Dưỡng sinh mùa thu cùng Đông y Thiên Lương

Duong-sinh-mua-thu-cung-Dong-y-Thien-Luong

Dưỡng sinh mùa thu cùng Đông y Thiên Lương

Mùa thu được tính bắt đầu từ ngày Lập Thu, kết thúc tại ngày Lập Đông, trải qua các tiết Xử Thử, Bạch Lộ, Thu Phân, Hàn Lộ, Sương Giáng. Và lấy Trung Thu (ngày 15 tháng 8 âm lịch) làm phân giới của sự chuyển hóa thời tiết.

Sách Quản Tử viết: “Thu giá âm khí thủy hạ, cố vạn vật thâu”. “Âm khí thủy hạ”nghĩa là mùa thu vì dương khí dần thu lại, nên âm khí theo đó cũng sinh trưởng; ‘vạn vật thâu” là chỉ vạn vật chín muồi, đã đến lúc thu hoạch. Từ đặc điểm thời tiết của mùa thu, mà xét thì thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh, tức giai đoạn quá độ của ‘dương tiêu âm trưởng”. Hoạt động sinh lý của cơ thể người cũng thay đổi tương ứng theo mùa. Do đó, dưỡng sinh mùa thu nhất định phải xem việc bảo dưỡng khí âm là nhiệm vụ hàng đầu. Đúng như Hoàng đế nội kinh viết: “Thu đông dưỡng âm’ nghĩa là bảo dưỡng khí thâu, khí tàng trong mùa thu, đông nhằm thích ứng với quy luật khí âm sinh và vượng của tư nhiên, từ đó làm cơ sở sinh trưởng phát triển của khí dương ở hai mùa Xuân, Hạ.

Làm sao để bảo dưỡng khí âm của cơ thể bằng dưỡng sinh mùa thu?

Trung Y cho rằng “Táo” là khí chủ của mùa thu, gọi là “Thu táo” khí của nó trong trẻo, tính khí của nó khô hanh. Mỗi khi thời tiết hanh khô lâu ngày mà không có mưa, thường dễ phát sinh các bệnh do “Táo tà” gây ra. Vì phổi có chức năng hô hấp, nó hợp với da, có quan hệ biểu lý với đại tràng, nên khi độ ẩm trong không khí hạ xuống thấp, phổi, đại tràng, da bị ảnh hưởng theo, đây là đặc trưng bệnh lý của các bệnh tật do “Táo tà” gây ra.

Táo tà gây bệnh , dễ làm hao tổn tân dịch của cơ thể, tân dịch bị hao tổn dễ xuất hiện các hiện tượng: miệng, môi, mũi, họng đều khô, lưỡi khô thiếu nước bọt, đại tiện táo bón, da khô, thậm chí nứt nẻ. Phổi là tạng ngầm tinh ưa nhuận kỵ táo, táo tà xâm phạm phổi rất dễ làm tổn hao âm dịch, công năng của phổi ắt bị ảnh hưởng, nhẹ thì ho khan ít đờm, nặng thì phế lạc bị thương mà xuất huyết, thấy lẫn máu trong đờm. sau khi dịch trong phổi bị tổn hao, vì thiếu dịch cung câp cho đại tràng, nên đại tiện táo bón.

Khí táo mùa Thu còn chia ra nóng lạnh, tức ôn táo và lương táo. Đầu thu khí nóng vẫn còn cao, nên đó là ôn táo, cuối thu khí nóng không còn, nên gọi là lương táo, dù là ôn táo hay lương táo cũng đều có đặc trưng khiến da dẻ khô nẻ, tân dịch thiếu, nhưng theo kết quả lâm sàng thì ôn và lương cũng có điểm khác biệt, ôn táo gây bệnh, thường biểu hiện không sợ lạnh, phát nhiệt (sốt) khá rõ, mạch tế; lương táo gây bệnh thì thường không phát nhiệt (sốt), sợ lạnh khá rõ, mạch loạn.

Tóm lại, dưỡng sinh mùa thu chủ yếu là phòng ngừa bệnh tật do táo tà gây ra, như thế mới bảo dưỡng tốt khí âm của cơ thể.

Các phép sinh tân dịch

  • Tả hỏa dưỡng thủy sinh tân
  • Sinh tân ích dịch
  • Sinh tân nhuận táo, bổ khí sinh tân, bổ âm sinh tân, bổ hỏa sinh tâm

Một số loại trà đơn giản giúp bổ sung tân dịch trong mùa thu táo

1, Trà trúc diệp thạch cao thang

  • Phép trị: Ích tâm khí, thanh huyết nhiệt
  • Trà:  Trúc diệp 12g, thạch cao 16g, nhân sâm 8g, ngạnh mễ (lúa tẻ để lâu năm) 12g, , mạch môn 8g, cam thảo 4g.
  • Cách dùng: Uống hằng ngày thay nước.
Nhân Sâm Cát Lâm trồng theo tiêu chuẩn Hữu Cơ Châu Âu
Nhân sâm Cát Lâm hữu cơ là dược liệu rất phù hợp trong dưỡng sinh mùa thu

2, Trà tăng dịch thang

– Thành phần:

  • Huyền sâm: 20 gam
  • Mạch môn: 12 gam
  • Sinh địa : 12 gam

 – Tác dụng: Bài này nguyên chữa do nhiệt bệnh mà hao tổn tân dịch dẫn đến đại tiện bí kết

– Cách dùng: Hằng ngày hãm trà uống thay nước đến khi nào hết táo thì uống thêm 5 ngày nữa nhưng cho thêm 3 lát gừng hoặc 9 búp lá ổi để tránh đại tiện lỏng

3, Trà nhọ nồi:

-50g nhọ nồi tươi (15g khô) đun hoặc hãm nước uống,

4, Canh lá dâu non

30-50 gam lá dâu non thêm 1 chút muối nấu canh ăn cả cái lẫn nước. Mỗi ngày ăn 1 lần đến khi cơ thể thấy hết khô táo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975 04 03 06