Bảo tồn giống nhãn đường phèn quý hiếm và nguồn gen bản địa

Lương y Đinh Thị Song Nga mừng vui khi được mùa nhãn đường phèn.

Mùa nhãn đường phèn khép lại để lại bao nuối tiếc cho những người may mắn được thưởng thức nhãn đường phèn của Đông y Thiên Lương.

Lương y Đinh Thị Song Nga mừng vui khi được mùa nhãn đường phèn.
Lương y Đinh Thị Song Nga mừng vui khi được mùa nhãn đường phèn.

Có rất nhiều bạn quê Hưng Yên mua làm quà biếu để lòng lâng lâng hạnh phúc khi ông bà cha mẹ gật gù trong hoài niệm: “Đây chính là hương vị của nhãn đường phèn cổ Hưng Yên”. Có nhiều bạn mang nhãn ra nước ngoài cho người thân thưởng thức để vơi đi nỗi nhớ quê nhà. Rồi nhãn đường phèn lại đi khắp mọi miền tổ quốc: Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Đắk Nông, TP HCM… Nhãn đường phèn đi tới đâu cũng được hít hà, trân trọng (mặc dù chi phí vận chuyển không hề thấp).

Hình ảnh so sánh nhãn đường phèn (trái) và nhãn hương chi (phải).
Hình ảnh so sánh nhãn đường phèn (trái) và nhãn hương chi (phải).

Tất cả những phản hồi đều vượt qua sự mong đợi của chúng tôi:

– Thơm đúng vị nhãn nhà mình hồi xưa.

– Ngon dã man, nhất trên đời.

– Nhãn rất ngon, ráng giữ giống.

– Cùi dày, hạt nhỏ xíu và ngọt như đường phèn thật.

– Nhãn quý lắm, chị chẳng dám ăn để dành cho bố mẹ.

– Cô ơi có còn nhãn đường phèn không ạ?

– Bao giờ lại có nhãn đường phèn cô ơi?

Những câu hỏi trên cứ làm tôi trăn trở.

Đã bao lâu rồi chúng ta quên đi những giống bản địa, đã bao lâu rồi chúng ta chạy theo năng suất, mẫu mã để rồi bỏ qua những giá trị đích thực: hương vị đậm đà tự nhiên, rau củ quả có hàm lượng dinh dưỡng cao để tạo ra những thực phẩm rỗng không những ít dinh dưỡng mà còn độc hại với con người.

Đã bao lâu rồi chúng ta quên đi những giống bản địa: Tám xoan Xuân Đài, Chuối Ngự, Hồng xiêm Siêu Nghệ, Hồng xiêm Xuân Đỉnh, Khoai sọ Cụ Cang, Nhãn lồng cổ, Nhãn đường phèn, Lạc vỏ nâu 6 tháng…

Hồng xiêm Siêu Nghê - giống bản địa quý cần được bảo tồn.
Hồng xiêm Siêu Nghê – giống bản địa quý cần được bảo tồn.

Đã bao lâu rồi chúng ta lạm dụng phân bón hóa học, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu hóa học tàn sát đất, tàn sát vi sinh vật bản địa, tiêu diệt côn trùng hàng loạt để dịch bệnh tự do hoành hành rồi lại phụ thuộc vào phân bón hóa học, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu.

Chúng ta đừng sợ sản phẩm giá cao không bán được.

Chúng ta đừng sợ giống bản địa năng suất thấp bởi có rất nhiều người sẵn sàng trả giá xứng đáng để được hưởng sản phẩm thực sự ngon và sạch.

Chúng ta đừng sợ khách hàng không nhận thấy giá trị của sản phẩm, chỉ sợ chúng ta không đủ tâm huyết với tâm nguyện làm ra sản phẩm ngon nhất, sạch nhất.

Đời người được bao lâu, thoắt cái “chợt một chiều tóc trắng như vôi” sao không làm sạch nhất, ngon nhất. Biết có kiếp sau để làm lại?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975 04 03 06