Giới thiệu tổng quan về bấm huyệt nâng cao sức đề kháng

Giới thiệu tổng quan về bấm huyệt - Đông y Thiên Lương (nguồn ảnh: Internet)

PHẦN I: TỰ BẤM HUYỆT ĐỂ NĂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG
Bài viết 1: Giới thiệu tổng quan về bấm huyệt nâng cao sức đề kháng 

Phương pháp bấm huyệt là gì?

Từ ngàn xưa, bấm huyệt luôn song hành với sự phát triển của Y học cổ truyền và trở thành xu hướng trị bệnh hiệu quả và an toàn được nhiều người lựa chọn. Bấm huyệt là liệu pháp sử dụng đôi bàn tay (các ngón tay, gốc bàn tay, đốt ngón tay, lòng bàn tay…) tác động vào vị trí các huyệt đã được xác định trên cơ thể.

Khi các huyệt đạo được kích thích sẽ tác động và kích hoạt khả năng tự hồi phục và chữa lành của cơ thể thông qua hệ thống kinh lạc.


Cơ chế chữa bệnh của bấm huyệt

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới, có 108 huyệt đạo liên kết mật thiết với nhau trên cơ thể người (72 huyệt cơ bản, 36 huyệt quan trọng), nối với 12 đường kinh và 8 mạch kỳ kinh.

Những thay đổi về thần kinh, nội tiết, thể dịch là hệ quả của bấm huyệt do tác động đến da thịt, hệ thống dây thần kinh, mạch máu, cơ quan thụ cảm. Do vậy, khả năng lưu thông khí huyết được nâng cao, hormone endorphin được sản sinh giúp giảm đau nội sinh, giãn cơ và đạt được mục đích điều trị như mong muốn.


Bấm huyệt có tác dụng gì?

  • Thông kinh hoạt lạc, đẩy lùi ngoại tà.
  • Thư giãn cơ, giải phóng nhanh các cơn đau nhức.
  • Giúp giảm áp lực lên hệ thần kinh, thư giãn tinh thần, giải tỏa căng thẳng, điều chỉnh và lập lại sự cân bằng của hoạt động thần kinh.
  • Điều hòa và tăng cường chức năng phủ tạng.
  • Hỗ trợ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng thông qua hệ thống kinh lạc.
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch và phòng ngừa bệnh lý.
  • Chống lão hóa, làm đẹp da, vóc dáng.
  • Bấm huyệt đặc biệt hiệu quả đối với các bệnh lý liên quan đến hệ thống dây thần kinh ngoại biên, thần kinh trung ương, bệnh cơ xương khớp, mất ngủ, các chứng bệnh nan y, mãn tính.

Chống chỉ định khi bấm huyệt nâng cao sức đề kháng

  • Chấn thương (vết thương hở hoặc kín), đặc biệt là vùng cơ, xương, khớp.
  • Ung thư.
  • Viêm tắc tĩnh mạch.
  • Các bệnh nhiễm khuẩn toàn thân và cục bộ:
    – Các bệnh ngoài da cấp: viêm nhiễm, tấy đỏ hoặc lở loét.
    – Đau bụng cần theo dõi ngoại khoa (viêm ruột thừa, viêm vòi trứng vỡ, thủng dạ…)

Ưu điểm của phương pháp bấm huyệt

  • Đơn giản, an toàn, dễ thực hiện, người bệnh có thể tự làm.
  • Không xâm lấn, không gây đau, không gây độc hại.
  • Có hiệu quả cao và phạm vị chữa bệnh rộng rãi.

Lưu ý khi bấm huyệt

  • Trước khi bấm huyệt phải rửa tay, cắt móng tay, tháo nhẫn.
  • Không bấm huyệt khi quá đói hoặc quá no. Trước khi bấm huyệt phải nghỉ ngơi từ 5-10 phút.
  • Khi bắt đầu bấm huyệt và sắp kết thúc động tác cần phải nhẹ nhàng.
  • Sau mỗi lần bấm huyệt thì bệnh nhân phải cảm thấy dễ chịu, nếu đau tăng lên hoặc cảm giác mệt mỏi thì lần sau cần phải nhẹ nhàng hơn.
  • Thời lượng bấm huyệt thích hợp:
    – Toàn thân từ 30-40 phút/lần.
    – Từng bộ phận từ 10-15 phút/lần.
    – Một lần/ngày với bệnh cấp tính.
    – Hai lần/ ngày với bệnh mãn tính.

[Mời các bạn đón đọc phần tiếp theo].

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975 04 03 06