Nhung hươu

Tên thường gọi: Vị thuốc Nhung hươu còn gọi Ban long châu (Đạm Liêu Phương), Hoàng mao nhung, Huyết nhung, Quan lộc nhung (Đông Dược Học Thiết Yếu)

Lộc nhung hay Mê nhung gọi thông thường là Nhung hươu, Nhung nai (Cornu cervi parvum) là sừng non của con Hươu đực (Lộc) (Cerrvus nippon Temminck) hoặc con Nai (Mê) (Cervus unicolor Cuy), được chế biến thành.

Cả hai con đều thuộc nghành động vật có xương sống (Vertebrata), lớp có vú (Mammalia), bộ Guốc chaün Artiodactyla, họ Hươu (Cervidae).

Con hươu

Con hươu

Mô tả:

Hươu thuộc loài động vật có vú, họ nhai lại. Thức ăn chính của hươu là các loại cỏ. Loài hươu sống ở nhiều nơi trên thế giới. Hầu hết các loại hươu nai đều có sừng, mọc và rụng theo năm. Môi trường sống thích hợp là trảng cỏ, rừng thưa có nhiều cây, cỏ non… Ban ngày hươu thường tìm nơi nên tĩnh, kín đáo và an toàn để ngủ, nghỉ… ban đêm tìm kiếm thức ăn và những hoạt động khác…

Bộ phận dùng làm thuốc:

Sừng non (lộc nhung) của hươu

Thu bắt, chế biến:

Vào mùa xuân lộc nhung nhú lên, khi đạt độ dài, kích thước tiêu chuẩn sẽ được cắt về.(nhung hươu)

Trường hợp lấy sừng: thường đợi cho đến khi sừng già, tự rụng rồi mới nhặt về. (Gạc hươu)

Nhung hươu nai là sừng của hươu đực hay nai đực. Hàng năm, vào cuối mùa hạ, sừng hươu, nai rụng đi, mùa xuân năm sau mọc lại sừng mới. Sừng mới mọc rất mềm, mặt ngoài phủ đầy lông, sờ vào êm như nhung nên gọi là nhung hươu nai, bên trong chứa nhiều mạch máu. Nhung có thể chưa phân nhánh hoặc có nhánh, còn gọi là nhung yên ngựa (nhung mới bắt đầu phân nhánh, còn ngắn, bên dài bên ngắn). Huyết nhung và nhung yên ngựa là quí nhất. Nhung cắt xong cần chế biến ngay, để lâu sẽ thối rữa.

Thành phần hóa học:

Người ta đã phân tích được thành phần hóa học của nhung hươu nai, gồm canxi cacbonat, canxi photphat, chất keo, protid, kích tố (testosteron, pantocrin…), acid amin (hơn 17 loại).

Tác dụng dược lý:

Kết quả nghiên cứu dược lý chứng minh thuốc có tác dụng cường tráng, làm giảm mệt mỏi, nâng cao hiệu lực công tác, cải thiện giấc ngủ, tăng thèm ăn, cải thiện trạng thái suy dinh dưỡng và rối loạn chuyển hóa đạm, cải thiện trạng thái chuyển hóa năng lượng thấp làm cho chuột chịu đựng tốt hơn ở môi trường nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp.

Thuốc có tác dụng nâng cao tính miễn dịch của cơ thể, làm tăng hồng huyết cầu, huyết sắc tố và sự tăng sinh của tế bào lưới hồng cầu, tăng bạch cầu.

Thuốc có tác dụng làm tăng lưu lượng máu động mạch vành của tim chuột lớn cô lập, tim co bóp mạnh hơn, nhịp tim chậm lại, cường tim. Trên thực nghiệm, nhận xét thuốc còn có tác dụng phòng trị nhịp tim không đều, tăng nhanh sự hồi phục huyết áp thấp do mất máu cấp.

Polysaccharide của Lộc nhung có tác dụng chống lóet rõ đối với mô hình gây lóet bằng acid acetic hoặc thắt môn vị. Có tác dụng như kích tố sinh dục làm tăng cân nặng nhanh và chiều cao của động vật con thí nghiệm và tử cung vật cái phát triển, tăng nhanh sự hồi phục của xương gãy và vết thương chóng lành.

Thuốc không độc, dùng bơm dạ dày thuốc đến 40g/kg vẫn không gây chết. Không đo được liều độc cấp LD50. Tác dụng phụ thường là rối loạn tiêu hóa, da đỏ ngứa, chu kỳ sinh kéo dài.

Vị thuốc nhung hươu

Tính vị: Vị ngọt, mặn, ôn, không độc.

Quy kinh: Vào kinh can thận

Tác dụng chủ trị:

+ Ích khí, cường khí, sinh xỉ, bất lão, Chủ lậu hạ ác huyết, hàn nhiệt kinh giản (Bản kinh).

+ Dưỡng cốt, an thai, uống lâu kéo dài tuổi thọ.Trị hư lao, sốt rét, gầy ốm, tay chân đau, lưng và thắt lưng đau, tiết tinh, huyết suy, bụng có bướu máu, tán sỏi đường tiểu, ung nhọt, nóng trong xương (Danh Y Biệt Lục).

+ Bổ cho nam giới bị lưng lạnh, chân và gối không có sức, mộng tinh, tiết tinh, phụ nữ bị băng trung lậu huyết [nướng lên uống với rượu, lúc đói] (Dược Tính Luận). +Bổ hư, tráng gân cốt, phá ứ huyết, an thai, hạ khí [nướng với dấm để dùng] (Nhật Hoa TửBản Thảo).

+ Sinh tinh, bổ tủy, dưỡng huyết, ích dương, làm mạnh gân xương. Trị hư tổn, tai ù, mắt mờ, chóng mặt, hư lỵ… Toàn thân con hươu đều bổ dưỡng cho con người (Bản Thảo Cương Mục).

+ Trị trẻ nhỏ bị đậu trắng nhạt, nướcđậu không vỡ, tiêu chảy, người gìa Tỳ Vị hư hàn, mệnh môn không có hỏa hoặcăn uống thất thường (Bản Thảo Sơ Yếu).

+ Tráng nguyên dương, bổ khí huyết, ích tinh tủy, cường gân cốt. Trị hư lao, gầy ốm, tinh thần mê muội, chóng mặt, tai ù, mắt mờ, lưng gối đau, liệt dương, hoạt tinh, tử cung hư lạnh, băng lậu, đái hạ (Trung Dược Đại Từ Điển).

Liều dùng:

Lộc nhung không cho vào thuốc sắc, chỉ tán nhỏ, hòa uống riêng từ 1,2 – 4g.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc nhung hươu

Trị tinh huyết suy kiệt, sắc mặt đen sạm, tai ù, mắt hoa, miệng khô, khát, lưng đau, gối mỏi, tiểu đục, trên táo dưới hàn:

Lộc nhung, Đương quy (đều tẩy rượu). Lượng bằng nhau, tán bột. Dùng thịt Ô mai nấu thành cao, trộn thuốc bột làm hoàn. Ngày uống 8-12g lúc đói với nước cơm (Hắc Hoàn – Tế Sinh Phương).

Trị tinh huyết đều khô, doanh vệ hao tổn, sốt về chiều, tự ra mồ hôi, hồi hộp, lo sợ, chân tay mỏi, các loại hư yếu:

Lộc nhung (chưng rượu), Phụ tử (bào) đều 40g.Tán bột. Chia làm 4 phần. Thêm Sinh khương 10 lát, sắc uống ấm(Nhung Phụ Thang – Thế Y Đắc Hiệu Phương).

Trị hư yếu, liệt dương, da mặt không tươi, tiểu nhiều, không muốn ăn uống:

Lộc nhung 20-40g. Ngâm rượu 7 ngày, uống dần (Lộc Nhung Tửu – Phổ Tế Phương).

Trị Thận dương bất túc, tinh khí hao tổn gây nên liệt dương, Di tinh, hoạt tinh, tiết tinh, lưng đau, gối mỏi, đầu váng, tai ù:

Lộc nhung, Nhân sâm, Thục địa, Câu kỷ tử, Phụ tử. Làm thành hoàn, uống (Sâm Nhung Vệ Sinh Hoàn – Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).

Trị phụ nữ bị băng lậu, vô sinh do dương hỏa suy:

Lộc nhung 40g, Thục địa 80g, Nhục thung dung 40g, Ô tặc cốt 40g. Tán bột. Ngày uống 8-12g. (Lộc Nhung Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị phụ nữ bị băng lậu:

Lộc nhung 1g, A giao, Đương quy đều 12g, Ô tặc cốt 20g, Bồ hoàng 6g. tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g với rượu ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị liệt dương, tiểu nhiều:

Lộc nhung, sao rượu, tán bột. Mỗi lần uống 0,8g-1,2g với nước sắc 20g Dâm dương hoắc (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Tham khảo

Kiêng kỵ:

+ Bỗng nhiên bị tê dại, không dùng (Bản Thảo Kinh Tập Chú).

+ Thận hư có hỏa: không nên dùng. Thượng tiêu có đờm nhiệt hoặcVị (dạ dầy) có hỏa: không dùng. Phàm thổ huyết, hạ huyết, âm hư hỏa tích: không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).

+ Người âm hư hỏa vượng: không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Trong người có thực nhiệt: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Nhung hươu tốt cho trường hợp nào?

Sách Bản kinh: ” chủ lậu hạ ác huyết, hàn nhiệt kinh giản, ích khí cường chí, sinh xỉ bất lão”.

Sách Danh y biệt lục: ” liệu hư lao, gầy yếu, chân tay đau mỏi, đau vùng thắt lưng, tiểu nhiều, hoạt tinh, tiểu có máu, phá ứ huyết ở bụng, tán thạch lâm (sỏi đường niệu), ung nhọt, sưng phù, cốt trung nhiệt thư, dưỡng cốt an thai, uống lâu kéo dài tuổi thọ”.

Sách Dược tính bản thảo: ” chủ bổ nam giới: vùng thắt lưng và thận hư lạnh, chân gối yếu, mộng tinh; nữ giới: băng trung lậu huyết. chủ trị xích bạch đới hạ”.

Sách Bản thảo cương mục quyển 51: ” sinh tinh bổ tủy, dưỡng huyết ích dương, cường cân kiện cốt. Trị các chứng hư tổn, tai điếc, mắt mờ, huyễn vựng, hư lî”.

Ngoài ra, các sách thuốc cổ cũng ghi chép các bộ phận khác của Hươu Nai cũng có tác dụng bổ dỡng cơ thể như:

Sách Bản thảo cương mục ghi: ” toàn thân con Hươu đều bổ dưỡng cho người, nấu chưng, sấy khô, ngâm rượu uống đều tốt”.

Về máu Lộc: Lý thời Trân trong quyển Bản thảo cương mục viết: Đại bổ hư tổn, ích tinh huyết, giải ôn độc, dược độc, dùng tốt đối với các chứng hư tổn yêu thống, tâm quí thất miên, phế nuy thổ huyết, băng trung đới hạ”.

Về tủy lộc: là tủy xương hoặc tủy sống của Mai hoa lộc hoặc Mã lộc.

Sách Danh y biệt lục: ” trượng phu, nử tử thương trung tuyệt mạch, cân cấp thống, khái nghịch, dùng rượu hòa uống”.

Sách Bản thảo cương mục: ” lấy não và tủy sống của Lộc nấu thành cao, mỗi ngày một lạng gia mật 2 lạng luyện đều bỏ hũ sành bịt kín dùng làm thuốc tư bổ rất tốt.

Về thận của Lộc: thận của Lộc tức Ngọc hành tinh của con hươu đực.

Sách Danh y biệt lục: ” bổ trung yên ngũ tạng, tráng dương khí, ngâm rượu hoặc nấu cháo gạo mà ăn. Chủ trị chứng thận hư yêu thống, ù tai, liệt dương và bào cung lạnh vô sinh”.

Về bào thai của Lộc: tức bào thai con và rau thai của Mai hoa lộc hoặc Mã lộc.

Sách Bản thảo tân biên: ” thai Lộc bổ dưỡng chân khí (thiện chân) là thuốc tốt đẻ tu ích thiếu hỏa. Thuốc bổ hạ nguyên, điều kinh sinh con. Trị huyết hư sinh tổn, băng lậu đới hạ, cho vào thuốc hoàn tán hoặc nấu cao uống”.

Nhận biết nhung hươu thật

Để nhận biết nhung hươu thật, sơ bộ có thể xem chỗ mặt cắt. Mặt cắt nhung thật sạch, trắng, có lỗ nhỏ như tổ ong, rìa ngoài không có chất xương, mùi tanh, vị mặn.

– Dùng cho người già yếu, người suy nhược cơ thể, kém ăn, trẻ con chậm lớn, suy dinh dưỡng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975 04 03 06