Lá dong

Tên khác: Còn gọi là dong, cây lùn, toong chinh.

Tên khoa học: Phrynium parvifloum Roxb. Thuộc họ Hoàng tinh Marantaceae.

Cây lá dong

Lá dong

Mô tả:

Cỏ cao khoảng 1m, lá to hình trứng thuôn dài đầu nhọn nhẵn, dài 35cm, rộng 12cm, cuống dài 22cm, trong đó 2-3cm phía trên nhẵn. Cụm hoa hình đầu, không cuống, nằm trong bẹ của lá, đường kính 4-5cm gồm 4-5 hoa. Cánh hoa màu trắng hay đỏ. quả hình trứng dài 11mm, một phía lhum nhiều hơn phía lia. Hạt thuôn dài với áo hạt gồm 2 phiến.

Phân bố:

Cây mọc hoang ở khắp núi rừng những nơi ẩm ướt, được trồng để lấy lá gói bánh. Cây dong mọc hoang ở khắp núi rừng những nơi ẩm ướt. Còn thấy mọc ở Ấn Độ, Inđônêxia, nam Trung Quốc…

Thành phần hóa học của cây dong: Chưa thấy tài liệu nghiên cứu

Vị thuốc lá dong

Tính vị: Vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn

Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chỉ huyết, lợi niệu.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc lá dong

Dã rượu chữa say rượu, còn dùng làm thuốc giải độc:

Ngày uống 100-200g giã nát, vắt lấy nước cho uống.

Chữa rắn cắn:

Lá dong nhai nát nuốt nước lấy bã đắp lên nơi rắn cắn..

Chữa ngộ độc:

Đọt lá dong 50g, rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống. Ngày làm 2 – 3 lần.

Chữa vết thương:

Lá dong 100g, rửa sạch, giã nhỏ, đắp băng. Nếu vết thương chảy máu sẽ cầm lại ngay.

Chữa rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày:

Lá dong đốt tồn tính, mỗi lần uống 20g với nước sôi để nguội. Ngày uống 2-3 lần

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975 04 03 06