Điều trị kinh nguyệt không đều bằng Đông y có hiệu quả không?

Đau bụng do rối loạn kinh nguyệt

Kinh nguyệt không đều (rối loạn kinh nguyệt) là bệnh thường gặp ở phụ nữ. Kinh nguyệt không đều nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây thiếu máu, khả năng mắc các bệnh phụ khoa, vô sinh, ảnh hưởng đến cuộc sống tình dục, nhan sắc của các chị em phụ nữ, thậm chí có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm.

Đông y Thiên Lương xin chia sẻ kinh nghiệm chữa kinh nguyệt không đều bằng Đông y trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

1. Biểu hiện của kinh nguyệt không đều

Rối loạn kinh nguyệt là sự bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, bao gồm các triệu chứng như: đau bụng, tắc kinh, rong kinh, trễ kinh, kinh đến sớm, kinh nguyệt ra ít, chu kỳ kinh không đều, đau thắt lưng khi hành kinh… Những tình trạng này thường rõ ràng và xảy ra trong thời gian hành kinh nên chị em có thể dễ dàng nhận biết được.

  • Kinh nguyệt có màu sắc bất thường: Máu kinh chuyển màu từ đỏ thẫm sang đỏ nâu, thậm chí chuyển màu đen có lẫn cục máu đông, mùi hôi khó chịu…
  • Rong kinh: là tình trạng có thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày, lượng máu kinh ra nhiều, khác với chu kỳ bình thường là 3-5 ngày
  • Vòng kinh không đều: Kinh nguyệt tiết ra không theo quy luật, khoảng cách giữa hai kỳ kinh có thể cách nhau vài tháng mà cũng có khi chỉ vài ngày. Lượng kinh nguyệt có lúc ít nhưng cũng có lúc nhiều.
  • Thiểu kinh, thưa kinh: Chu kỳ kinh nguyệt ở trong khoảng từ 36 ngày đến 6 tháng thì gọi là kinh nguyệt thưa. Thời gian hành kinh ít hơn 3 ngày, dùng rất ít băng vệ sinh hoặc thậm chí không cần dùng thì gọi là kinh nguyệt ít hay thiểu kinh.
  • Chậm kinh: là hiện tượng kinh nguyệt đến chậm trên 7 ngày, thậm chí cả tháng so với chu kỳ trước.
  • Có kinh sớm: Ngày hành kinh đột ngột đến sớm hơn 7 ngày, thậm chí 1 tháng có kinh 2 lần… đều là những biểu hiện của kinh nguyệt đến sớm.
  • Tắc kinh: là tình trạng kinh nguyệt đột nhiên biến mất và không có lại trong thời gian dài.
  • Mất kinh: có 2 dạng là mất kinh nguyên phát và thứ phát. Những trường hợp từ lúc dậy thì đến khi trưởng thành không hề có kinh nguyệt được gọi là mất kinh nguyên phát. Ngược lại mất kinh thứ phát là do một vài nguyên nhân khiến kinh nguyệt không xuất hiện.
  • Đau bụng kinh (thống kinh): là một biểu hiện bình thường xảy ra trước và trong thời gian hành kinh. Tuy nhiên, phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt có thể bị đau bụng dữ dội trước và trong thời gian hành kinh. Những cơn đau kéo dài khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, mặt xanh xao, mất sức… làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
  • Xuất huyết ngoài kỳ kinh: giữa chu kỳ kinh nguyệt có thể xuất hiện Lượng máu kinh, tuy nhiên chúng không ra nhiều và nhanh chóng biến mất.
Đau bụng do kinh nguyệt không đều
                                                Hình ảnh: Đau bụng do kinh nguyệt không đều                           (Nguồn: Internet)

2. Nguyên nhân và cách điều trị kinh nguyệt không đều

 

STT Thể Triệu chứng Bài thuốc Công hiệu
1 Can khí uất kết Kinh đến có lúc sớm, lúc muộn. Lượng kinh ít, kinh đi không thông. Sắc kinh đỏ tía, huyết cục.

Đau bụng trước hoặc đầu lúc hành kinh. Đau từ vùng bụng dưới lan ra ngực sườn. Khi hành kinh vú căng, ngực sườn tức, đau lưng.

Đơn chi tiêu dao tán Sơ Can, lý khí, giải uất
2 Tỳ khí hư Kinh nguyệt không định kỳ, lượng kinh ít. Sắc da vàng xanh, da thịt phù thũng, mệt mỏi, chân tay lạnh thích nằm, chóng mặt, hồi hộp, đoản hơi.

Bụng chướng, miệng nhạt, ăn không ngon, tiêu lỏng

Quy tỳ thang Bổ Tỳ, ích khí, điều kinh.
3 Can Thận âm hư Kinh không định kỳ, lượng kinh ít, kinh xuống nhiều về đêm. Sắc kinh nhợt, trong loãng dẻo.

Sắc mặt xám đen, ù tai, chóng mặt, đau lưng mỏi gối, bụng dưới trệ. Tiểu nhiều lần. Mạch trầm nhược.

Cố âm tiễn Bổ Can Thận, cố kinh
4 Huyết ứ Kinh nguyệt không đều, máu kinh bầm tím, đóng cục

Ngoài ra, phụ nữ sau sinh mắc huyết ứ mặt mày tím tái, chướng bụng, táo bón, đi tiểu nước vàng, lưỡi đỏ…

Bài thuốc 1 Trị chứng huyết ứ thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh nở hoặc người bị hành kinh ứ đọng trong tử cung không thoát ra được
5 Can tỳ bất hòa Kinh nguyệt không đều, ngực sườn trướng đầy đau, hay thở dài, tinh thần ức uất hoặc tâm phiền dễ cáu giận, miệng đắng họng khô, ăn uống sút kém, bụng trướng Định Kinh Thang Thư can, bổ thận, dưỡng huyết, điều kinh
6 Khí hư huyết trệ Kinh nguyệt không đều, nhức mỏi vai gáy, chóng mặt, váng đầu, hoa mắt, miệng khô khát và uống nhiều nước, đại tiện táo. Kim long đơn Bổ khí dưỡng huyết, hành khí hoạt huyết
7 Hư chứng Bế kinh, tắc kinh Bổ thận dưỡng huyết thang Giúp bổ thận điền tinh, dưỡng huyết hành huyết

Làm nguồn huyết sung túc, làm dày nội mạc tử cung, theo đó kinh huyết sẽ có đúng lúc, tức kinh huyết tự đều.

8 Hư hàn Khí huyết không lưu thông, kinh nguyệt ra ít, màu kinh nhợt nhạt hoặc những người thể hàn, cơ thể sợ lạnh, đau bụng, môi nhợt nhạt… Bài thuốc 2 Lưu thông khí huyết, điều hòa lượng máu kinh
9 Hành kinh lúc có lúc không, lúc đau lúc ngừng, Hành kinh ra quá nhiều Tứ vật thang gia vị Giúp phụ nữ dưỡng nhan, bổ huyết, sinh hồng cầu, dưỡng tâm an thần, điều hòa kinh nguyệt
10 Chảy nước trước khi hành kinh Kiện cố thang Bổ cho Tỳ khí, củng cố cho Tỳ huyết, vận hóa được thủy thấp
11 Huyết nhiệt, huyết hư  Những người mắc rối loạn kinh nguyệt do huyết nhiệt với các triệu chứng: kinh đến sớm, lượng kinh nhiều, máu kinh sẫm màu, có khi vón cục mùi hôi tanh. Bài thuốc 3 Hóa ẩm, giúp ổn định khí huyết
12 Hư nhiệt Kinh nguyệt ra sớm, máu kinh ít, màu kinh đỏ au, không vón cục. 

Rất phù hợp với chị em bị khó ngủ, bồn chồn không yên, mặt mày nóng, lưỡi khô, miệng loét…

Bài thuốc 4 Điều hòa kinh nguyệt, tăng cường sức khỏe
13 Rong kinh dài ngày, ra nhiều máu kinh, hay lo âu, suy nghĩ, cơ thể suy nhược. Bài thuốc 5 Bồi bổ khí huyết, dành cho phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt
14 Trước khi hành kinh đại tiện ra huyết Thuận kinh lưỡng an thang Bổ cho Tâm và Thận, điều kinh
15 Chưa cao tuổi đã hết kinh do khí của Tâm, Can, Tỳ bị uất lại mà thành bệnh Ích kinh thang Đại bổ cho Thận thủy, bổ luôn cho khí của 3 tạng
16 Kinh nguyệt chưa tới đã thấy bụng đau, hành kinh vón cục, có màu tím bầm Tuyên uất thông kinh thang Bổ huyết, giải uất, chữa chứng đau bụng trước kỳ hành kinh
17 Sau khi hành kinh là đau bụng dưới Điều can thang Bình Can, điều hòa Can khí, chữa chứng đau bụng trước và sau khi hành kinh
18 Hành kinh tới sau kỳ, ra nhiều Ôn kinh nhiếp huyết thang Đại bổ cho tinh huyết của 3 tạng là thận, tỳ, can
19 Mấy tháng mới hành kinh 1 lần Trợ tiên đơn Kiện tỳ, ích thận. Giải uất, thanh đờm 
20 Tuổi đã cao mà lại thấy hành kinh trở lại An lão thang Bổ cho khí của tạng Can và tạng Tỳ. Khí đã đủ thì tự nhiên sinh huyết mà nhiếp được huyết
21 Trước khi hành kinh bụng đau, nôn ra máu Thuận khí thang Bổ thận, điều kinh
22 Sắp tới kỳ hành kinh là đau bụng dưới  Ôn tề hóa thấp thang Điều hòa kinh nguyệt, chữa chứng đau bụng trước kỳ kinh

 

3. Thành phần các bài thuốc

  • Bài Đơn chi tiêu dao tán

Nguyên liệu: sài hồ 10g, mẫu đơn bì 10g, chi tử 10g, cam thảo (chích) 10g, đương quy 12g, bạch thược 12g, phục linh 12g, bạch truật (sao) 12g. Người có kinh quá nhiều thêm sinh địa 12g; khi chu kỳ kéo dài thêm thục địa 12g.

  • Bài Quy tỳ thang

Nguyên liệu: phục linh 8g, đương quy 4g; bạch truật, hoàng kỳ, nhân sâm, long nhãn mỗi vị 10g; hắc táo nhân 4g, viễn chí 4g, mộc hương 2g, cam thảo (chích) 2g, nhục quế 2g.

  • Bài Cố âm tiễn 

Nguyên liệu: nhân sâm, thỏ ty tử, thục địa, hoài sơn, sơn thù, viễn chí, ngũ vị tử, chích thảo.

  • Bài Định Kinh Thang

Nguyên liệu:  Bạch thược 30g, Đương quy 30g, Hoài sơn 16g, Kinh giới tuệ 6g, Phục linh 10g, Sài hồ 16g, Thỏ ty tử 30g, Thục địa 16g

Cách dùng: sắc uống.

  • Bài thuốc 1

Nguyên liệu gồm: Sinh địa 12g, Ích mẫu 16g, Xuyên khung 8g, Đào nhân 8g, Kê huyết đằng 16g, Uất kim 8g

Cách dùng: Sắc uống ngày một thang, uống 5 – 10 thang.

  • Bài thuốc 2

Nguyên liệu: Thục địa 12g, Xương hồ 8g, Xuyên khung 10g, Đảng sâm 12g, Can khương 8g, Hà thủ ô 10g, Ngải cứu 12g

Liều dùng: Sắc uống ngày một thang, uống 5 – 10 thang.

  • Bài thuốc 3

Nguyên liệu gồm: Sinh địa 12g, Hoàng cầm 12g, Xích thược 12g, Bạch môn đông 12g, Đan bì 2g, Thạch hộc 10g, Bạch linh 2g.

Cách dùng: Sắc uống 1 thang trước kỳ kinh 7 ngày sẽ có hiệu quả.

  • Bài thuốc 4

Nguyên liệu gồm: Sinh địa 40g, A giao 12g, Huyền sâm 40g, Địa cốt bì 12g, Bạch thược 20g, Mạch môn 20g.

Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày một thang, uống liên tục 5 – 10 thang để điều hòa kinh nguyệt.

  • Bài thuốc 5

Nguyên liệu gồm: Đương quy (phơi khô và tẩm rượu), Đẳng sâm, Bạch thược, Bạch truật, Thục địa, Bạch linh mỗi vị 12g, Xuyên khung 6 – 8g, Chích thảo 2 – 4g, Sinh khương 2 – 3 lát, Đại táo 2 quả

Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

  • Bài Kim long đơn

Nguyên liệu: hồng sâm 100g, đương quy 125g, hoàng kỳ 250g, đảng sâm 125g, đan sâm 250g, ích mẫu 250g, hương phụ 250g, diên hồ sách 100g, địa du 250g.

Cách dùng: đương quy, đảng sâm, diên hồ sách cùng rửa sạch sấy khô, tán bột mịn sử dụng sau. Các vị thuốc còn lại thêm lượng nước gấp 8 lần để sắc 3 lần, mỗi lần 1 giờ, gạn lọc, lấy ba nước hòa lại, rồi cô thành dạng cao với nhiệt độ thấp, trộn vào bột thuốc nêu trên, sấy khô với 80oC, chế thành 1.000 viên, tiệt trùng bao gói thì hoàn tất. Người kinh nguyệt không đều, mỗi lần uống 6 viên, ngày 3 lần, 1,5 tháng là 1 liệu trình. Người đau bụng kinh mỗi lần uống 12 viên, ngày 3 lần, 1 tháng là 1 liệu trình, uống với nước ấm. 

  • Bài Bổ thận dưỡng huyết thang

Nguyên liệu: hoàng kỳ 30g, thục địa 30g, đương quy 30g, hà thủ ô 20g, nữ trinh tử 15g, hạn liên thảo 15g, đan sâm 15g, kê huyết đằng 30g, thỏ ty tử 10g. 

Gia giảm: 

Người thận dương hư thêm ba kích 10g, dâm dương hoắc 10g, nhục thung dung 10g, phúc bồn tử 10g. 

Người béo phì, đàm nhiều, huyết trắng nhiều thêm thương truật 15g, bán hạ 10g, trần bì 10g, phục linh 15g, triết bối mẫu 10g, người can khí bất thư thêm sài hồ 10g, uất kim 10g, hương phụ 10g. 

Người có huyết ứ (máu bầm) thêm đào nhân 10g, hồng hoa 10g. 

Cách dùng: ngày 1 thang, sắc 2 lần, hòa 2 nước, chia uống sáng và tối.

  • Bài Tứ vật thang gia vị

Nguyên liệu: Xuyên khung 12g, xuyên quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 12g, hương phụ 8g, ích mẫu 8g, đào nhân (dùng lượng ít) 4g, hồng hoa (dùng lượng ít) 4g.

Khi gặp chứng huyết khô, huyết ít mà kinh nguyệt không đều thì gia thêm: Sa sâm 16g, hoàng kỳ 12g.

Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

  • Bài Kiện cố thang

Nguyên liệu: nhân sâm, bạch phục linh, bạch truật (tẩm Hoàng thổ sao), ba kích (tẩm nước muối), ý dĩ nhân (sao). Đổ nước, sắc uống.

Thuận kinh lưỡng an thang

Nguyên liệu: đương quy, bạch thược, đại thục địa, sơn thù nhục, nhân sâm, bạch truật, mạch môn đông, kinh giới tuệ, ba kích nhục, thăng ma. Đổ nước, sắc uống.

  • Bài Ích kinh thang

Nguyên liệu: đại thục địa, bạch truật, sơn được, đương quy, bạch thược, táo nhân, mẫu đơn bì, sa sâm, sài hồ, đỗ trọng, nhân sâm. Đổ nước, sắc uống.

  • Bài Tuyên uất thông kinh thang

Nguyên liệu: đương quy, bạch thược, mẫu đơn bì, sơn chi tử, bạch giới tử, sài hồ, hương phụ, xuyên uất kim, hoàng cầm, cam thảo. Đổ nước, sắc uống.

  • Bài Điều can thang

Nguyên liệu: sơn dược, a giao, đương quy, bạch thược, sơn thù nhục, ba kích, cam thảo. Đổ nước, sắc uống.

  • Bài Ôn kinh nhiếp huyết thang

Nguyên liệu: đại thục địa, bạch thược, xuyên khung, bạch truật, sài hồ, ngũ vị tử, nhục quế, tục đoạn. Đổ nước sắc uống.

  • Bài Trợ tiên đơn

Nguyên liệu: bạch phục linh, trần bì, bạch truật, bạch thược, sơn dược, thỏ ty tử, đỗ trọng, cam thảo. Đổ nước sắc uống.

  • Bài An lão thang

Nguyên liệu: nhân sâm, hoàng kỳ, đại thục địa, bạch truật, đương quy, sơn thù nhục, a giao, hắc kinh giới tuệ, hương phụ, cam thảo, mộc nhĩ. Đổ nước, sắc uống.

  • Bài Thuận khí thang

Nguyên liệu: đương quy, bạch thược, mẫu đơn bì, đại thục địa, bạch phục linh, sa sâm, kinh giới tuệ. Đổ nước, sắc uống.

  • Bài Ôn tề hóa thấp thang

Nguyên liệu: bạch truật, bạch phục linh, sơn dược, ba kích nhục, bạch biển đậu, bạch quả, hạt sen. Đổ nước, sắc uống.

4. Các lưu ý khi chữa kinh nguyệt không đều bằng thuốc Đông y

  • Tránh làm việc quá sức, gây mệt mỏi trong nhiều giờ
  • Cần phải biết điều hòa các mối quan hệ trong cuộc sống, thường xuyên trò chuyện chia sẻ với người thân, bạn bè để giải tỏa những khó khăn, căng thẳng trong cuộc sống.
  • Chế độ dinh dưỡng cần đầy đủ và cân bằng các vị: cay, chua, mặn, đắng, ngọt. Khuyến khích trên mâm cơm cần đủ ngũ sắc bao gồm màu trắng, xanh, vàng, đỏ, đen. Theo quan niệm của Đông y, khi thực phẩm đầy đủ ngũ vị và ngũ sắc thì tự khắc khí huyết lưu thông.
  • Phải uống thuốc đúng giờ, đúng theo liều lượng thầy thuốc đã kê đơn.
  • Khi đang uống những bài thuốc Đông y trên bạn tuyệt đối không tự ý dùng thêm thuốc Tây y bên ngoài

           Đông y chữa kinh nguyệt không đều luôn được các chị em ưa chuộng vì độ lành tính, vừa tiết kiệm chi phí lại còn dễ thực hiện. Để việc chữa bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất các chị em cũng cần được chẩn trị bởi thầy thuốc uy tín, có kinh nghiệm.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0975 04 03 06