Tên thường gọi: Còn gọi là Ong mướp, Ô phong, Hùng phong, Tượng phong, Trúc phong.
Tên khoa học: Xylocoba dissimilis.
Họ khoa học: Thuộc họ ong Apidae.
Con Ong đen
Mô tả:

Ong đen có màu đen, thân to và tù, dài chừng 0.5cm, toàn thân có lông mền, màu đen nhạt, phía lưng có lông màu vàng nhạt, chân ngắn, đen, cánh màu lam tím, óng ánh, mềm, nhìn qua được, thường sống trong những hốc cây mục hay trong thân cây tren, cây nứa, có thể sâu tới 30cm hay hơn.
Trong thân cây nứa, ong chia thành ngăn, trong ngăn có phấn hoa và mật, đồng thời đẻ trứng.
Phân bố:
Ong đen sống khắp nơi ở đồng bằng cũng như miền núi, tại nước ta còn ít chú ý khai thác. Ong đen bảo quản dễ mốc mọt, phải sấy cho khô, không nên phơi nắng dễ hỏng và dễ mốc mọt hơn. Ong đen có thể là một nguồn xuất khẩu cần chú ý khai thác.
Vị thuốc từ con Ong đen
Tính vị: Ong đen có vị ngọt chua, tính hàn, không độc
Quy kinh: Vào 2 kinh vị và đại trường.
Tác dụng: Có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, trừ phong. Dùng trong những trường hợp sâu răng, miệng lở loét, đau cổ họng, trẻ con kinh phong …
Liều dùng: Ngày dùng 2-4 con tán nhỏ uống.
Kiêng kỵ: Theo tài liệu cổ những người hư hàn, không hỏa, không nên dùng.
Ứng dụng lâm sàng của Ong đen
Chữa viêm họng:
Bột ong đen phối hợp với bột hàn the (bằng sa) với lượng bằng nhau, trộn đều. Ngày uống 1-4g với nước ấm. Có thể hòa bột với mật ong tỷ lệ 1/10 bôi hằng ngày.
Chữa trẻ em sốt cao, co giật:
Ong đen 2 con, tán nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày. Thêm đường cho dễ uống.
Chữa ung nhọt, lở loét lâu ngày không khỏi:
Rửa sạch vết thương, vết loét bằng nước muối hoặc nước sắc lá trầu không. Lấy ong đen sấy khô, tán bột, rây mịn, rắc. Làm vài lần trong ngày.