BẤT GIÁC LIÊN

Tên khác

Tên thường gọi: Bất giác liên Còn gọi là Bát giác liên, Độc diệp nhất chi hoa (Cương mục thập di), Độc cước liên, Pha mỏ, Quỷ cừu, Cước diệp, Lá vung nồi, Đa khao, Mã mục đoạt công, Quỷ hữu xuyên bát giác liên, Vân nam bát giác liên (Vân Nam Trung dược tư nguyên danh lục).

Tên tiếng Trung: 小八角莲.

Tên khoa học: Podophyllum tonkinense.

Họ khoa học: Thuộc họ Hoàng liên gai Berberidaceae.

Cây Bất giác liên

Mô tả cây bất giác liên

Bát giác liên

Cỏ nhỏ sống lâu năm, do thân rễ. Cao 30-50cm. Rễ phát triển thành củ mẫm, màu trắng, trong chứa nhiều tinh bột, trên mặt đất có một thân một lá, rất hạn hữu mới thấy trên một thân có hai lá. Hình 4-9 cạnh nhưng phổ biến là 6-9 tùy theo số góc của phiến lá, cuống lá dài 13-18cm. Hoa mọc đơn độc hay từng 4-12 hoa trên một cuống ngắn 3-4cm, 5 lá đài, 5 tràng màu đỏ, 6 nhị. Quả mọng, hình trứng, đường kính 12mm, màu đen, trong chứa nhiều hạt. Mùa hoa quả tháng 3-5.

Phân bố, thu hái và chế biến bất giác liên

Cây bát giác liên mọc phổ biến ở những rừng ẩm thấp vùng núi cao mát như Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu.

Đào củ vào mùa thu đông, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô là được. Có khi dùng tươi.

Thành phần hoá học bất giác liên

Trong loài bất giác liên Dysosma pleiantha Woodson người ta chiết được podophyllotoxin, desoxypodophyllin, astragalin, hyperin, kaempfeitrin

Vị thuốc Bất giác liên

Tính vị: Vị đắng cay, tính ấm.

Công dụng: 

Các bệnh chứng như trị mụn nhọt,lở ngứa.

Tràng nhạc, sưng yết hầu, đòn ngã, dao chém, rắn độc cắn, trừ phong, tiêu viêm giải độc…

Cách dùng và liều lượng:

Hiện nay, ở nước ta ít sử dụng nhưng nơi nào dùng thường chỉ để chữa rắn cắn sưng tấy, áp xe, mụn nhọt. Lấy củ giã nát nuốt lấy nước, bã đắp lên vết rắn cắn, rết cắn. Ngày dùng một củ chừng 8-12g, dùng ngoài không kể liều lượng.

Tham khảo

Theo sách “Vân Nam Trung dược tư nguyên danh lục” thì tại Vân Nam có 3 loài Bát giác liên:

Vân Nam bát giác liên

Tên gọi: Còn gọi là Bát giác liên nhiều hoa

Tên khoa học: Dysosma aurantiocaulis (H,-M)Hu

Bộ phận dùng: rễ và củ.

Tính vị: Ngọt, ấm, có độc.

Công dụng: Tan kết hoạt huyết, tiêu sưng, ngừng đau, giải độc, mát nóng.

Chủ trị: Trị bụng đau, đau toàn thân, độc sưng, rắn cắn bị thương, hoa lịch.

Xuyên bát giác liên

Tên gọi khác: Sơn hà hoa, Ngũ đóa vân

Tên khoa học: Dysosma veitchii (HemsL et wils) Fu ex Ying.

Tính vị: Đắng, cay, bình.

Công dụng:

Mát, nóng, giải độc, hóa đờm, tan kết, trừ ứ, tiêu sưng, trị nhọt sưng đinh sương, loa lịch (hạch) hầu nga, đập đánh tổn thương, rắn cắn bị thương.

Bát giác liên

Còn gọi: Quỷ cữ, Quỷ huyết, Bát giác bàn,đường bà kính, Độc giác liên

Tên khoa học: Dysosma versipellis (HemsL et wils) Fu ex Ying.

Tính vị: Vị đắng, lạnh, có độc nhỏ.

Công dụng:

Mát nóng, giải độc, trừ tiêu ứ sưng, hóa ứ tan kết. Trị nhọt sưng, đinh sương, loa lịch, đánh đập tổn thương, rắn cắn bị thương.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975 04 03 06