Đào tiên

Tên thường gọi: Ðào tiên còn gọi là “Cây trường sinh”.

Tên khoa học: Crescentia cujete L

Họ khoa học: thuộc họ Núc nác – Bigno niaceae.

Cây Đào tiên

Đào tiên

Mô tả:

Cây gỗ nhỏ, không lông, lá xanh đậm, nhẵn, cứng, mọc khít nhau thành chùm 3 cái hay hơn. Phiến lá hình trái xoan ngược, thon hẹp dài ở gốc, chóp thon, dài 10-15cm, rộng 3-4 cm. Hoa trên thân hay trên cành, thường đơn độc, to, thòng, mùi hôi; đài xanh có 2 môi; tràng xanh xanh, gốc hơi đỏ, có mụn nhỏ; 4 nhị, núm nhuỵ đẹp. Quả mọng hình cầu hay hình trứng, rộng 12cm, có 1 ô; vỏ cứng; thịt nhiều, trong đó có nhiều hạt hình tim ngược, dày có vỏ cứng. Ra hoa quả quanh năm.

Bộ phận dùng: Quả – Fructus Crescentiae.

Nơi sống và thu hái:

Gốc ở Mỹ châu nhiệt đới (Brazin), nay được trồng ở hầu khắp các nước nhiệt đới Cựu lục địa. Ở nước ta Ðào tiên được trồng ở Hà Nội, Ðồng Nai, Cần Thơ, An Giang. Người ta thường trồng để lấy quả ăn.

Thành phần hoá học: Cơm quả chứa các acid crescentic, citric, tannic chlogogenic. Hạt chứa dầu cố định tương tự dầu lạc hay dầu ô liu.

Tính vị, tác dụng: Cơm quả khai vị, giải nhiệt, lợi tiểu, hạ sốt, có độc đối với chim và thú nhỏ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Cơm quả hơi chua, sau khi nấu dùng chế xi rô trị ho, làm long đờm. Cơm quả chưa chín hoàn toàn và dịch cây nhuận tràng. Cồn chiết với liều 10 centigam là thuốc khai vị, và với liều 60 centigam là thuốc xổ mạnh.

Ở Ấn Độ, nước sắc vỏ cây dùng để rửa sạch vết thương; lá giã ra làm thuốc đắp trị đau đầu.

Ghi chú: Còn có loài Ðào tiên cánh – Crescentia alata H.B.K cũng có nguồn gốc ở Trung Mỹ, được nhập trồng ở Cần Thơ; rễ của nó được dùng cầm máu vết thương.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975 04 03 06