Lạnh chân là nỗi khổ của rất nhiều người, nhất là với người do đặc thù công việc ít được vận động, sinh hoạt thất thường, thể chất hư yếu, tiên thiên bất túc. Đông y Thiên Lương cùng các bạn thảo luận về bệnh lạnh chân.
Hiện tượng bị lạnh chân vào mùa đông là gì?
Trong cơ thể con người chân là bộ phận có vị trí xa tim nhất, là bộ phận bị hạn chế cung cấp máu nhất, lớp mỡ dưới da chân lại mỏng nên nhiệt độ dưới ngón chân thường thấp hơn các bộ phận khác. Cá biệt có người nhiệt độ đầu ngón chân xuống tới 250C.
Chân tay lạnh là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi thời tiết trở lạnh. Khi đó, các mạch máu ở tay và chân co lại làm giảm lượng máu lưu thông. Từ đó, nhiệt lượng cũng giảm đi khiến bạn bị lạnh tay hoặc lạnh chân vào mùa đông.
Nếu tình trạng tay chân lạnh kéo dài mặc dù đã được ủ ấm kỹ và kèm với triệu chứng da tái xanh thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh lạnh tay chân và cần chữa trị kịp thời
Lạnh chân có nguy hiểm không?
- Người mắc chứng chân lạnh sẽ kèm theo các triệu chứng của nội tạng như: tiêu chảy, đau bụng, liệt dương, kinh nguyệt không đều…
- Đặc biệt là chân còn có liên hệ mật thiết với dây thần kinh niêm mạc thuộc đường hô hấp phía trên, khi chân bị lạnh, các mạch máu nhỏ của niêm mạc sẽ bị co lại khiến lưu lượng máu giảm đi, sức kháng bệnh suy giảm, từ đó mà bị bệnh về đường hô hấp.
- Nếu tứ chi thường xuyên trong tình trạng lạnh run cộng thêm một vài triệu chứng như rụng tóc, hay quên, trí nhớ suy giảm… Có thể bạn đã bị mắc bệnh liên quan đến tuyến giáp như suy tuyến giáp.
- Chân lạnh, các đầu ngón chân lạnh buốt, đôi khi tê như bị kim châm đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu vitamin B.
- Chân lạnh ngay cả khi trời nóng bức thì đó là dấu hiệu của bệnh thiếu máu.
- Nếu chân lạnh, thêm vào đó các đầu ngón chân trắng nhợt thì đó là dấu hiệu bạn đã bị tắc nghẽn mạch máu hoặc viêm tĩnh mạch.
- Chân lạnh cũng là dấu hiệu để nhận biết một số bệnh như viêm đường tiêu hóa, huyết áp thấp, dị ứng…
Nguyên nhân bị lạnh chân vào mùa đông
Có nhiều nguyên nhân gây ra lạnh chân, theo kinh nghiệm của Đông y Thiên Lương tỉ lệ người bị lạnh chân do tỳ thận dương hư chiếm đến 80 – 90%, từ nguyên nhân này dẫn đến nhiều hệ lụy khác như:
- Thiếu máu: Nguyên nhân chủ yếu của thiếu máu là do thiếu sắt. Khi bị thiếu chất sắt, các tế bào hồng cầu không được cung cấp đủ huyết sắc tố để vận chuyển oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể. Kết quả khiến bàn tay và bàn chân của người bệnh nhiễm lạnh.
- Bệnh động mạch: Khi các động mạch trong cơ thể bị hẹp hoặc rối loạn chức năng, lưu lượng máu cung cấp cho bàn chân và bàn tay của người bệnh sẽ suy giảm dẫn đến tình trạng lạnh bàn chân và tay, kèm theo các triệu chứng: đau ở chân khi tập thể dục, tê bì tay chân và có những vết loét ở bàn chân hoặc bàn tay.
- Bệnh đái tháo đường: gây ra tuần hoàn, lưu thông máu kém, đặc biệt ở nếu điều này xảy ra ở tay và chân có thể khiến cho tay và chân nhiễm lạnh.
- Bệnh tim: giống như đái tháo đường, bệnh tim có thể khiến lưu lượng máu đến các chi giảm qua đó dẫn đến tình trạng lạnh chân và tay.
- Tổn thương thần kinh: đối với những dây thần kinh ở bàn chân hoặc bàn tay là một trong những biến chứng của bệnh đái tháo đường, gây ra bởi lượng đường trong máu quá cao trong thời gian dài làm cảm giác đau nhói ở chi như bị kim đâm.
- Suy giáp: là tình trạng tuyến giáp hoạt động kém và không sản xuất đủ lượng hormone để giữ cho một số cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường. Lạnh chân và tay là một trong những triệu chứng của suy giáp.
- Hội chứng Raynaud (cước chân): là tình trạng các ngón tay, ngón chân hoặc thậm chí các bộ phận khác trên cơ thể cảm thấy lạnh hoặc tê buốt. Đó là kết quả của tình trạng hẹp động mạch, đặc biệt ở tay và chân khiến máu không thể lưu thông bình thường. Raynaud có thể khiến các ngón tay chuyển sang màu trắng, xám hoặc đỏ. Khi sự lưu thông máu trở lại bình thường, bàn tay có thể bị ngứa ran, nhói hoặc sưng.
- Thiếu vitamin B12: dẫn đến một số triệu chứng mệt mỏi, thiếu máu, da nhợt nhạt thiếu sức sống, cảm giác hụt hơi, loét miệng, rối loạn nhận thức… và có cảm giác buốt lạnh ở bàn tay hoặc bàn chân.
- Khí huyết không lưu thông. Khí huyết không được lưu thông do thành mạch co lại, dẫn đến lạnh chân.
- Thiếu dinh dưỡng, đói, thiếu iot…
- Rối loạn nội tiết. Sẽ làm cho chức năng điều hòa nhiệt độ của cơ thể bi thay đổi, chân cũng bị lạnh từ đó.
Cách khắc phục
- Người thường làm việc, công tác trong môi trường băng tuyết, bùn lầy cần mang ủng da hoặc lông
- Người dễ bị nẻ da nên mang giầy vải, người ra mồ hôi chân nên mang vớ bông và giày vải thoáng. Cũng nên giữ cho đôi giày vớ luôn khô ráo, vì có như thế mới giữ cho chân luôn ấm.
- Đội mũ, đeo găng tay, đi tất, mặc quần áo ấm trong thời tiết lạnh, giày, vớ (tất) mùa đông nên hơi rộng, giữa giày và chân cần có khe hở nhằm lợi dụng tác dụng cách nhiệt của không khí. Đế giày cần có độ dày thích đáng để chống lại giá lạnh.
- Hạn chế mặc quần áo bó sát
- Đối với trẻ em, cần hướng dẫn chúng cách mặc quần áo ấm, đeo găng và mang tất khi cảm thấy lạnh
- Tập thể dục hàng ngày có thể cải thiện tình trạng lưu thông máu, ngoài ra đây cũng là cách làm ấm cơ thể nhanh chóng và hiệu quả.
- Sử dụng túi sưởi để giữ ấm trong lúc ngủ, đối với những người thường xuyên lạnh chân, tay nên mang tất và găng tay kể cả trong khi ngủ.
- Mát xa tay và chân có thể làm tăng lưu thông máu, giúp bạn cảm thấy ấm áp hơn.
Nếu các bạn đã cố gắng hết sức mà vẫn bị lạnh chân đừng ngần ngại liên hệ với Đông y Thiên Lương để được tư vấn. Chúng tôi sẽ giúp bạn khắc phục bệnh lạnh chân tay tròng vòng 1-10 ngày bằng phương thuốc Bổ tỳ dưỡng thận kết hợp với một số bài thuốc khác (tùy thể trạng – cơ địa của bạn).