CỎ TAI HỔ

Tên khác

Tên thường gọi: Cỏ tai hổ, Hổ nhĩ thảo, cỏ chân vịt (áp túc thảo), tuyết hạ, Thạch hà diệp (Cương Mục), Minh mịch diệp (Giản Dị Thảo Dược), Miêu nhĩ thảo, Trích nhĩ thảo, Thông nhĩ thảo, Kim tiền điếm phù dung. Ty tuyến điếm mai (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tên tiếng Anh: Strawberry saxifrage.

Tên tiếng Trung: 虎 耳 草

Tên khoa học: Saxifraga stolonifera Meerb. (S. sarmentosa L.f.)

Họ khoa học: Thuộc họ Cỏ tai hổ – Saxifragaceae.

Cây cỏ tai hổ

Mô tả:

Cỏ tai hổ

Cây cỏ tai hổ là một cây thuốc quý, dạng cây thảo cao 20-30cm, có chồi dài. Lá màu đỏ, chụm ở đất, phiến tròn hình thận, to 5-7cm, có lông dày mặt trên, mép có răng đối; cuống dài, chùy hoa thưa, hoa đối xứng hai bên trên cuống 1cm, có lông dày; lá đài 5, không bằng nhau; cánh hoa 5 mà hai cái ở dưới to, màu trắng, nhị 10, lá noãn 2. Quả nang chứa nhiều hạt. Hoa tháng 5-8, quả tháng 7-11.

Bộ phận dùng:

Toàn cây – Herba Saxifragae, thường gọi là Hổ nhĩ thảo.

Nơi sống và thu hái:

Cây của Trung Quốc, Nhật Bản được gây trồng ở miền Bắc nước ta, chủ yếu làm cảnh và làm thuốc. Thu hái cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô trong râm.

Địa lý: Cây mọc hoang ở gò núi, bên cạnh khe, nơi ẩm ướt, thường được trồng làm cảnh.

Thành phần hoá học: Có quercetin-5-glucoside, saxifragin, quercitrin, arbutin.

Vị thuốc cỏ tai hổ

Tính vị: Vị cay đắng tính hàn, có ít độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khu phong giảm đau.

Tác dụng: Khư phong, tiêu thủng, giảm đau, mát huyết, cầm huyết, thanh nhiệt, giải độc.

Chủ trị: Trị chảy máu cam do ngoại thương, đinh nhọt sưng nung mủ, dùng tươi giã nhỏ đắp ngoài, viêm tai gữa cấp mãn tính. Dung dịch cây tươi chữa bệnh ngoài da và nhỏ chữa thối tai; giã đắp mụn sưng viêm, sưng đỏ Liều dùng: Sắc uống lần 1-9g. Dùng ngoài đắp rửa tuỳ ý.

Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc cỏ tai hổ

Chữa viêm tai giữa

Dùng lá tươi đâm lấy nước cốt giọt vào trước khi rửa sạch sẽ, có thể trộn thêm một tí Băng phiến rồi nhỏ vào tai.

Chữa viêm họng: Cây khô 9g sắc lấy nước ngậm rồi nuốt từ từ.

Chữa nhọt, trĩ sưng đau: Dùng lá tươi giã đắp, hay dùng lá khô đốt xông, hoặc tán bột dùng dầu mè trộn lại xức.

Tham khảo

Lưu ý: Hỗ nhĩ thảo (Cỏ tai hổ) dùng sống thì nôn mửa và tiêu chảy, dùng chín thì giảm nôn mửa và cầm ỉa (Bản Thảo Cương Mục)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975 04 03 06