Nhân trần cao

Tên thường dùng: Nhân trần cao là lá và mầm non của cây Nhân trần.

Tên khoa học: Adenosma caeruleum R.Br

Tên dược: Herba Artemisiae Scopariae.

Tên thực vật: Artemisia capillaris thunb.

Họ khoa học: Họ Cú (compositae)

Cây Nhân trần cao

Nhân trần cao

Mô tả:

Cỏ sống lâu năm hoặc cây bụi thấp. Thân đứng thẳng, cao 0,5~ 1m, phần gốc gỗ hóa, mặt ngoài sắc nâu vàng, có vạch, phân nhiều cành; lúc nhỏ non toàn thể có lông hình tơ sắc nâu, sau khi trưởng thành gần như không lông. Lá xẻ sâu lông chim 1 ~ 3 lần. Miếng xẻ phần dưới khá rộng ngắn, thường có lông mượt ngắn; miếng xẻ lá giữa nhỏ dài như tóc, rộng độ 1mm; lá phần trên xẻ lông chim, xẻ 3 hoặc không xẻ, gần như không lông. Buồng hoa hình đầu nhỏ mà nhiều, dày đặc thành chùm kép, lá bắc 3 ~ 4 lớp, không lông,, lớp ngoài hình trứng, lớp trong hình bầu dục, chính giữa sắc xanh, rìa mép chất màng; hoa sắc vàng, hình ống, lớp ngoài hoa 3~ 5, tính cái, có thể đẻ, lớp trong hoa lưỡng tính 5~ 7, không đẻ. Quả bế hình bầu dục, dài độ 0.8mm, không lông. Thời kì ra hoa tháng 9 ~10, thời kì kết quả tháng 10~ 12.

Bào chế:

Dùng ít, thu hái về rửa sạch,.phơi râm nơi thoáng gió cho khô, để lên giàn bếp để bảo quản .

Lấy về khi có hoa, rửa sạch, phơi râm nơi thoáng gió cho khô, bó lại để chỗ khô ráo, thoáng gió, sạch sẽ, khi dùng cắt ngắn.

Có thể nấu cao với ích mẫu, hai thứ đều nhau (1ml – 10g dược liệu).

Bộ phận dùng và phương pháp chế biến:

Thu hái vào mùa xuân khi cây cao chừng 3 inh, phơi nắng.

Bảo quản: Cất kín, không nên bào chế nhiều, để nơi khô ráo, tránh quá nóng mất mùi thơm.

Thành phần hóa học:

Nhân trần hàm chứa dầu bay hơi, trong dầu có thành phần nhiều loại β-pinene, capillene, capillin v.v….Toàn thảo hàm chứa thành phần coumarin, flavone, organic acid, furans v.v…(Trung dược học).

Hàm chứa 6, 7-dimethylsculetin và dầu bay hơi, trong dầu chủ yếu là a-pinene, capillin, capillene, capillanol, capillarisin, chlorogenic acid v.v…(Trung dược đại từ điển).

Tác dụng dược lý:

Tác dụng lợi mật: nước sắc thuốc có tác dụng làm giảm trương lực cơ vòng Oddi của chó gây mê. Chất 6,7-dimethoxycoumarin là chất có tác dụng lợi mật chủ yếu, cùng dùng với Chi tử tăng thêm tác dụng lợi mật.

Thuốc có tác dụng bảo vệ gan chống nhiễm độc của carbon tetrachloride trên chuột cống thí nghiệm.

Có tác dụng hạ lipid huyết, làm giãn mạch vành và hạ áp.

Thành phần dầu bay hơi có tác dụng ức chế mạnh loại nấm gây bệnh ngoài da. Nước sắc thuốc có tác dụng ức chế có mức độ khác nhau đối với các loại vi khuẩn lao, trực khuẩn bạch hầu, thương hàn, phó thương hàn A, trực khuẩn mũ xanh, trực khuẩn coli, trực khuẩn lị, tụ cầu vàng, não mô cầu, virus cúm. Thuốc còn có tác dụng giết xoắn khuẩn, tăng hấp thu Gentamycin nâng cao hiệu quả điều trị của thuốc.

Thuốc có tác dụng lợi tiểu, hạ nhiệt, giết trục lãi đũa.

Vị thuốc Nhân trần cao

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, hơi hàn.

Qui kinh: Vào kinh Tỳ, vị, can và túi mật.

Công năng: Thanh nhiệt và trừ thấp, chữa vàng da.

Kiêng kỵ:

– Trung dược đại từ điển: Phát hoàng không phải do thấp nhiệt gây ra kỵ uống.

– Trung dược học: Người súc huyết phát vàng và huyết hư vàng héo dùng thận trọng.

– Bản thảo kinh sơ: Người súc huyết phát hoàng, cấm dùng.

– Đắc phối bản thảo: Nhiệt nặng phát hoàng, không thấp khí, hai trường hợp kỵ uống.

Chỉ định và phối hợp:

– Vàng da.

  1. a) Vàng da do thấp nhiệt-dương: Dùng phối hợp nhân trần cao với chi tử và đại hoàng dưới dạng nhân trần cao thang.
  2. b) Vàng da do thấp-hàn-âm: Dùng phối hợp nhân trần cao với phụ và can khương dưới dạngnhân trần tứ nghịch thang.

Liều dùng: 10-30g.

Ứng dụng lâm sàng của Nhân trần cao

Trị viêm gan cấp:

Nhân trần cao thang (Thương hàn luận): Nhân trần 18 – 24g, Chi tử 12g, Đại hoàng 6 – 8g sắc uống.

Nhân trần 30 – 45g sắc uống ngày 3 lần. Hoàng ngọc Thành dùng trị viêm gan cấp 32 ca đều khỏi, thuố có tác dụng hạ sốt hết vàng da, gan nhỏ nhanh, thời gian điều trị 3 – 15 ngày, phần lớn trong 7 ngày khỏi (Tạp chí Trung y dược Phúc kiến 1959,7:42).

Nhân trần ngũ linh tán (Kim quỉ yếu lược): Nhân trần 16g, Bạch truật 12g, Trạch tả 12g, Bạch linh, Trư linh đều 12g, Quế chi 6g sắc uống. Trị viêm gan vàng da, tiểu ít.

Trị vàng da trẻ em sơ sinh:  

Tác giả Bội Lan và cộng sự dùng dịch chích (gồm Nhân trần, Chi tử, Đại hoàng, Hoàng cầm) nhỏ giọt tĩnh mạch và dùng nước sắc uống (gồm các vị thuốc chính là Nhân trần, Chi tử, Xa tiền thảo) trị 37 ca vàng da trẻ sơ sinh (gồm chứng huyết tán 11 ca, bại huyết 24 ca, các loại khác 2 ca). Kết quả 26 ca khỏi, 2 ca gần khỏi, 5 ca tốt, không kết quả 3 ca, tử vong 1 ca, tỷ lệ kết quả 89,2% và có nhận xét là không có sự khác biệt rõ giữa 2 tổ chích và uống (Tạp chí Trung y 1981,2:23).

Trị viêm túi mật:

Nhân trần cao, Bồ công anh, Quảng uất kim đều 40g, Khương hoàng 16g, sắc uống.

Trị giun chui ống mật: 

Tác giả dùng Nhân trần 40 – 80g sắc uống, có nhiễm trùng gia Kim ngân hoa, Liên kiều, Bồ công anh. Đã theo dõi 50 ca kết quả tốt (Báo Y học Sơn đông 1965,12:44).

Trị cholesterol máu cao:  

Dương Tùng Niên cho bệnh nhân uống mỗi ngày Nhân trần sắc thay trà, trong 1 tháng. Đã theo dõi 82 ca, kết quả cholesterol hạ bình quân 42,4mg. Tỷ lệ bình quân 14,3% (Tạp chí Trung y 1980,1:39).

Trị nấm ngoài da:  

Tác giả dùng dầu bay hơi Nhân trần ở 2 độ sôi khác nhau (loại sôi ở độ 80 -103 độ C và ở độ sôi 93 – 134 độ C) mỗi thứ 5ml pha vào cồn 95 độ chế thành cồn xoa Nhân trần số I và số II, ngoài ra dùng Nhân trần chế thành dầu nước 5ml là số III. Trị chàm thân mình và chân bôi thuốc ngày 2 lần liên tục trong 4 tuần. Kết quả tổ dùng cồn số II có 7 ca, khỏi 5 ca, tốt 2 ca. Tổ dùng cồn số I có 4 ca, khỏi 2 ca, tốt 2 ca. Tổ dùng dầu xoa nước số III có 9 ca chỉ có 2 ca khỏi (Thông tin Trung thảo dược Tứ xuyên 1976,3:28).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975 04 03 06