Mật động vật

Mô tả:

Đông y và tây y đều dùng mật động vật làm thuốc, nhưng tây y chỉ hay dùng mật lợn, mật bò. Còn đông y dùng mật của nhiều loài như mật gấu, dê, lợn, bò, trăn, rắn, gà, cá chép…ngoài ra lại còn dùng cả sỏi trong túi mật của con bò, contrâu có bệnh nữa (ngưu hoàng) Thống kê những công dụng của mật dùng trong đông y, chủ yếu ta thấy hay dùng chữa đau bụng, kém tiêu hóa, đau gan, dạ dày, ho hen, táo bón, ho gà. Dùng ngoài, mật có tác dụng tiêu sưng, viêm như dùng chữa đau mắt, đòn, thương tật, chó cắn hay rắn cắn sưng đau. Một số mật được giới thiệu cùng với con vật (mật rắn) hay chỉ giới thiệu riêng (mật gấu), ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu mật lợn, mật bò hiện nay còn ít sử dụng.

Xuất xứ: Heo, bò ,gà , cá ,trăn ….

Tính vị:

– Cao mật bò tinh chế khô, màu vàng nhạt, rất dễ hút ẩm, vị nhạt rồi đắng, hít vào gây hắt hơi

– Cao mật bò mà vàng lục nhạt vị đắng hơi ngọt.

Mật lợn

Thu hái, chế biến:

Cách chế biến cao mật bò, mật lợn  Có nhiều phương pháp hiện được áp dụng. Tuỳ hoàn cảnh ta có thể áp dụng một trong các phương pháp sau đây, đồng thời theo dõi xem phương pháp nào tốt và rẻ nhất.

Phương pháp của Đội đều trị 10 (Dược học 1961,2:13): lấy 20-30 túi mật hay hơn nữa hoặc ít hơn tuỳ theo lượng cao muốn có. Rửa sạch vỏ túi mật bằng nước muối 0,9%. Sau đó ngâm vào cồn 900 trong 1-2 phút để sát trùng. Đem cắt thủng túi mật và hứng nước mật cho chảy qua vải để lọc. nước mật đã lọc được đem đun cách thuỷ, vừa đun vừa khuấy cho tới thành cao đặc. Kinh nghiệm là đun cho tới khi ngiêng bát mà cao không chảy là được cao màu vàng hơi xanh, vị rất đắng.

Phương pháp của Viện nghiên cứu đông y (Dược học 1964,2:12): phương pháp này nhanh hơn: lấy dao kéo đã khử trùng chọc thủng túi mật, hứng vào một bát to đã khử trùng rồi. Nếu có mỡ, cần loại bỏ mỡ hoặc cho vào bình gạn với một ít ete, lắc kỹ, mỡ tan trong ete, gạn bỏ lớp ete. Nếu xét nghiệm thấy có giun lambiia, sỏi mật thì không nên dùng phương pháp này. Lọc mật qua vải, lấy nước phèn chua no (thêm phèn chua vào nước cho đến khi không tan nữa), nhỏ từ từ vào nước lọc mật, nước lọc mật sẽ kết tủa. Khi nào cho thêm nước no phèn vào dịch lọc mà không thấy tủa nữa là đủ phèn rồi. Rửa tủa trên giấy lọc bằng nước cất để loại phèn thừa, rồi đặt tủa trên một đãi sắt tráng men sạch đưa vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ dưới 700C cho tới khi khô, tán thành bột là được cao mật khô.

Phương pháp của dược điển Pháp 1949 dược áp dụng ở xí nghiệp dược phẩm I (Dược học 1962,1:15) có thể dùng cho cả mật bò và mật lợn mật bò 1.000g, Cồn 9001.000g, Cồn 700 200g.

Lọc mật bò qua rây. Thêm cồn 900 vào, khuấy đều. Khuấy như vậy 4-5 lần rồi để yên trong 2 ngày. Gạn lấy phần trong ở trên. Phần tủa lọc qua giấy lọc xếp nếp. trong khi lọc cần đậy kín để tránh bay hơi cồn, rửa tủa còn lại trong bình và trên giấy lọc bằng 200g cồn 700 dùng làm nhiều lần, để lấy hết nuối mật. Hợp các dung dịch cồn lại và cô trong áp lực giảm, nhiệt độ dưới 500C cho tới độ cao chắc. Ta sẽ được cao mật bò mà vàng lục nhạt vị đắng hơi ngọt.

Muốn tinh chế hơn thì trước khi cô thu hồi cồn, cứ một lít thêm vào 5g than hoạt và 5g caolin đã rửa sạch và tiệt trùng, lắc trong vài giờ và để lắng trong 2 ngày. Lọc trong rồi mới tiến hành côb trong áp lực giảm ở nhiệt độ dưới 500C cho tới khô. Tán bột, đựng trong lọ kín. Cao này gọi là cao mật bò tinh chế khô, màu vàng nhạt, rất dễ hút ẩm, vị nhạt rồi đắng, hít vào gây hắt hơi  Phương pháp này cầu kỳ, chỉ có thể áp dụng ở một số cơ sở. tại địa phương ta có thể áp dụng phương pháp của đội đi u trị 10 hay Viện nghiên cứu đông y.

Hoạt chất:

Trong cao mật bò chế như trên có hỗn hợp natri glycocholat và natri taurocholat, sắc tố mật bilirubin và bilivecdin, cholesterol, axit taurodesoxycholat (hay tauochenodesoxycholat) và một số muối mật khác như muối cholat và glycodesoxycholat (hay glycochenodesoxycholat)  Trong mật lợn chủ yếu gồm các muối cholat như hydesoxycholat, glycocholat, glycodesoxycholat (hay glycochenodesoxycholat), tauocholat, taurodesoxycholat cholesterol, và một số (hay taurochenodesoxycholat) sắc tố mật như bilirubin.

Dược năng:

Từ lâu người ta đã chứng minh mật lợn, bò có tác dụng kích thích nhu động ruột, hấp thu ở vùng tá tràng, nó kích thích rất mạnh sự bài tiết mật, vừa có tác dụng kích thích tiết mật (cholagogue).

Do sự bài tiết mật này nó giúp và cùng với dịch tuỵ tiêu hoá chất béo. Mật còn là một chất sát trùng đường ruột.

Trên thục nghiệm, mật gây tiêu máu nhưng không gây ngứa.

Do những tính chất trên, uống mật vào ngoài tác dụng của mật còn có tác dụng là một chất kích thích trong những trường hợp rối loạn đường mật và đường tiêu hoá, thiểu năng gan và tuỵ, táo bón kèm theo lên men thối ở ruột, viêm ruột kết.

Gần đây tại Trung quốc đã có những công trình nghiên cứu tác dụng của mật lợn đối với bệnh ho gà và bệnh ho . Trong ống nghiệm, mật lợn có tác dụng ức chế mạnh đối với tực trùng ho gà Bacillus pertussis  Muối natri cholat, thành phần chủ yếu củamật lợn có tác dụng đối với ho: dùng điện cảm ứng kích thích thần kinh yết hầu gân ho phản xạ trên mèo đã gây mê, sau đó tiêm natri cholat vào tĩnh mạch đùi thấy có tác dụng giảm ho rõ rệt.  Tiêm natri cholat vào tĩnh mạch đùi của thỏ làm thí nghiệm phản xạ trên phổi, thấy có tác dụng ức chế trung khu hô hấp. Trên phổi cô lập của chuột lang, natri cholat làm dãn cơ trơn tiểu phế quản  Ngoài ra natri cholat còn có tác dụng chống co giật do pilocacpin gây nên. Vậy natri cholat, thành phần chủ yếu trong mật lợn, có tác dụng giảm ho và chống co giật.

Công dụng:

Mật bò và mật lợn thường được dùng để chữa táo bón, bệnh về gan, mật, bệnh về đường tiêu hóa.

Ngày dùng 0,5g-1g (uống) hoặc thụt (4g trong 250ml nước).

Gần đây mật lợn được dùng chữa ho gà dưới dạng siro có chứa 20mg cao mật lợn trong 1ml siro. Ngày uống 3 lần, mỗi lần trẻ em dưới 1 tuổi uống ½ thìa cà phê, 2-3 tuổi uống 1.1/2 thìa cà phê/lần trên 3 tuổi mỗi lần 2.1/2 thìa cà phê. Có thể dùng dưới dạng thuốc viên, mỗi viên chứa 50mg cao bột mật lợn toàn phần. ngày 3 lần, mỗi lần trẻ em dưới 1 tuổi uống 1 viên, 1-2 tuổi uống 2 viên, 2-3 tuổi uống 3 viên, trên 3 tuổi uống 5 viên.

Liều dùng:

Ngày dùng 0.5-1g hoặc thụt.

Gần đây mật lợn được dùng chữa ho gà dưới dạng xiro có chứa 20mg cao mật lợn trong 1ml siro, ngày uống 3 lần, mỗi lần trẻ em dưới 1 tuổi uống nửa thìa cà phê, 1-2 tuổi uống 1 thìa cà phê, 2-3 tuổi uống 1.5 thìa cà phê, trên 3 tuổi uống 2 thìa cà phê, có thể dùng dưới dạng thuốc viên,mỗi viên chứa 50mg cao bột mật lợn toàn phần. Ngày 3 lần , mỗi lần trẻ dưới 1 tuổi uống 1 viên, 1-2 tuổi uống 2 viên, 2-3 tuổi uống 3 viên, trên 3 tuổi uống 5 viên.

Chủ trị:

Đau bụng, kém tiêu hóa, đau gan, dạ dầy, ho hen, táo bón.

Tham khảo

Các loại mật thường dùng:

Mật cá trắm (thanh như đởm), kể cả cá trắm đen và cá trắm trắng, vị đắng, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt giải độc, thoái ế minh mục, được dùng để chữa các chứng bệnh như cổ họng sưng đau, đau mắt đỏ có màng, âm hộ sưng cứng như đá, đau nhức nhiều, trẻ em đờm dãi ủng trệ… Trong sách Lĩnh Nam bản thảo, danh y Hải Thượng Lãn Ông viết: “Thanh ngư mật cá trắm giang hồ, mua đem về và để khô, chữa kẻ té cây cùng nhiệt độc, vì chưng tính phó thủy ngao du”. Sách Tứ xuyên trung dược chí ghi lại kinh nghiệm chữa ác sang bằng cách lấy mật cá trắm, hạt gấc và thổ đại hoàng sấy khô, tán mịn, trộn đều rồi bôi vào vết loét…

Mật trăn, còn gọi là nhiêm xà đởm hoặc mang xà đởm, vị ngọt đắng, tính lạnh, hơi độc, có công dụng táo thấp, sát trùng, minh mục khứ ế (làm sáng mắt và chữa mắt có màng), trừ cam, tiêu thũng chỉ thống (chống phù nề và giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đau mắt đỏ, mắt có màng, trẻ em da vàng, người gầy, bụng to, tiêu hoá không tốt, kèm theo nhọt lở chảy nước (cam sang) hoặc bị kiết lỵ (cam lỵ), trĩ viêm loét, sưng đau, xỉ nặc (răng lợi sưng đau, lở loét, chảy máu, miệng hôi thối)… Ví như: để chữa trĩ viêm tấy sưng đau dùng bột mật trăn trộn với dầu vừng bôi hàng ngày; để chữa viêm loét lợi, viêm quanh răng gây tụt lợi dùng mật trăn 10 giọt trộn đều với 10 hạt táo ta đã đốt tồn tính và tán thành bột rồi bôi vào nơi tổn thương mỗi ngày 2 lần hoặc dùng mật trăn trộn với bột phèn phi và bột hạnh nhân (đã bỏ vỏ và cắt hai đầu) để bôi vào vị trí bị bệnh; để chữa bong gân, sai khớp dùng rượu ngâm mật trăn hòa với mật gấu, huyết lình, hạt gấc giã nát… xoa bóp nhiều lần trong ngày; để chữa sốt cao trẻ em dùng mật trăn uống với nước ấm; để chữa thương tổn viêm loét ở trẻ bị chứng cam dùng bột mật trăn rắc vào nơi bị bệnh…

Các y thư cổ như Bản thảo kinh tập chú, Bản thảo thập di, Bản thảo kinh sơ, Bản thảo cương mục, Biệt lục, Tuỳ tức cư ẩm thực phổ… đều có ghi lại những công dụng và kinh nghiệm sử dụng mật trăn để chữa bệnh. Ví như, trong Namdược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã viết: Nhiêm xà đởm – mật trăn, vị ngọt đắng, tính hàn, hơi độc, chữa đau mắt, đau bụng, bệnh phong cùi, máu tích tụ và đau họng.

Một số ít loại mật động vật như mật gấu, mật lợn… đã được y học hiện đại nghiên cứu và chứng minh tác dụng dược lý trên nhiều phương diện. Ví như, mật gấu (hùng đởm) có công dụng chống co giật, giải độc, bảo hộ tế bào gan, trấn tĩnh, giảm ho, nâng cao sức chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu ôxy, giải nhiệt, giảm đau, kháng khuẩn, tiêu viêm, lợi mật, kích thích tiêu hóa, hạ huyết áp, mỡ máu và đường huyết…; mật lợn có công dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng thông tiện, kháng khuẩn, tiêu viêm… Còn lại, các loại mật động vật khác hầu như chưa được nghiên cứu kiểm chứng. Bởi vậy, điều đáng tiếc là, trong những năm gần đây, vì nhiều lý do khác nhau số lượng người bị ngộ độc do nuốt hoặc uống mật động vật ngày càng nhiều. Có người phải nhập viện trong tình trạng vàng da, suy gan, suy thận nặng, thậm chí không ít trường hợp đã tử vong.

Theo các nhà nghiên cứu, mọi dịch mật kể cả mật gấu, mật bò tót đều chứa axit có độc tố cao. Ngoài ra trong dịch mật còn có thể chứa các kim loại nặng do loài vật ăn phải và đào thải qua mật. Dịch mật giúp tiêu hoá thức ăn, loài vật ăn gì thì thành phần cấu tạo của mật sẽ có những chất để tiêu hoá thức ăn đó. Dịch mật người khác dịch mật của loài vật. Chính vì thế khi uống mật để chữa bệnh, phải chú ý đến độ thích ứng của cơ thể với các chất có trong mật. Nếu sử dụng không đúng sẽ dẫn đến ngộ độc, thậm chí chết người. Chưa kể đường dẫn mật thông với ruột, nơi chứa rất nhiều vi khuẩn. Nếu mật bị nhiễm khuẩn, uống sống cũng có nghĩa đã đưa mầm bệnh vào cơ thể. Thêm nữa, trong quá trình hoạt động sinh học, mật trong cơ thể động vật chỉ tiết ra một lượng nhỏ vừa đủ để tiêu hoá thức ăn. Nếu bổ sung thêm từ bên ngoài một lượng mật khác sẽ làm cho lượng mật trong cơ thể tăng cao hơn mức bình thường và dễ gây ngộ độc, bởi trong mật có chứa axit. Ngoài ra, trong mật còn có muối kim loại, muối mật. Khi bài tiết, thận sẽ phải làm việc rất mệt mỏi để lọc các muối này. Nếu chức năng thận kém, muối mật, muối kim loại sẽ tích tụ lại gây viêm cầu thận, bể thận, hoặc lâu dài gây ra sỏi thận. Chưa kể trong một số loại mật còn chứa độc chất, như trong mật cá trắm có cyprinolsylfate, chất alcol steroid (5a-cyprinol), khi vào dạ dày, máu sẽ đi tới gan, thận gây suy gan, suy thận cấp; trong mật gấu chó, mật vịt có axít chenodeoxycholic gây viêm gan, xơ gan…; trong mật cóc có độc tố bufotoxin, catecholamin, indolealkylamin… Bởi vậy, việc sử dụng mật động vật một cách tùy tiện là hết sức nguy hiểm, đó là chưa kể đến việc vì mục đích trục lợi, gian thương còn chế biến các loại mật rởm như mật gấu, mật bò tót… bằng cao dược liệu không rõ nguồn gốc khiến người tiêu dùng tiền vừa mất mà tật lại mang!

Nếu dùng đúng cách, mật động vật có thể trị tốt một số bệnh sau:

Trị lòi dom do trung khí kém, nhu động ruột giảm, đại tiện thường táo kết lâu ngày gây lòi dom (thoát giang): hoàng kỳ, bạch truật, nhân sâm (đảng sâm), mỗi vị 12g; đương quy 8g; thăng ma, sài hồ, cam thảo, mỗi vị 6g; cam thảo 4g. Sắc uống, ngày 1 thang. Uống liền 1 – 2 tuần. Ngoài ra, có thể dùng dịch mật trăn với dầu vừng, đồng lượng, trộn đều để bôi vào chỗ dom bị sa xuống.

Trị đau dạ dày, viêm đại tràng, táo bón do gan tiết mật kém: lấy mật lợn, mật bò, mật trâu, lọc kỹ, cô cách thủy, thêm tá dược làm viên, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 0,5 – 1g, trước bữa ăn 1 – 1,5 giờ. Cũng có thể chế với mật ong theo tỷ lệ 1g mật động vật/50g mật ong, trộn đều, ngày uống 2 – 3 lần trước bữa ăn 1 – 1,5 giờ.

Trị ho, đặc biệt ho gà: lấy dịch mật gà, mật lợn hoặc mật rắn (có thể dùng 1 loại rắn, hoặc mật của 3 loại rắn phối hợp), lọc kỹ, trộn đều với bột mịn của các vị như bách bộ hoặc trần bì, hay xuyên bối mẫu, làm hoàn để trị ho, hen. Để trị hen suyễn có thể dùng mật mèo, nhất là mèo đen.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975 04 03 06