BÔNG GẠO

Tên khác

Tên thường gọi: Còn gọi là cây gạo, mộc miên, gòn, roca (Campuchia)

Tên khoa học: Gosampinus malabarica (D.C.) Merr., (Bombax malabaricum DC., Bombax hepta[hylla cav).

Họ khoa học: Thuộc họ gạo Bombacaeae

Cây gạo

Mô tả cây

Hoa gạo

Cây gạo không chỉ được trồng để lấy bóng mát mà còn là một cây thuốc quý. Cây có thể cao tới 15m hay hơn, cành mọc ngang với những gai hình nón, thân cũng có gai. Lá sớm rụng, kép chân vịt với 5-8 lá chét hình mác hay hình trứng, dài 9-15cm, rộng 4-5 cm. Hoa đỏ, nhiều, mọc trên những cành nhỏ trước khi có lá non. Quả nang hình thoi, dài 8-15cm với năm van cứng, mặt trong có nhiều sợi bông. Hạt hình trứng, xung quanh có lông dài, trắng, mịn.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây gạo được trồng ở khắp các tỉnh miền Bắc nước ta nhất là hai bên đường. Còn mọc ở Ấn Độ, Indonexya, Trung Quốc.

Người ta dùng vỏ, rễ và chất gôm của cây gạo. Thường dùng tươi. Vỏ cây bóc về cạo vỏ thô và gai, rửa sạch thái nhỏ phơi hay sấy khô sắc uống hay giã nát dùng tươi.

Hoa và hạt cũng được dùng.

Thành phần hóa học

Trong vỏ cây gạo có chất nhày. Các bộ phận khác và hoạt chất khác chưa thấy nghiên cứu. Trong hạt có 20-26% chất béo đặc (nhân chứa tới 35%) màu vàng. Tác dụng dược lý Tác dụng làm se, tiêu viêm, giải độc

Vị thuốc từ cây gạo

Tính vị

Hoa gạo có vị đắng chát, hơi ngọt, tính mát, tác dụng làm se, tiêu viêm, giải độc, sát khuẩn, thông huyết nên đã trở thành dược liệu sử dụng nhiều trong trị liệu.

Vỏ gạo có vị đắng, tính mát; có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng, gây nôn.

Rễ đắng, mát, có tác dụng kích thích, bổ, cũng gây nôn và giảm đau.

Nhựa kích dục, làm nhầy, cầm máu, làm săn da, bổ và gây khát.

Công dụng

Vỏ gạo thường được dùng bó gãy xương, vỏ tươi giã nát bó vào nơi gãy, sao vàng sắc đặc để uống làm cầm máu, chữa lậu, thông tiểu.

Do chất nhầy trong vỏ, vỏ gạo còn được dùng để loại bỏ tạp chất khi chế tinh bột, vì chất nhầy có tác dụng quện những tạp chất của tinh bột.

Hạt còn dùng ép lấy dầu. Khô dâu (bã hạt sa khi ép dầu) được dùng cho súc vật ăn để ra sữa.

Liều dùng

Hoa gạo ngày dùng từ 15-20g

Nhựa ngày dùng từ 4-10g

Dùng dạng sắc uống

Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc bông gạo

Chữa đau răng

Mỗi ngày uống 15-20g sắc sau đó ngậm

Chữa ỉa chảy, Kiết lỵ

Ngày uống 20-30g Hoa gạo sao vàng sắc uống

Chữa lậu, thông tiểu, cho mát

Chất gôm cây gạo được dùng uống ngày uống 4-10g.

Chữa suy nhược cơ thể do lao động nặng:

Hoa gạo 500g, bí đao 500g, các vị thái nhỏ sao vàng hạ thổ, sắc với 2 lít nước cho nhỏ lửa còn 800ml, chia 4 lần, uống trong ngày, uống trước bữa ăn 30 phút.

Chữa đau lưng và đau gối mạn tính:

Rễ gạo 60g, rửa sạch cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc còn 250ml nước chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 10 ngày.

Sưng nề do chấn thương:

Vỏ thân hoặc rễ cây gạo ngâm rượu xoa ngoài hoặc giã nát đắp vào vị trí tổn thương. Có thể dùng vỏ thân cây gạo 100g. Vỏ gạo cạo bỏ vỏ ngoài, băm nhỏ, giã nát, dùng dấm thanh và rượu cho vào sao rồi chườm hoặc đắp vào vết thương khi còn nóng.

Chữa bong gân:

Vỏ thân cây gạo, lá náng rửa sạch, giã nhuyễn, băng vào tổn thương, ngày 2 lần. Hoặc vỏ cây gạo 16g (cạo bỏ vỏ ngoài, sao rượu), lá lốt 16g (sao vàng), sắc với 750ml nước, đun nhỏ lửa còn 250ml, chia uống 2 lần trong ngày, uống liền 3 ngày.

Chữa ho có đờm do phế nhiệt:

Hoa gạo 15g, rau diếp cá 15g, tang bạch bì 10g sắc với 750ml nước, đun nhỏ lửa còn 250ml, chia uống 2 lần trong ngày, dùng liền 5 ngày.

Chữa rối loạn tiêu hóa do ăn đồ sống lạnh:

Hoa gạo 30g, rửa sạch đổ 550ml nước đun nhỏ lửa, sắc kỹ còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày. Hoặc hoa gạo 15g, kim ngân hoa 15g, phượng vĩ thảo (cỏ seo gà) 15g rửa sạch đổ 550ml nước đun nhỏ lửa, sắc kỹ còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Chữa đau răng:

Vỏ thân cây gạo 20g sắc đặc, ngậm nhiều lần trong ngày.

Chữa mụn nhọt sưng tấy:

Lấy hoa gạo tươi, giã nát đắp vào nơi có mụn nhọt đang sưng tấy. Ngày đắp 1 – 2 lần sẽ hết đau nhức, chóng khỏi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975 04 03 06