Quy trình trồng cúc hoa hữu cơ đạt năng suất chất lượng cao
Chúng tôi xin chia sẻ quy trình trồng cúc hoa hữu cơ dựa trên kinh nghiệm thực tế đã được đúc rút qua nhiều năm. Mong nhận được góp ý của bạn đọc.
1. Chọn và cải tạo đất trồng: là bước đầu tiên và quan trọng số một trong quy trình trồng cúc hoa hữu cơ, cúc không kén đất nhưng thích hợp nhất vẫn là đất thịt nhẹ giàu mùn bã hữu cơ hoặc đất cát pha nhiều mùn tơi xốp. Nếu là đất sét, đất cát nên cải tạo bằng cách bón nhiều phân hữu cơ và mùn xác thực vật. Cúc hoa thích ẩm nhưng không chịu được úng nên phải có phương án thoát nước dễ dàng, chống ngập úng.
2. Thời vụ trồng: khoảng giữa tháng 6 đến đầu tháng 7 (16/6 – 6/7).
3. Cây trồng luân canh hiệu quả nhất: lạc xuân, đậu tương, đậu đen (lạc, đậu là cây họ đậu có tác dụng cải tạo đất) hoặc lúa xuân – cúc hoa.
4. Quy trình trồng cúc hoa hữu cơ
- Làm sạch cỏ dại rồi rắc mỗi sào các loại phân lót theo thứ tự sau: trấu hun 25kg, phân dơi 25kg, phân dê 200kg, phân sừng 25kg vào cả rãnh và luống.
- Lên luống rộng 1,4m, cao từ 20 – 30cm tùy chân ruộng thoát nước tốt hay không, rãnh rộng 60cm.
- Rạch luống: nên rạch hàng theo chiều dài của luống.
- Rạch hàng thứ nhất cách mép luống 50cm, rắc phân vào rạch thứ nhất.
- Lấp phân ở rạch thứ nhất sau đó đặt trồng khóm cúc sao cho cành cách cành 7-10cm rồi lấy đất đè lên thân cúc, nén chặt gốc.
- Dùng cuốc đánh rạch thứ hai để lấp đất lên rạch thứ nhất cách 40 cm để lấp rạch thứ nhất.
- Tiếp tục rắc phân, vùi phân, đặt cành, đánh rạch thứ ba cách rạch thứ hai 40cm để lấp rạch thứ hai.
- Rắc phân ở rạch thứ ba, vùi phân, đặt cành, lấp đất.
- Như vậy mỗi luống rộng 1,4m có ba hàng cúc.
- Rắc vỏ lạc hoặc mùn cưa, bã bào lên trên để chống cỏ, giữ ẩm, điều hòa nhiệt độ, làm thức ăn cho vi sinh.
- Đổ một lớp vỏ lạc hoặc mùn cưa hoặc bã bào xuống rãnh dày 10cm + đổ một lớp phân sừng + phân dê, phân dơi dày khoảng 1cm (5% tổng số phân) + đổ lớp vỏ lạc hoặc mùn cưa hoặc bã bào 10cm lên trên cùng. Việc làm này có ý nghĩa như ủ phân tại luống để lần sau có phân và đất bón đè cúc.
- Tưới nước: tưới đẫm nước để nước có thể ngấm tới phần rễ của cúc.
5. Chăm sóc
Từ 8-10 ngày đầu sau khi trồng tưới nước ngày 2 lần (sáng, chiều). Sau 10 ngày cây bén rễ chỉ cần tưới 1 lần vào buổi sáng.
Bón phân (lượng phân cho 360m2): Phân dê núi 800kg, phân dơi 100kg, phân sừng 100kg, bột phân trứng Nhật Bản 100kg, trấu hun 100kg.
+ Bón lót 25% lượng phân các loại chia đều làm hai. Một nửa để rắc vào luống lúc chưa lên luống, một nửa để rắc vào rạch lúc trồng.
+ Bón thúc lần 1 (sau khi trồng 20 ngày): 15% tổng số phân các loại kết hợp tưới nước và phun đạm cá (đạm trứng) bón lá pha loãng với tỉ lệ 1:100.
+ Bón thúc lần 2 (sau khi trồng 30 ngày): 15% tổng số phân các loại kết hợp xới rãnh, lấy đất ở rãnh đè vào giữa khóm cúc chia đều các cây ngả về 2 bên luống.
+ Đổ một lớp vỏ lạc hoặc mùn cưa hoặc bã bào xuống rãnh dày 10cm + đổ một lớp phân sừng + phân dê, phân dơi dày khoảng 1cm (5% tổng số phân) + đổ lớp vỏ lạc hoặc mùn cưa hoặc bã bào 10cm lên trên cùng. Việc làm này có ý nghĩa như ủ phân tại luống để lần sau có phân và đất bón đè cúc.
Sau khi trồng 40 ngày thì bấm ngọn để cúc ra nhánh.
+ Bón thúc lần 3 (sau khi trồng 60 ngày): rắc 10% tổng số phân các loại rồi xới đất phần rãnh đè lên cành cúc chừa phần ngọn dài 5cm. Sau khi vun đè phủ vỏ lạc, mùn cưa, vỏ bào dày 1cm để chống cỏ, giữ ẩm, điều hòa nhiệt độ, làm thức ăn cho vi sinh rồi tưới đẫm nước để phân tan giúp cây hấp thụ dễ dàng kết hợp tưới nước và phun đạm cá (đạm trứng) bón lá pha loãng với tỉ lệ 1:100.
+ Đổ một lớp vỏ lạc hoặc mùn cưa hoặc bã bào xuống rãnh dày 10cm + đổ một lớp phân sừng + phân dê, phân dơi dày khoảng 1cm (5% tổng số phân) + đổ lớp vỏ lạc hoặc mùn cưa hoặc bã bào 10cm lên trên cùng. Việc làm này có ý nghĩa như ủ phân tại luống để lần sau có phân và đất bón đè cúc.
Cứ như vậy làm thêm một lần bón thúc lần 4 ( 15% tổng số phân nữa) thì sẽ được hái cúc vào khoảng ngày 28/11-6/12 dương lịch
Sau lần hái cúc đầu tiên rắc nốt rắc 15% tổng số phân các lại rồi xới đất phần rãnh đè lên cành cúc chừa phần ngọn dài 5cm kết hợp tưới nước và phun đạm cá (đạm trứng) bón lá pha loãng với tỉ lệ 1:100.
Luôn giữ ẩm ruộng cúc nếu vùng đất đồi phải tưới thường xuyên để giữ ẩm.
Cây cúc hay bị sâu ăn lá và rệp tấn công, khi thấy xuất hiện sâu bệnh không cần xử lý mà để cây tự kháng và để thiên địch tự diệt.
Những điều cần lưu ý trong khi thực hiện quy trình trồng cúc hoa hữu cơ:
- Với đất xốp không cần mất công cày bừa hoặc cuốc.
- Đất hót từ rãnh luống cào đều ra phủ lên phân.
- Thân ngọn cúc giống nổi cao 8-10cm trên mặt luống.
- Nếu trời nắng quá phải căng lưới cắt nắng sau từ 5-7 ngày cúc bén rễ thì bỏ lưới.
- Sau khi trồng cúc xong, cúc chưa kín luống, lá cúc chưa kín đất, nên trồng xen một lứa rau ăn lá ngắn ngày: các loại rau cả, rau dền, rau đay, hành hoa để tăng thêm thu nhập
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ quy trình trồng cúc hoa hữu cơ, các bạn hãy thử nghiệm với quy trình này nhé!