CHỮA CHÂN TAY LẠNH BẰNG ĐÔNG Y ĐƯỢC KHÔNG?
Con người là động vật máu nóng (trung bình 37 độ c). Khi nhiệt độ ngoài trời hạ xuống, để máu lưu thông đến tất cả các cơ quan quan trọng để giữ ấm, lượng máu chảy đến các chi giảm đi, các mạch máu ở tay và chân bắt đầu co lại để tránh tình trạng mất nhiệt khiến bạn cảm thấy lạnh. Đây là hiên tượng sinh lý bình thường. Một số người có thể có bàn chân và bàn tay luôn trong tình trạng lạnh quá mức ngay cả khi trời nóng, thậm chí gây khó chịu hoặc đi kèm với một số triệu chứng của toàn thân hoặc lục phủ, ngũ tạng, ngón tay, đó có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý của cơ thể.
Chân tay lạnh là một chứng trạng mãn tĩnh không nguy cấp đến tính mạng nhưng nếu không khắc phục kịp thời sẽ phát sinh nhiều bệnh làm tổn hại đến tiền bạc và thời gian của bạn. Đồng thời cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh sắp xảy ra ở lục phủ ngũ tạng; nếu nói dễ hiểu hơn là một số bệnh xảy ra ở các cơ quan chức năng trong cơ thể: hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ nội tiết. Vậy liệu rằng có thể chữa chân tay lạnh bằng Đông y được không?
Thời hiện đại, con người ít chú ý tới thuật dưỡng sinh, thường “ăn quá no, mặc quá ấm”, đã vận động ít lại còn rất nhiều độc hại từ môi trường: thức ăn, nước uống, không khí… Có một số ” phiên bản” mà chúng tôi nhận thấy trong quá trình chữa chân tay lạnh bằng Đông y:
- Chân lạnh, tay không lạnh.
- Tay lạnh, chân không lạnh.
- Chân tay rất lạnh vào mùa đông nhưng mùa hè lại nóng đến khó chịu.
- Chân tay lạnh kèm theo ra nhiều mồ hôi, trời càng lạnh chân tay càng nhiều mồ hôi.
- Chân tay lạnh nhưng lại thích cởi áo nằm đất, thích uống nước lạnh.
- Chân tay lạnh, người sởn gai ốc ớn lạnh.
- Chân tay nóng nhưng sờ vào nước lạnh thì lạnh toát và rất khó ấm trở lại.
- Chân tay nóng nhưng rất sợ lạnh, không chịu được gió lùa, mùa hè không chịu được quạt và điều hòa.
Ngoài chân tay lạnh còn kèm theo một hoặc nhiều hơn một những chứng trạng sau tại các cơ quan chức năng trong cơ thể như:
1. Hệ tiêu hóa:
- Bụng dưới lạnh đau, ỉa chảy, phân sống (còn nguyên đồ ăn như lá rau, hạt cơm,…)
- Đại tiện lỏng loãng, miệng nhạt không khát, chất lưỡi trắng nhạt.
- Vùng bụng sợ lạnh, thích chườm nóng, xoa bóp thì đỡ.
- Đau bụng, sôi bụng.
- Ỉa chạy ra đồ ăn không tiêu, hoặc lị kéo dài.
- Nôn nhổ ra nước trong.
- Ăn uống không tiêu, đầy bụng lâu ngày không khỏi.
- Bụng đau âm ỉ, liên miên, gặp ấm thì đỡ đau, nôn mửa ko dứt.
- Đi ngoài lỏng loãng kèm theo nhầy nhớt, gặp lạnh nặng hơn.
- Trong dạ dày có tiếng nước óc ách.
- Vùng lưng có 1 khoảng bằng bản tay có cảm giác lạnh.
- Hay ợ hơi hoặc có nước chua, hoặc nôn ra nước trong mà không chua.
- Ăn uống không được nhưng lại hay mê ngủ ăn uống thiếu đói.
- Ngũ canh tiết tả – kê minh tiết tả (lúc 5h sáng đau vùng quanh rốn, sôi bụng ỉa chảy, sau khi ỉa chảy, đau giảm và chân tay lạnh).
- Bụng dưới lạnh đau nặng trệ.
- Đi ngoài ra phân màu trắng như phân vịt, có kèm nhiều nhầy trong dính.
- Chất lưỡi nhạt bệu có dấu chân răng hoặc có màu xanh rất rõ (lưỡi bị phù đè vào hàm răng…).
- Uống nước cũng không có sức nuốt, phân có màu như sơn đen.
- Đau bụng nhưng được ăn thì giảm đau.
- Sáng ăn tối nôn, tối ăn sáng nôn, nôn ra thức ăn còn nguyên không tiêu hóa.
2. Hệ hô hấp:
- Hơi thở ngắn, ngại nói.
- Đờm nhiều, thở khò khè, hơi thở ngắn, đứt quãng, thở ra dài, thở vào ngắn.
- Động làm thì xuyễn thở.
- Ho xuyễn, đoản hơi, mửa ra đờm.
- Xuyễn thở gặp lạnh thì phát cơn, gặp mệt nhọc cũng phát cơn.
3. Hệ thần kinh:
- Phản xạ chậm chạp, thần thức lơ mơ, thiếu tập trung, làm việc không hiệu quả.
- Tinh thần mệt mỏi.
4. Hệ tuần hoàn:
- Tim đập hồi hộp.
5. Hệ bài tiết:
- Đi tiểu nhiều lần hoặc khó đi tiểu, nước tiểu trong, nhiều.
- Đi tiểu không gọn bãi, vẫn còn rơi rớt, đọng lại trong bàng quang.
- Tiểu tiện trong dài.
- Tiểu tiện sẻn ít.
- Bí đái, từ lưng trở xuống bị phù, ấn vào lõm lâu mới nổi.
- Bí tiểu tiện, kèm theo bụng chướng to, nổi gân xanh, chi dưới (chân) phù thũng.
- Són đái.
- Tiểu tiện nhỏ giọt không thông, khó đi, kèm theo lưng gối mỏi lạnh.
6. Hệ nội tiết:
- Chân tay tự ra mồ hôi.
7. Hệ cơ xương khớp:
- Tứ chi tê dại đau tê dại, bắp chân đau rút, ngón chân đỏ tối, da thịt teo tóp, móng chân dầy cộp, đau nhức dữ dội có khi suốt đêm không ngủ được, lưỡi tía tối.
- Lưng đùi lạnh mỏi.
- Lưng gối lạnh mỏi
- Lưng lạnh ê mỏi.
- Chân tay yếu ớt thậm chí không đứng được.
8. Hệ sinh sản:
Đối với nữ:
- Đau bụng kinh, chu kỳ kinh đến muộn hoặc 2-3 tháng mới có và rối loạn (huyết hoàn), kinh nguyệt quá kì, có hòn cục, nặng hơn thì thành trưng tích kết hòn cục ở bụng dưới.
- Khí hư lượng nhiều mà trong loãng, lạnh.
- Dạ con nhiễm lạnh khó thụ thai.
- Chu kỳ kéo dài hoặc bế kinh.
- Đàn bà âm hộ lạnh, tử cung lạnh, hay đau bụng kinh, khó thụ thai, nếu thụ thai rồi thì thai không phát triển được hoặc rất yếu.
- Hành kinh ít, thậm chí vài giọt đã sạch hoặc quá nhiều nhưng lỏng loãng hoặc màu kinh tối sạm có lúc đen như muội khói dầu. Bụng dưới có cảm giác chống chếnh hoặc đau nặng trệ.
- Lãnh cảm, thờ ơ với sinh lí vợ chồng.
- Hành kinh không đều
- Thăm khám tử cung nhỏ và mỏng hơn bình thường.
- Có thai hay đau bụng, lạnh bụng.
- Có thai hay bị động thai, sảy thai nhiều lần liên tiếp. Thai chậm phát triển so với người khác.
- Có thai đủ ngày đủ tháng không sinh được
- Thai lưu.
- Sớm hết kinh (bình thường 49-52 tuổi nhưng ngoài 38 đã mất kinh).
- Đau lạnh bụng dưới, lan tỏa tới xương sống và vùng khí nhai, buồn thương vô cớ, lúc khóc lúc cười.
- Đẻ xong nhau thai lâu ra.
- Không thụ thai.
- Bụng và rốn lạnh.
- Âm hộ và tử cung lạnh lẽo, teo mỏng. Kinh nguyệt nhợt loãng kéo dài hoặc mất kinh, khí hư trong lạnh, muộn con hoặc vô sinh, lãnh đạm tình dục
Đối với nam:
- Bụng dưới nhói đau hoặc đau chướng lan tỏa tới cao hoàn, cao hoàn cũng trệ và đau, thậm chí đau thúc tới liên sườn.
- Dương nuy, hoạt tinh, di tinh.
- Dương sự không cương cứng hoặc cương mà không bền.
- Đàn ông di tinh, liệt dương…
9. Hình thể:
- Người gầy còm mệt mỏi hoặc béo bệu, ì ạch, lờ đờ không có sức.
- Sụp mi mắt.
- Chân tay phù nề hoặc bụng chướng to, đầy tức.
Tùy theo mức độ nặng nhẹ bạn sẽ gặp rất nhiều những trở ngại trong cuộc sống:
- Tinh thần luôn ủ rũ, làm việc không hiệu quả do khả năng tập trung kém.
- Bạn không thể thực hiện những mục tiêu, những ước mơ, những khát khao mà bạn đã ấp ủ từ lâu.
- Bạn đã tốn rất nhiều tiền khám, chữa bệnh nhưng hiệu quả rất thấp.
- Bạn đã mất rất nhiều thời gian để luyện tập khí công, thiền, yoga, ngâm chân, xông chườm đá muối…
Nếu các bạn gặp những vấn đề trên, đừng ngần ngại hãy liên hệ với Đông y Thiên Lương để được thăm khám và chữa chân tay lạnh bằng Đông y nhé!
Chúng tôi sẽ giúp bạn khắc phục những vấn đề trên trong thời gian ngắn nhất với chi phí thấp nhất. Bạn chỉ thực sự hạnh phúc khi bạn có thể chất và tinh thần sung mãn.