Bệnh loạn nhịp tim trong Đông Y: Bài thuốc, món ăn hỗ trợ điều trị
- Loạn nhịp tim là gì?
Rối loạn nhịp tim là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm bao gồm các triệu chứng điển hình như:
– Nhịp tim đập bất thường : quá nhanh (trên 100 nhịp/phút), quá chậm (dưới 60 nhịp/phút), không đều hoặc lúc nhanh lúc chậm;
– Choáng váng, xây xẩm mặt mày, chóng mặt, khó thở, thở ngắn;
– Dễ hồi hộp khi ở nơi đông người;
– Đau tức, nhói xuyên từ vùng lưng tới ngực trái, nặng ngực, mệt mỏi, dễ bị bóng đè khi ngủ.
Nhịp tim không đều bao gồm các dạng rối loạn nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim chậm, tim đập không đều hoặc bỏ nhịp ( được gọi là ngoại tâm thu).
Bệnh nhân mắc chứng loạn nhịp tim có nguy cơ đối mặt với cơn nhồi máu cơ tim hoặc ngừng tim đột ngột, thậm chí tử vong do đột quỵ.
- Biện chứng luận trị.
Theo quan niệm Đông y, tùy theo triệu chứng lâm sàng mà rối loạn nhịp tim có thể phân thành các thể bệnh khác nhau. Bổ ích khí huyết, hóa đờm địch ẩm, điều lý âm dương, hoạt huyết hóa ứ và dưỡng tâm an thần là một số phương pháp Đông Y được dùng để điều trị bệnh loạn nhịp tim. Tùy vào từng thể bệnh mà có bài thuốc trị bệnh phù hợp:
STT | Thể | Triệu chứng | Phép trị | Bài thuốc |
1 | Khí âm lưỡng hư | Người mệt mỏi, ra mồ hôi nhiều, người bứt rứt, hồi hộp, đánh trống ngực,đầy bụng, kén ăn, khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc hay mơ. | Bổ khí dưỡng tâm | * Bài 1:Mạch môn 12g, nhân sâm 12g, sinh địa 12g, chích hoàng kỳ 16g, tiểu mạch 16g, chích cam thảo 8g, táo đỏ 4 trái.
Nếu bệnh nhân bị mất ngủ thì thêm toan táo nhân 16 – 20g, bá tử nhân 12g. Sắc 1 thang uống 3 lần/ngày, dùng liên tục trong 7 ngày. * Bài 2: Hà thủ ô 10g, táo đỏ 10 trái , đảng sâm 15g, gạo 100g, đường 20g. Hà thủ ô sấy khô, tán thành bột; táo đỏ rửa sạch và bỏ hạt; đảng sâm cắt miếng; gạo vo sạch. Sau đó, bạn bỏ gạo, hà thủ ô, táo đỏ vào nồi, đổ 1 lượng nước vừa đủ rồi bỏ đảng sâm vào, đun lửa to đến khi sôi thì hạ lửa nhỏ, nấu thêm 30 phút. Tiếp theo bỏ đường vào khuấy đều tới khi gạo nở hết là được. Mỗi ngày dùng 1 lần thay bữa sáng, mỗi lần dùng khoảng 50g cháo. |
2 | Tâm tỳ lưỡng hư | Người mệt mỏi, ăn uống ít, sắc mặt không tươi tắn, hồi hộp, mất ngủ, hoa mắt, lúc nhớ lúc quên,… | Quy tỳ thang gia giảm | Đương quy 12g, long nhãn 12g , bạch truật 12g, hoàng kỳ 16g, đảng sâm 16g, chích cam thảo 4g, phục thần 10g , viễn chí 8g, táo nhân (sao đen) 8g, mộc hương 6g, thục địa 20g, sinh khương 5g, táo đỏ 3 quả. Sắc 1 thang uống 3 lần/ngày, dùng liên tục trong 5 – 7 ngày. |
3 | Âm hư hỏa vượng | Hoa mắt, chóng mặt, khó ngủ, hồi hộp, ù tai, lưng nhức mỏi,… | Tư âm giáng hỏa | Sinh địa, phục thần, bá tử nhân, táo nhân (mỗi vị 16g), đảng sâm, đan sâm, huyền sâm, thiên ma, đương quy (mỗi vị 12g), viễn chí, kiến cánh (mỗi vị 8g), mạch môn 20g, ngũ vị 4g. Sắc 1 thang uống 3 lần/ngày, dùng liền trong 5 – 7 ngày. |
4 | Tỳ thận dương hư | Da khô, phù toàn thân, sắc mặt tái, đau nhức các khớp, mệt mỏi, ăn uống kém, đau lưng mỏi gối,… | Phụ tứ lý trung thang gia giảm | Đảng sâm 12g, phục linh 12g, bạch truật 12g, bạch thược 12g, phụ thử 10g, chích thảo 8g, nhục quế 4g. Sắc 1 thang uống 3 lần/ngày. |
- Một số món ăn bài thuốc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim.
– Tim lợn hấp chu sa:
- Nguyên liệu: Tim lợn, chu sa 3g.
- Cách chế biến: Nhồi chu sa vào trong tim lợn, đem hấp chín rồi dùng.
- Chủ trị: Hỗ trợ điều trị chứng loạn nhịp tim nhanh.
– Trà sen nhãn
- Nguyên liệu: Long nhãn 12g, hạt sen, hạt súng ( mỗi vị 20g).
- Cách chế biến: Hạt sen, hạt súng đem giã nát, đem nấu sôi rồi cho thêm long nhãn. Mỗi ngày dùng 1 thang. Uống nước thuốc, ăn cả cái.
- Chủ trị: Thích hợp điều trị chứng tâm huyết hư, rối loạn nhịp tim, bổ huyết, an thần.
– Bột linh chi
- Nguyên liệu: Linh chi 1000g.
- Cách chế biến: Linh chi tán bột mịn để dùng dần. Uống mỗi lần 1.5 – 2g, ngày 3 lần. Dùng liên tục nhiều ngày.
- Chủ trị: Hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim.
– Nước linh chi
- Nguyên liệu: Linh chi 10g.
- Cách chế biến: Linh chi đem cắt nhỏ bỏ vào nồi, đun với nước tới khi sôi thì hạ nhỏ lửa đun tiếp 30 phút đến 1 giờ, rót lấy nước thuốc thứ nhất; đổ tiếp nước khác sắc lấy nước thứ hai. Hòa chung hai nước làm một chia uống 2 lần sáng, chiều. Dùng liên tục 10-15 ngày.
- Chủ trị: Tăng cường lực co bóp cơ tim, cải thiện tuần hoàn máu, trị chứng nhịp tim không đều.
– Linh chi nấu trai
- Nguyên liệu: Thịt trai 250g, linh chi 20g, đường phèn 60g.
- Cách chế biến: Linh chi thái mỏng đem đun với nước trong 1 giờ, chắt lấy nước; bỏ thịt trai vào nước linh chi nấu chín. Ngày ăn 1 lần, dùng thường xuyên.
- Chủ trị: Hỗ trợ điều trị chứng nhịp tim không đều.
– Linh chi, thiên ma
- Nguyên liệu: Thiên ma 15g, linh chi 10g.
- Cách chế biến: Các vị thuốc cắt nhỏ rồi đem đun với nước cho đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa, đun tiếp trong 1 giờ, chắt lấy nước thuốc thứ nhất; Đổ tiếp sắc lấy nước thuốc thứ hai. Hòa chung hai nước vào làm một. Chia uống 2 lần sáng, chiều, dùng nước liên tục 1-2 tháng.
- Chủ trị: Hỗ trợ điều trị chứng nhịp tim không đều.
– Mộc nhĩ, táo đỏ
- Nguyên liệu: Táo đỏ 5 quả, mộc nhĩ, đường vàng (mỗi thứ 30g).
- Cách chế biến: Ngâm nở mộc nhĩ, rửa sạch, bỏ cuống, thái nhỏ. Táo đỏ đem ngân sau đó rửa sạch, bỏ hạt, cho vào nồi đun với nước. Đun táo đỏ sôi thì cho mộc nhĩ vào, vặn nhỏ lửa nấu thêm khoảng 30 phút, thêm đường và khuấy đều là dùng được. Uống khi bụng đói.
- Chủ trị: Bổ âm dưỡng huyết, hạ áp… thích hợp để điều trị rối loạn nhịp tim, cao huyết áp kết hợp âm hư huyết ứ.
– Trà tâm sen
- Nguyên liệu: Tâm sen 30g.
- Cách chế biến: Bỏ khoảng 3g tâm sen vào bình thủy tinh, đổ nước sôi vào, đậy kín khoảng 20 phút là uống được. Uống thay nước nhiều lần trong ngày.
- Chủ trị: thích hợp để điều trị cao huyết áp kết hợp rối loạn nhịp tim; thanh tâm hoạt huyết, hạ áp.
– Trà khổ sâm, chè khô
- Nguyên liệu: Khổ sâm, chè khô (mỗi vị 100g).
- Cách chế biến: Khổ sâm, chè khô nghiền thành bột. Lấy bột bỏ vào bình rồi đổ nước sôi vào đậy kín trong khoảng 20 phút. Uống thay nước, dùng nhiều lần trong ngày.
- Chủ trị: Hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim, thanh nhiệt tiết hỏa.
– Trà cam thảo, quế chi
- Nguyên liệu: Xuyên quế chi 60g, cam thảo nướng 135g, gừng tươi, táo đỏ với lượng phù hợp.
- Cách chế biến: Cam thảo và xuyên quế chi nghiền thành bột, bỏ 2 miếng gừng tươi, 6 quả táo đỏ vào, sau đó đổ nước sôi vào đậy kín khoảng 20 phút là dùng được. Uống trong ngày.
- Chủ trị: Ôn kinh thông mạch. Thích hợp để điều trị rối loạn nhịp tim cao huyết áp, tâm khí dương hư.
- Một số lưu ý.
Bên cạnh áp dụng điều độ các bài thuốc Đông y người bệnh cần thực hiện các biện pháp như:
– Hình thành thói quen, lối sống lành mạnh để cải thiện được tình trạng nhịp tim không đều;
– Hạn chế rượu bia, cafein, thuốc lá, các sản phẩm có chứa chất kích thích;
– Thường xuyên luyện tập (với sự giám sát của bác sĩ) bằng các bộ môn như đi bộ, ngồi thiền, yoga…
– Ngủ đủ 6 – 8 tiếng/ngày, hạn chế căng thẳng;
– Duy trì cân nặng hợp lý;
– Thực hiện chế độ ăn lành mạnh nhiều rau xanh và trái cây, cá, các loại hạt, hạn chế chất béo động vật, phủ tạng động vật, đồ chiên xào.