng, kiêm thận hư thì tinh thần hay mỏi mệt; hay đau lưng, mỏi chân, tiểu nhiều, kinh nguyệt ra ít, hơi lãnh cảm, chất lưỡi nhợt. Do lúc đang hành kinh không giữ gìn cẩn thận, ăn đồ sống lạnh hoặc vì tham dâm vô độ, sống nơi ẩm ướt làm tổn hại mạch Xung Nhâm khiến chân dương không đầy đủ, không khí hóa hàn thấp mà dồn vào làm lạnh dạ con.
– Huyết hư hàn: thể trạng hư suy, kinh kỳ ít có khi ra muộn, bất thường; sắc mặt vàng xanh, tinh thần mỏi mệt, hay chóng mặt, hoa mắt, lưỡi nhợt rêu mỏng, mạch hư sác hoặc trầm tế. Thân thể vốn yếu, âm huyết kém yếu mà không giữ được tinh.
– Đàm thấp trở trệ Bào cung: hình thể béo mập, đầu choáng, tim hồi hộp bạch đới đặc dính mà nhiều, khi có kinh không đều, sắc nhợt mà nhiều, lưỡi nhợt rêu nhớt, mạch hoạt. Do ăn chất béo bổ sinh đờm thấp tích trệ ở bào cung làm cho bào cung không dưỡng được tinh.
– Can khí uất: người phụ nữ hay uất ức không vui, có kinh nguyệt không định kỳ, ngực sườn không thư thái hoặc bụng hay đầy chướng, ngủ hay mộng mị những điều không tốt, người thụ động, ít nói cười. Do can không sơ tiết bình thường mà khí huyết mất điều hòa.
– Âm hư, thấp nhiệt Xung Nhâm: trước lúc hành kinh hay có triệu chứng đau bụng dưới, đau đầu, chóng mặt; kinh nguyệt đỏ lợm, khô đặc, môi hay bị khô. Do uống nhiều thuốc nóng quá hoặc huyết hư hóa nhiệt, nhiệt ẩn náu ở mạch Xung Nhâm làm khí huyết mất cân bằng.
– Theo Hải Thượng Lãn Ông: phụ nữ không có thai, có người do lục dâm thất tình làm tổn thương mạch Xung Nhâm, hoặc bệnh cũ ẩn nấp, di chuyển trong tạng phủ, hoặc tử cung hư lạnh, hoặc khí thịnh huyết suy, tỳ vị hư tổn. Do đó không nuôi dưỡng được mạch xung nhâm hoặc tích đờm ngưng trệ ở bào lạc.

? Ở đàn ông, các bệnh lý hậu thiên thường gặp là:
– Thận âm khuy hư: tinh dịch lượng ít, số lượng tinh trùng giảm, lưng đau gối mỏi, nóng lòng bàn tay bàn chân, cảm giác sốt về chiều, thất miên, đạo hãn, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ.
– Thận dương bất túc: tinh dịch lạnh loãng, số lượng tinh trùng giảm, độ di động kém, mệt mỏi, tay chân lạnh, sợ lạnh, liệt dương hoặc di tinh, tiểu đêm nhiều.
– Khí huyết khuy hư: tinh dịch loãng, số lượng tinh trùng giảm, giảm ham muốn, liệt dương hoặc xuất tinh sớm, gầy yếu, mất ngủ, hay quên, ăn kém, đại tiện lỏng.
– Tỳ thận dương hư: tinh dịch lạnh loãng, số lượng và chất lượng tinh trùng giảm, giảm ham muốn, liệt dương hoặc di tinh, lưng đau gối mỏi, ngũ canh tả.
– Đàm trọc trở trệ can mạch: tinh dịch lượng ít, không có hoặc có rất ít tinh trùng, khó xuất tinh, tinh hoàn hay sưng nề, tức ngực, béo bệu.
– Thể huyết ứ trở trệ kinh can: giãn tĩnh mạch thừng tinh, đau khi xuất tinh, không có hoặc có rất ít tinh trùng, tỉ lệ chết cao, bụng dưới và bìu đau chướng, lưỡi có điểm ứ huyết.
– Thể Thấp nhiệt phạm can mạch: tinh dịch đặc lâu hóa lỏng và có nhiều bạch cầu, chất lượng tinh trùng giảm, tỉ lệ chết nhiều, sau sinh hoạt hay đau tức dương vật và tinh hoàn, tiểu tiện sẻn đỏ, có cặn đục, chân tay mỏi nặng, tâm phiền miệng khát, đại tiện khó, lưỡi đỏ rêu vàng dính.
– Hàn trệ can mạch: tinh dịch lạnh loãng, bộ hạ đau chướng và lạnh, sau sinh hoạt bụng dưới và tinh hoàn đau tức, lưng đau gối mỏi, tay chân lạnh, sợ lạnh, lưỡi nhợt và bệu, mạch căng như dây đàn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975 04 03 06