Rối loạn thần kinh thực vật có chữa được bằng Đông Y không? 

roi loan than kinh thuc vat co chua duoc bang dong y khong

Rối loạn thần kinh thực vật có chữa được bằng Đông Y không?

  1. Thế nào là rối loạn thần kinh thực vật?

Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng của hoạt động thần kinh tự động ảnh hưởng đến chức năng tự động của cơ thể như nhịp tim, huyết áp, tiêu hóa và mồ hôi. Bệnh không gây tử vong tuy nhiên ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Rối loạn thần kinh thực vật thuộc phạm vi chứng chính xung trong Đông y. Bệnh được chia làm bốn thể gồm thể tâm huyết hư, thể âm hư hỏa vượng, thể dương hư, thể tỳ thận dương hư.

  1. Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật

  • Choáng váng, xây xẩm (xảy ra khi đứng hoặc thay đổi tư thế từ nằm hay ngồi sang đứng), do nhịp tim quá nhanh khiến cho thiếu máu lên não hoặc huyết áp giảm khi thay đổi tư thế đột ngột.
  • Triệu chứng tiết niệu: bí tiểu, khó tiểu, giảm cảm giác buồn tiểu, nước tiểu tồn dư trong bàng quang sau khi đi tiểu… gây biến chứng nhiễm trùng tiết niệu.
  • Rối loạn chức năng tiêu hóa: tiêu chảy, sôi bụng, táo bón, đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, khó nuốt, ợ nóng, nôn ói, …
  • Rối loạn giấc ngủ: mất ngủ, ngủ ngày nhiều, rối loạn nhịp thức – ngủ…
  • Rối loạn khí sắc, rối loạn tính tình, suy nhược, lo âu, trầm cảm …
  • Phản xạ đồng tử giảm làm khó nhìn rõ trong đêm, mắt khó điều tiết khi đi từ vùng sáng vào vùng tối.
  • Đánh trống ngực, hồi hộp: Tim đập nhanh bất thường, cảm giác như tim sắp nhảy ra khỏi lồng ngực. Luôn cảm thấy hồi hộp, tình trạng tăng lên khiến người bệnh cảm thấy hốt hoảng và sợ hãi vô cớ.
  • Hạn chế vận động mạnh: Cơ thể không có khả năng thay đổi nhịp tim khi tập thể dục hoặc không thể vận động gắng sức.
  • Lạnh, tê đầu ngón tay, ngón chân: do co mạch từng lúc vùng ngoại vi.
roi loan than kinh thuc vat co chua duoc bang dong y khong
Rối loạn thần kinh thực vật thường gây choáng váng, xây xẩm mặt mày.
  1. Nguyên nhân gây bệnh và một số bài thuốc điều trị

STT NGUYÊN NHÂN TRIỆU CHỨNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BÀI THUỐC 
1 Dương hư Thường gặp ở người già, bị xơ vữa động mạch, sức khỏe kém dễ bị suy nhược thần kinh, giảm hưng phấn. Biểu hiện bao gồm tim đập mạnh, sợ lạnh, chân tay lạnh, ăn kém, khó ngủ, thường tiểu tiện, đau mỏi lưng gối,… Ôn dương an thần Bài thuốc số 1:

– Thành phần: Hoài sơn 16g, thục địa,  hạt sen (mỗi vị 12g), trạch tả, liên nhục, phụ tử (chế), táo nhân (mỗi vị 8g), nhục quế 7g.

– Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, dùng 3 lần/ngày.

 

Bài thuốc số 2:

– Thành phần: Thục địa 24g,  sơn thù, hoài sơn (mỗi vị 12g), đan bì, bạch linh, trạch tả (mỗi vị 9g), phụ tử (chế) 8g, nhục quế 6g.

– Cách dùng: Đem các vị thuốc tán mịn, luyện mật làm hoàn. Ngày uống từ 8 – 12g chia 2 – 3 lần, uống với nước sôi để nguội hoặc nước muối nhạt.

2 Tâm huyết hư Thường gặp ở người bị thiếu máu, phụ nữ sau sinh đẻ, suy nhược cơ thể do bệnh tật, dinh dưỡng kém….

Biểu hiện nhịp tim nhanh, hồi hộp, trằn trọc, khó ngủ,  hay nằm mơ, lưỡi đỏ, mạch tế nhược.

An thần, dưỡng huyết, kiện tỳ Bài thuốc số 1:

– Thành phần: Bố chính sâm 20g, củ mài, rau má, long nhãn, hạt sen, hà thủ ô, quả dâu chín (mỗi vị 12g), bá tử nhân, táo nhân (mỗi vị 8g).

– Cách dùng: Đem các vị thuốc rửa sạch rồi cho vào ấm và sắc uống. Mỗi ngày uống 1 thang, chia làm 3 lần/ngày.

 

Bài thuốc số 2:

– Thành phần: Đẳng sâm, bạch truật, hoàng kỳ (mỗi vị 12g), đương quy, viễn chí, long nhãn, táo nhân, phục linh, đại tạo (mỗi vị 8g), mộc hương 6g.

– Cách dùng: Đem các vị thuốc rửa sạch sau đó cho vào sắc cùng 1.5 lít nước, đến khi còn khoảng 900ml thì dừng lại. Mỗi ngày uống 3 lần.

3 Âm hư hỏa vượng Dễ mắc phải nhất ở bệnh nhân bị rối loạn thần kinh chức năng, tăng huyết áp,… Triệu chứng thường gặp là tim đập nhanh, nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai, nóng người, đại tiện táo, nước tiểu đỏ, họng khô, lưỡi đỏ. Tư âm giáng hỏa Bài thuốc số 1:

– Thành phần: Thiên môn, thục địa, bá tử nhân, huyền âm, hà thủ ô, thạch hộc, hạt sen, mạch môn, bố chính sâm (mỗi vị 12g), táo nhân 8g.

– Cách dùng: Đem các vị thuốc rửa sạch rồi sắc uống. Mỗi ngày uống 1 thang và chia làm 3 lần/ngày.

 

Bài thuốc số 2:

– Thành phần: Đan sâm, thục địa, sa sâm, long nhãn, thiên môn, mạch môn, đẳng sâm ( mỗi vị 12g), toan táo nhân, viễn chí, bá tử nhân (mỗi vị 8g), ngũ vị tử 6g.

– Cách dùng: Đem các vị thuốc rửa sạch rồi sắc uống. Mỗi ngày uống 1 thang. Hoặc tán thành bột mịn và làm hoàn thành những viên nhỏ. Mỗi ngày uống 20 – 30g.

4 Tỳ thận dương hư Nhịp tim nhanh, hay hồi hộp, ăn ngủ kém, sợ lạnh, lạnh chân tay, nhức mỏi lưng gối, tiểu nhiều lần trong ngày, mạch trầm tế nhược,… Ôn dương an thần Bài thuốc số 1:

– Thành phần: Hoài sơn 16g, thục sơn, hạt sen (mỗi vị 12g), trạch tả, liên nhục, phục tử, táo nhân (mỗi vị 8g), nhục quế 7g.

– Cách dùng: Đem các vị thuốc rửa sạch rồi sắc uống. Mỗi ngày uống 1 thang, chia 3 phần dùng vào sáng, trưa, tối.

 

Bài thuốc số 2:

– Thành phần: Thục địa 24g, sơn thù, hoài sơn (mỗi vị 12g), đan bì, bạch linh, trạch tả (mỗi vị 9g), nhục quế 6g.

– Cách thực hiện: Đem các vị thuốc rửa sạch và để ráo. Tán thành bột mịn và luyện thành viên với mật ong. Mỗi ngày uống từ 2-3 lần, dùng từ 8-12g cùng nước sôi để nguội.

Như vậy có rất nhiều bài thuốc Đông Y hay điều trị rối loạn thần kinh thực vật, đã và đang được nhiều người áp dụng. Những bài thuốc này đều chứa các thành phần dược liệu tự nhiên an toàn, ít gây tác dụng phụ và có thể dùng lâu dài. Bên cạnh áp dụng các bài thuốc người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi và có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ.

Lưu ý: Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần đến thăm khám tại các phòng chẩn trị uy tín nơi gần nhất, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc khi không có kiến thức chuyên môn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975 04 03 06