Nấc (ách nghịch) và những điều cần biết!

nac-và-nhung-dieu-can-biet

Nấc là gì?

Nấc là do khí nghịch dâng lên thành tiếng, hoặc 5,3 tiếng, hoặc 7,8 tiếng thì thôi, hoặc nấc liên thanh. Nấc có thể xuất hiện trong nhiều loại chứng bệnh cấp, mãn tính khác nhau. 

Nguyên nhân gây nấc

Thuốc nam châm cứu cho là do hàn, do nhiệt, do thực tích, do đờm ngưng đọng phạm vị hoặc do hư. Tuệ Tĩnh cho rằng nấc ở trung tiêu thì tiếng nấc ngắn đó là bệnh sinh ra vì cơm nước, phát nấc ở hạ tiêu thì tiếng nấc dài, đó là do hư tà va chạm nhau mà sinh ra bệnh, ợ chua mà phát ra nấc là vì hỏa. Tựu chung lại, cơ chế sinh bệnh chủ yếu là khí nghịch.

Phép điều trị nấc

Chứng này phát ra một cách tự nhiên, nhiều khi không điều trị cũng tự khỏi. Sách Y biến viết: “Người không có bệnh mà nấc không cần phải chữa, nếu muốn chữa dùng các cách của nội kinh là kích thích mũi cho hắt hơi, hoặc nín thở, hoặc làm cho bệnh nhân sợ thì hết”.

Cơ chế chữa bệnh chính là giáng nghịch kết hợp phép điều trị nguyên nhân. Điều trị nguyên nhân là biện pháp quan trọng nhất, trước tiên cần xác định tất cả các tác nhân gây nấc hoặc làm nặng tình trạng nấc để loại bỏ hoặc sửa chữa nếu có thể. Trong những trường hợp không xác định được hoặc không thể điều trị được nguyên nhân, có thể cân nhắc sử dụng các phương pháp điều trị triệu chứng.

Tuy nhiên, trong những lần bị nấc cụt đầu tiên có thể không cần phải điều trị mà có thể dùng một số biện pháp đơn giản, dễ thực hiện mà vẫn có kết quả nhất định như uống một cốc nước lạnh, uống từ từ từng ngụm hoặc bịt mũi, nín thở hoặc hít thật sâu rồi thở ra từ từ. Bên cạnh đó, cũng có thể áp dụng biện pháp tâm lý như tập trung vào một vấn đề gì đó mang tính phức tạp hoặc thật lý thú như chơi thể thao, bóng chuyền, đấm bốc, xem bóng đá cũng có thể làm giảm nấc cụt.

Nấc dưới góc nhìn của Đông y

Đông y Thiên Lương tổng hợp các chứng trạng, chứng hậu, nguyên nhân và cách chữa nấc bằng Đông y. Mong đồng nghiệp và mọi người cùng thảo luận.

NẤC

  Đờm thấp ngưng trệ Hỏa nghịch lên Khí trệ huyết ứ Tỳ thận dương hư Vị âm hư Vị hàn Do thực tích
Chứng trạng thường gặp Tiếng nấc thưa, ngực đầy, đờm nhiều, hoa mắt, phiền muộn, mạch Nhu, Hoãn Tiếng nấc trong, miệng hôi, phiền khát, tiểu ngắn, nước tiêu đỏ, táo bón, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt, Sác Nấc kéo dài không hết, ngực sườn đầy, đau, bụng đau có lúc, ăn ít, ăn không tiêu, rêu lưỡi có đốm ứ huyết, mạch Huyền Hoạt hoặc Sác Tiếng nấc ngắn và yếu, sắc mặt trắng nhạt, tay chân mát, ăn ít, mẹt mỏi, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Trầm, Tế Tiếng nấc nhanh nhưng không liên tục, miệng khô, phiền khát, buồn bực, lưỡi khô, đỏ, mạch Tế Sác Tiếng nấc trầm, thưa, có lực, vùng thượng vị đầy, gặp ấm nóng thì dễ chịu, gặp lạnh thì phát nấc nhiều hơn, lưỡi trắng mỏng, mạch Trì Hoãn Nấc ợ hăng, không muốn ăn, dưới ngực tức khó chịu hoặc đầy bụng, rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt
Điều trị Hóa đờm, lợi thấp Thanh Vị, giáng nghịch Điều khí, hoạt huyết Ôn bổ Tỳ, Thận, hòa Vị, giáng nghịch Sinh tân, dưỡng Vị Ôn trung, giáng nghịch Tiêu ích trệ, giáng nghịch
Phương dược Tiểu bán hạ gia phục linh thang Trúc nhự thang Cách hạ trục ứ thang Phụ tử lý trung thang Ích vị thang Đinh hương tán Sa nhâ 12g, trần bì 12g, củ gấu 16g, chỉ xác 10g
Châm cứu Thiên đột, Cách du, Nội quan, Chiên trung, Phong long, túc tam lý Thiên đột, Cách du, Nội quan, Hợp cốc, Nội đình Thiên đột, Cách du, Nội quan, Chiên trung, Huyết hải Thiên đột, Cách du, Nội quan, Tỳ du, Thận du Thiên đột, Cách du, Nội quan, Vị du, Túc tam lý Thiên đột, Cách du, Nội quan, Vị du. Cứu.  

Xin giới thiệu bài thuốc Bổ tỳ dưỡng thận hoàn – bài thuốc điển hình điều trị chứng tỳ thận dương hư của Đông y Thiên Lương. Thuốc phát huy hiệu quả nhanh hay chậm phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, cơ địa và thói quen ăn uống, lối sống của mỗi người.

Bổ Tỳ Dưỡng Thận Hoàn chủ trị:

  • Thận dương bất túc, mệnh môn hỏa suy, bệnh lâu ngày khí suy, tinh thần uể oải, sợ hàn tay chân lạnh.
  • Liệt dương di tinh, dương suy chậm có con.
  • Đại tiện không thực, nặng thì thức ăn không tiêu hóa, tiểu tiện tự rỉ, lưng gối yếu lỏng, chân phù thũng.
  • Viêm phế quản mãn tính, phế khí thũng, bệnh tim nguyên nhân từ phổi, cao huyết áp, thiếu máu, bệnh Addison, mất điều hòa di truyền tiểu não, sa thận, phì đại tuyến tiền liệt, đau thần kinh tọa, hội chứng Sheehan, rối loạn chức năng sinh dục nam, bất dục, phụ nữ kinh nguyệt quá nhiều, không thai nghén được…
  • Lưỡi nhạt, mạch trầm tế vô lực.

THÀNH PHẦN:

  • Cao ban long 15g
  • Nhục quế      15g 
  • Thục địa        45g
  • Sơn thù   20g
  • Hoài sơn  26g
  • Đỗ trọng     26g
  • Thỏ ty tử    26g 
  • Tá dược vừa đủ 1 hộp

TRỌNG LƯỢNG: 200g viên hoànĐông y Thiên Lương sử dụng dược liệu chất lượng cao, KHÔNG thuốc chống nấm mốc, mối mọt, KHÔNG chất bảo quản, KHÔNG tẩm lưu huỳnh, diêm sinh…, đảm bảo an toàn cho sức khỏe bệnh nhân.

CÁCH DÙNG: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30 viên. Uống sau bữa ăn 1-2 giờ. Hạn chế ăn rau muống, vỏ đỗ xanh, đồ cay, nóng, tanh.

THẬN TRỌNG: Phụ nữ có thai, bệnh nhân tiểu đường cần dùng theo chỉ định của bác sỹ.

BẢO QUẢN: Tốt nhất nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

TIÊU CHUẨN: TCCS.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975 04 03 06