Sắn

Tên dân gian: Sắn, Khoai mì, Củ mì

Tên khoa học: Manihot esculenta Crantz

Họ khoa học: thuộc họ Thầu dầu – Euphorbiaceae.

Cây sắn

Cây sắn

Mô tả:

Sắn không chỉ là cây lượng thực mà còn là một cây thuốc quý. Cây bụi sống lâu năm, cao trung bình 1,3m, có khi tới 3m. Thân tròn, mọc thẳng, phân 2-3 cành ở ngọn. Rễ phình to thành củ nạc chứa nhiều chất bột. Lá xẻ thuỳ chân vịt thành 5-9 thuỳ hình ngọn giáo, có màu sắc thay đổi tuỳ giống trồng. Hoa đơn tính, mọc thành chùm. Quả hình cầu, lúc chín tách ra thành 6 mảnh.

Bộ phận dùng: Rễ, lá, vỏ thân – Radix, Folium et Cortex Manihotis Esculentae.

Nơi sống và thu hái:

Gốc ở Mỹ châu nhiệt đới, được trồng rộng rãi để lấy củ làm lương thực và lấy lá làm rau ăn. Có thể thu hái lá, vỏ thân quanh năm, thường dùng tươi. Hiện tại ở Việt Nam sắn được trồng phổ biến ở nhiều nơi.

Thành phần hoá học:

Trong củ Sắn tươi, có một độc tố ở dạng glucosid, dưới tác dụng của dịch vị và men tiêu hoá, sẽ bị thuỷ phân và giải phóng ra acid cyanhydric là chất độc đối với người. Bột Sắn có một tỷ lệ lớn tinh bột, nhưng thiếu protein và muối, và hầu như không có vitamin; ngoài ra còn có một chất có tính sát trùng. Lá và quả lại chứa nhiều protein, trong đó ở lá có các acid amin cần thiết cho cơ thể. Trong lá cũng có chất độc là HCN.

Tác dụng dược lý:

Những nghiên cứu hiện nay đang tiến hành thử nghiệm, khoai mì là một liệu pháp GEN để chữa trị một số ung thư. Hiện nay công trình này chỉ được thử nghiệm trên động vật với kết quả tốt và thành công.

Rể khoai mì nghiền nhỏ và ướt có thể sử dụng như thạch cao để trị :

– Thoát tràng sưng trướng ( tuméfaction herniaires )

– Sưng tuyến tiền liệt

– Và sưng dịch hoàn.

Vị thuốc sắn (khoai mì)

Tính vị, tác dụng:

Rễ có tác dụng chống thối rữa, lá bạt độc tiêu thũng.

Công dụng:

Củ Sắn được dùng làm thực phẩm, chế bột làm bánh, làm mạch nha, chế rượu.

Lá Sắn được dùng luộc kỹ làm rau ăn, có nơi dùng muối dưa.

Lá Sắn phơi khô được dùng làm nguyên liệu chiết protein, làm thực phẩm, chế bột, dùng thay cám để chăn nuôi lợn, gia cầm. Người ta cũng dùng lá Sắn tươi để nuôi giống tằm ăn lá Sắn, nuôi gia súc và nuôi cá nước ngọt. Dân gian dùng lá Sắn giã đắp trị mụn nhọt.

Vỏ lụa của thân cây Sắn để đắp bó gãy xương.

Lá cây khoai mì có thể dùng : Cầm máu

Bột khoai mì trộn với rượu rhum để chữa bệnh ngoài da cho trẻ em

Trị chứng sốt, rùng mình, ớn lạnh

Tác dụng tốt cho những người bị đau nhức cơ bắp

Trong y học truyền thống dân gian dùng 2 lá khoai mì và những rể đâm thành bột nhão áp dụng chữa trị khối u ( Duke, 1983 )

Khoai mì là nguồn tinh bột hữu ích cho những ai đau khổ vì chứng coeliaque (tức chứng bệnh không dung nạp chất gluten), bởi vì cây khoai mì hoàn toàn không chứa chất gluten. Tuy nhiên với những người dị ứng với chất latex nên tránh dùng cây này.

Liều dùng – Cách dùng:

Dùng dưới dạng tinh bột khoai mì 20-50g

Dùng tươi, đắp ngoài

Dùng tinh bột khoai mì

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc sắn

Chữa ung nhọt Abcès

Tinh bột khoai mì đắp lên làm chín mùi những ung nhọt ( abcès),

Chữa đau bụng

Dùng 1 muỗng bột mì tinh khô, hòa tan trong một tách nước cà phê.

Chống cảm xúc mạnh

Pha trộn một muỗng cà phê tinh bột mì khô trong một tách nước. Thêm vào một muỗng nước si-rô đường mía và uống nhấp giọt từ từ .

Chống viêm sưng ruột

Đun sôi 50 g tinh bột mì trong ½ lít nước. Dùng cho trẻ em, giảm tĩ lệ ¼ đến 3 tuổi và phân nửa giữa 3 đến 4 tuổi.

Chữa tinh trùng không đủ

Chống sự thiếu tinh trùng, dùng mỗi đêm một muỗng tinh bột đặc trộn ngọt với mật ong.

Phòng ngừa, chữa viêm đau tinh hoàn

Để trong một túi nhỏ một ít bột mì thêm một ít giấm đặt nơi đau ở dịch hoàn thoa thêm một lớp dầu ricine ( dầu cây thầu dầu ). Tưới thêm giấm trên túi bột trong ngày.

Tham khảo

Phòng ngừa ngộ độc khi ăn sắn

Ngộ độc sắn xảy ra sau khi ăn sắn chưa được chế biến đúng cách và là một nguyên nhân gây ra tử vong ở trẻ em. Một cuộc nghiên cứu tại bệnh viện Nhi đồng 1 tp HCM cho thấy ngộ độc sắn chiếm tỉ lệ 10% trong số ngộ độc thức ăn với tỉ lệ tử vong là 16,7%. Để phòng ngộ độc khi ăn sắn cần lưu ý: Sắn phải được lột bỏ vỏ, cắt bỏ phần đầu và đuôi vì những phần này chứa nhiều độc chất. Ngâm trong nước qua đêm, luộc với nhiều nước và mở nắp nồi khi luộc. Mục đích là để độc tố tan theo nước và bốc hơi theo hơi nước.

Không ăn đọt sắn, sắn cao sản, sắn lâu năm, sắn có vị đắng. Những loại này chứa rất nhiều độc chất. Không cho trẻ em ăn nhiều sắn. Không nên ăn sắn nguyên củ nướng hoặc chiên vì độc chất còn nguyên chưa bị khử.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975 04 03 06