CÁCH TRỒNG CỦ TỪ NGON – MÔ HÌNH CỘNG SINH HIỆU QUẢ (CỦ TỪ + ĐIỀN THANH)

Củ từ cộng sinh điền thanh tại vườn rừng Đông y Thiên Lương

CÁCH TRỒNG CỦ TỪ NGON – TRỒNG CỦ TỪ CỘNG SINH VỚI ĐIỀN THANH

Những ai đã từng được thưởng thức củ từ của Đông y Thiên Lương đều thốt lên rằng củ từ rất chắc ngọt, đậm đà, bở mà không nghẹn.

Củ từ vườn rừng Đông y Thiên Lương
Củ từ vườn rừng Đông y Thiên Lương

Củ từ có rất nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể để đặc biệt là tác dụng giải độc, nhất là chất độc từ kim loại nặng. Vị thuốc củ từ:

  • Tính vị: vị ngọt, the, tính hàn, nếu dùng sống thì hơi độc.
  • Công dụng: trị khô cổ họng, tiêu ứ huyết. Dùng nấu ăn thì ngọt ngon, không độc, bổ trường vị, dùng thay lương thực, khỏi đói. Người hư nhiệt ăn thì khỏi bệnh. Thường dùng làm thuốc tiêu độc, tiêu ứ huyết, trị ho, khô cổ họng. Ngoài ra còn dùng nấu nước uống chữa tê thấp, các bệnh về thận, làm cho nước tiểu tốt hơn, và dùng chữa phù. Ở Ấn Độ, người ta dùng củ từ mài ra đắp trị sưng tấy.
    Củ từ cộng sinh điền thanh tại vườn rừng Đông y Thiên Lương
    Củ từ cộng sinh điền thanh tại vườn rừng Đông y Thiên Lương

Vậy chúng tôi đã làm như thế nào để củ từ ngon đến thế, xin chia sẻ với bạn đọc cách trồng củ từ ngon trong bài viết dưới đây. 

Có một nguyên lý chung để có nông sản ngon thì đất phải khỏe, đất phải giàu sự sống. Vậy nên lão nông chi điền vẫn có câu: “Chăm cây không bằng chăm đất’’. Xin chia sẻ cách trồng củ từ ngon của Đông y Thiên Lương: trồng xen điền thanh + củ từ/củ mài/củ đậu trên đồi nhiều nắng.

Lý do vì sao chọn cây điền thanh làm cọc sống cho củ từ leo:

– Điền thanh là cây họ đậu có chiều cao khoảng 2-2,5m, có rễ cọc cắm sâu xuống lòng đất

– Lá điền thanh nhỏ tán lá thưa không những không cạnh tranh nhiều quang hợp với các loại cây leo ăn củ mà còn có tác dụng che đất, làm mát đất, điều hòa độ ẩm (dẫn nước mưa ngấm sâu xuống lòng đất theo bộ rễ cọc, khi gặp khô hạn lại kéo nước từ dưới lòng đất lên làm ẩm cho đất mặt)

Tăng lượng đạm tự nhiên cho đất bởi bộ rễ điền thanh là nơi trú ngụ của vi khuẩn cố định đạm và các vi sinh khác

– Không cần mua tre nứa để làm giàn cho củ từ leo

– Điền thanh là cây ngắn ngày, khi thu hoạch củ từ thì cây cũng hết vòng đời, để lại nhiều chất hữu cơ dưỡng đất (rễ, thân, lá, cành…). Đặc biệt bộ rễ cọc cắm sâu vào lòng đất có tác dụng nhồi chất hữu cơ vào lòng đất làm đất tơi xốp.

– Củ từ có dây nhỏ, lá nhỏ và không nhiều, không quá nặng so với sức chịu đựng của điền thanh.

Củ từ cộng sinh điền thanh tại vườn rừng Đông y Thiên Lương
Củ từ cộng sinh điền thanh tại vườn rừng Đông y Thiên Lương

Cách trồng củ từ ngon:

  • Chia luống:
  • Luống củ từ rộng 1,2m,  rãnh rộng 40cm
  • Lấy từ tâm luống sang hai bên mỗi bên 30cm. Mỗi luống hai hàng củ, hàng cách hàng 60cm, hàng củ cách mép luống 30cm
  • Lấy dây căng để bổ gốc trồng củ từ (tháng 12 ÂL làm đất). Gốc cách gốc 50cm, bổ hốc sâu 20cm, rộng 25*25cm, bỏ 2 kg phân chuồng (50%phân gà, 50% phân chuồng trộn lẫn), đảo lẫn với đất 
  • Lấp xuống dưới lớp đất lên dày khoảng 5cm phủ cỏ
  • Giữa hai hốc củ từ gieo 2 hạt điền thanh (cuối tháng 1 ÂL)
  • Đến cuối tháng 2 ÂL khi cây điền thanh cao khoảng 40cm thì xuống giống củ từ đã mọc mầm.
  • Đặt củ giống cho mầm hướng lên trên, phủ 1 lớp đất mặt 5cm, trên cùng phủ mùn rác
  • Nên theo dõi nếu củ từ vượt quá ngọn điền thanh thì đánh tụt xuống, lưu ý tỉa bớt cành nhánh của điền thanh cho xuống gốc củ từ để làm phân, chỉ để lại ngọn chính cho vươn cao, củ từ càng leo cao càng nhiều củ, càng bở chắc và thơm ngon.
  • Cuối tháng 4 ÂL bỏ mỗi gốc 1 kg phân chuồng rồi hót đất ở rãnh phủ lên trên phân chuồng tạo độ tơi xốp cho củ phát triển
  • Khoảng cuối tháng 7 ÂL, bón mỗi gốc phân hữu cơ có nhiều KALI như 0,3 kg tro bếp (0,3 kg) hoặc dã quỳ, chuối, cây cỏ lào…
  • Khoảng cuối tháng 11 ÂL củ già có thể thu hoạch đến tháng 1 ÂL khi mưa xuân đến  nên dỡ hết để nơi tối thoáng, có thể bảo quản kéo dài hàng tháng. Tuy nhiên nên sử dụng trong vòng từ 5-20 ngày sau khi thu hoạch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975 04 03 06